Tên lửa SS-21 SCARAB (Tochka) thời Liên Xô là xương sống của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật Ukraine từ đầu. Tên lửa này từng đánh chìm tàu đổ bộ Saratov vào tháng 3/2022, lập nên chiến công lớn đầu tiên trong cuộc xung đột. Ảnh: Milinfo.Tupolev Tu-143 'Reys' là máy bay không người lái trinh sát chạy bằng động cơ phản lực thời Liên Xô vẫn được Quân đội Ukraine nắm giữ. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra đầu năm 2022, Tupolev Tu-143 'Reys' đã được vũ khí hóa và được sử dụng như một tên lửa hành trình. Tu-141 'Strizh' cũng được vũ khí hóa theo cách tương tự. Ảnh: Rustoper.Ukraine đã bắn một số tên lửa đất đối không SA-5 GAMMON ('S-200') thời Liên Xô cũ trong vai trò là tên lửa đất đối đất. Tuy nhiên, tên lửa này độ chính xác lại không cao, nên Ukraine chỉ sử dụng khi kho tên lửa của nước này cạn kiệt.R-360 Neptune là tên lửa chống hạm cận âm do Ukraine phát triển dựa trên tên lửa Kh-35 của Liên Xô. Vào ngày 13/4/2022, hai tên lửa Neptune đã bắn trúng tàu chiến chủ lực của Hạm đội Biển Đen (BSF) của Nga.Ngày 17/6/2022, Ukraine đã đánh chìm tàu Spasatel Vasily Bekh bằng hai tên lửa RGM-84 Harpoon. Đây là một phần trong chuỗi sự kiện dẫn đến việc Nga từ bỏ đảo Rắn. Các tên lửa phóng từ mặt đất có thể là một phần của lô hàng ban đầu do Đan Mạch tài trợ. Ảnh: Maxswell.Tên lửa chống bức xạ được thiết kế để vô hiệu hóa radar của đối phương, AGM-88 HARM đã được cung cấp cho Ukraine từ mùa hè năm 2022. Vì được tích hợp vào máy bay thời Liên Xô (trên ảnh là Mig-29) nên tên lửa này được cho là chỉ có thể bắn ở chế độ cơ bản. Ảnh: Kossack.HIMARS, một trong những tên lửa nổi tiếng nhất trong cuộc xung đột, được Mỹ hỗ trợ cho Ukraine. Tên lửa trên thực tế là M-31 GLMRS (Hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển). Chúng cũng có thể được bắn bằng xe M270 MLRS có bánh xích của Ukraine. Ảnh: Warzone.Storm Shadow (được gọi là SCALP-EG theo tên tiếng Pháp) là tên lửa hành trình không đối đất. Nó được phát triển chung bởi Anh và Pháp và được sản xuất bởi MBDA. Vương quốc Anh sau đó đã hỗ trợ cho Ukraine từ tháng 5/2023. Ảnh: Britishfallen.Sau thành công của tên lửa M-31 GMLRS (HIMAS), sau đó là Storm Shadow tầm xa hơn của Anh và Pháp, Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa ATACMS vào mùa thu năm 2023. Mặc dù các tên lửa được cung cấp cho Ukraine là các mẫu cũ, nhưng nó vẫn có cự ly lớn hơn 2 loại trước. Ảnh: Sputnik.Ukraine nhận được từ Pháp tên lửa Hammer - AASM (Armement Air-Sol Modulaire), họ gắn lên Su 27 và Mig 29. Vũ khí này về cơ bản là một quả bom dẫn đường 250kg với một động cơ tên lửa nhỏ để mở rộng phạm vi lên khoảng 70km. Ảnh: War Birdcrew.Tên lửa AGM-154 (JSOW) thực chất cũng là bom lượn dẫn đường bằng GPS/INS (hệ thống dẫn đường quán tính) có tầm hoạt động 74 km. Ngày 26/9/2024, các nước phương Tây xác nhận đã cung cấp cho Ukraine tên lửa AGM-154 để sử dụng cùng máy bay F-16. Ảnh: AmeriacanXpress.
Cùng với sự hỗ trợ của các nước phương Tây, nhiều nhất là các nước thuộc NATO, hiện tại Ukraine đang sở hữu khoảng 16 loại tên lửa khác nhau. Từ các nguồn công khai, có thể thấy chúng rất đa dạng về công nghệ, tầm bắn cũng như cách thức triển khai. Ảnh: HI Sutton.
Tên lửa SS-21 SCARAB (Tochka) thời Liên Xô là xương sống của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến thuật Ukraine từ đầu. Tên lửa này từng đánh chìm tàu đổ bộ Saratov vào tháng 3/2022, lập nên chiến công lớn đầu tiên trong cuộc xung đột. Ảnh: Milinfo.
Tupolev Tu-143 'Reys' là máy bay không người lái trinh sát chạy bằng động cơ phản lực thời Liên Xô vẫn được Quân đội Ukraine nắm giữ. Kể từ khi cuộc xung đột nổ ra đầu năm 2022, Tupolev Tu-143 'Reys' đã được vũ khí hóa và được sử dụng như một tên lửa hành trình. Tu-141 'Strizh' cũng được vũ khí hóa theo cách tương tự. Ảnh: Rustoper.
Ukraine đã bắn một số tên lửa đất đối không SA-5 GAMMON ('S-200') thời Liên Xô cũ trong vai trò là tên lửa đất đối đất. Tuy nhiên, tên lửa này độ chính xác lại không cao, nên Ukraine chỉ sử dụng khi kho tên lửa của nước này cạn kiệt.
R-360 Neptune là tên lửa chống hạm cận âm do Ukraine phát triển dựa trên tên lửa Kh-35 của Liên Xô. Vào ngày 13/4/2022, hai tên lửa Neptune đã bắn trúng tàu chiến chủ lực của Hạm đội Biển Đen (BSF) của Nga.
Ngày 17/6/2022, Ukraine đã đánh chìm tàu Spasatel Vasily Bekh bằng hai tên lửa RGM-84 Harpoon. Đây là một phần trong chuỗi sự kiện dẫn đến việc Nga từ bỏ đảo Rắn. Các tên lửa phóng từ mặt đất có thể là một phần của lô hàng ban đầu do Đan Mạch tài trợ. Ảnh: Maxswell.
Tên lửa chống bức xạ được thiết kế để vô hiệu hóa radar của đối phương, AGM-88 HARM đã được cung cấp cho Ukraine từ mùa hè năm 2022. Vì được tích hợp vào máy bay thời Liên Xô (trên ảnh là Mig-29) nên tên lửa này được cho là chỉ có thể bắn ở chế độ cơ bản. Ảnh: Kossack.
HIMARS, một trong những tên lửa nổi tiếng nhất trong cuộc xung đột, được Mỹ hỗ trợ cho Ukraine. Tên lửa trên thực tế là M-31 GLMRS (Hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển). Chúng cũng có thể được bắn bằng xe M270 MLRS có bánh xích của Ukraine. Ảnh: Warzone.
Storm Shadow (được gọi là SCALP-EG theo tên tiếng Pháp) là tên lửa hành trình không đối đất. Nó được phát triển chung bởi Anh và Pháp và được sản xuất bởi MBDA. Vương quốc Anh sau đó đã hỗ trợ cho Ukraine từ tháng 5/2023. Ảnh: Britishfallen.
Sau thành công của tên lửa M-31 GMLRS (HIMAS), sau đó là Storm Shadow tầm xa hơn của Anh và Pháp, Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa ATACMS vào mùa thu năm 2023. Mặc dù các tên lửa được cung cấp cho Ukraine là các mẫu cũ, nhưng nó vẫn có cự ly lớn hơn 2 loại trước. Ảnh: Sputnik.
Ukraine nhận được từ Pháp tên lửa Hammer - AASM (Armement Air-Sol Modulaire), họ gắn lên Su 27 và Mig 29. Vũ khí này về cơ bản là một quả bom dẫn đường 250kg với một động cơ tên lửa nhỏ để mở rộng phạm vi lên khoảng 70km. Ảnh: War Birdcrew.
Tên lửa AGM-154 (JSOW) thực chất cũng là bom lượn dẫn đường bằng GPS/INS (hệ thống dẫn đường quán tính) có tầm hoạt động 74 km. Ngày 26/9/2024, các nước phương Tây xác nhận đã cung cấp cho Ukraine tên lửa AGM-154 để sử dụng cùng máy bay F-16. Ảnh: AmeriacanXpress.
Cùng với sự hỗ trợ của các nước phương Tây, nhiều nhất là các nước thuộc NATO, hiện tại Ukraine đang sở hữu khoảng 16 loại tên lửa khác nhau. Từ các nguồn công khai, có thể thấy chúng rất đa dạng về công nghệ, tầm bắn cũng như cách thức triển khai. Ảnh: HI Sutton.