Thống đốc vùng Kharkiv Igor Terekhov đã gọi tên lửa Grom là "vũ khí không điển hình" sau khi khu vực chịu trách nhiệm của ông bị Nga liên tục tấn công bằng vũ khí nói trên.Giới chuyên gia quân sự cho rằng Grom - trong thiết kế của nó - là một dạng kết hợp giữa tên lửa và bom dẫn đường, khiến nó được gọi là "tên lửa lai", và đây chính là yếu tố khiến vũ khí này trở nên "không điển hình".Tuy vậy thực chất nhận định trên không hoàn toàn đúng, bởi có hai phiên bản Grom, một là tên lửa Kh-38 Grom-E1, trong khi mẫu còn lại là bom lượn Grom-E2.Vũ khí này lần đầu tiên được giới thiệu cách đây gần 10 năm, tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015, mặc dù vậy trong nhiều năm tiếp theo nó vẫn chỉ tồn tại ở dạng mô hình trình diễn.Nhưng hiện tại, Lực lượng Hàng không vũ trụ và Hải quân Nga đã đưa tên lửa dẫn đường Grom-E1 và bom lượn có độ chính xác cao Grom-E2 vào thành phần trực chiến, điều này gây ra bất ngờ không nhỏ cho giới quan sát.Grom-E2 có sức công phá lớn hơn do được lắp thêm đầu đạn phân mảnh sức nổ cao thay cho động cơ tên lửa. Khối lượng đầu đạn của Grom-E1 là 315 kg trong khi con số này ở Grom-E2 lên tới 480 kg. Thiết kế module của chúng đều dựa trên tên lửa tầm ngắn Kh-38.Tên lửa Kh-38 ban đầu được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, mặc dù vậy rất nhanh sau khi đánh giá được tiềm năng của vũ khí mới, phạm vi nhiệm vụ của nó đã được mở rộng.Các phiên bản mới nhất của Grom-E1 và Grom-E2 có khả năng tấn công không chỉ tàu chiến cả mục tiêu mặt đất, bao gồm công trình kiên cố và xe bọc thép, ngay cả đối tượng đang di chuyển.Điều đáng chú ý nữa là tùy thuộc vào tình hình chiến trường và mục tiêu đã chọn, bom hoặc tên lửa sẽ được trang bị không chỉ hệ thống dẫn đường mà còn cả đầu đạn khác nhau, tăng tính linh hoạt khi tác chiến.Các dòng tên lửa/bom lượn Grom-E1/E2 có thể trang bị cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34, tiêm kích đa năng Su-35 và cả chiến đấu cơ tàng hình Su-57 thế hệ thứ năm.Không chỉ có vậy, tên lửa Kh-38 Grom-E1 còn có thể bắn từ trực thăng tấn công Ka-52, tại Diễn đàn Army-2024, tên lửa Kh-38ML lần đầu tiên được trình diễn trong kho vũ khí của chiếc Alligator."Tên lửa lai" Kh-38 có dạng module, cơ chế dẫn đường của tất cả các phiên bản bao gồm kết hợp giữa điều khiển theo quán tính trên quỹ đạo đầu tiên, sau đó dùng đầu dò dẫn đường trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu.Hiện tại Nga đã tạo ra nhiều phiên bản Grom-E1 bao gồm: Kh-38ML sử dụng đầu dò laser, Kh-38MK được dẫn đường vệ tinh GLONASS, Kh-38MT trang bị đầu dò ảnh nhiệt và Kh-38MA sử dụng radar chủ động.Các loại đầu đạn nổ mạnh, đạn cháy, đạn chùm và cả nhiệt áp sẽ làm tăng hiệu quả tác động lên mục tiêu. Việc kích nổ được thực hiện ở độ cao 6 - 12 mét thông qua cảm biến Grom-D tích hợp sẵn.Tùy thuộc vào độ cao phóng, tầm bay tối đa của tên lửa Grom-E1 đạt tới 120 km, đối với bom lượn Grom-E2, cự ly này là 65 km, cho phép máy bay nằm ngoài tầm với của hầu hết các hệ thống phòng không tầm trung.Tốc độ bay của cả tên lửa và bom lượn gần như nhau - khoảng 300 m/s. Hệ thống dẫn đường cung cấp khả năng chống chịu cao trước các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.Một cách được đề xuất để vô hiệu hóa hệ thống vũ khí trên đó là phá hủy nó bằng hệ thống phòng không, tuy nhiên điều này gần như bất khả thi bởi tên lửa có khả năng tàng hình khá tốt.Cách thứ hai là phải đánh chặn máy bay mang Grom-E1/E2 từ cự ly đủ xa, đây có lẽ sẽ trở thành hướng đi mà Ukraine đẩy mạnh sau khi họ làm chủ hoàn toàn việc sử dụng tiêm kích F-16.
Thống đốc vùng Kharkiv Igor Terekhov đã gọi tên lửa Grom là "vũ khí không điển hình" sau khi khu vực chịu trách nhiệm của ông bị Nga liên tục tấn công bằng vũ khí nói trên.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng Grom - trong thiết kế của nó - là một dạng kết hợp giữa tên lửa và bom dẫn đường, khiến nó được gọi là "tên lửa lai", và đây chính là yếu tố khiến vũ khí này trở nên "không điển hình".
Tuy vậy thực chất nhận định trên không hoàn toàn đúng, bởi có hai phiên bản Grom, một là tên lửa Kh-38 Grom-E1, trong khi mẫu còn lại là bom lượn Grom-E2.
Vũ khí này lần đầu tiên được giới thiệu cách đây gần 10 năm, tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015, mặc dù vậy trong nhiều năm tiếp theo nó vẫn chỉ tồn tại ở dạng mô hình trình diễn.
Nhưng hiện tại, Lực lượng Hàng không vũ trụ và Hải quân Nga đã đưa tên lửa dẫn đường Grom-E1 và bom lượn có độ chính xác cao Grom-E2 vào thành phần trực chiến, điều này gây ra bất ngờ không nhỏ cho giới quan sát.
Grom-E2 có sức công phá lớn hơn do được lắp thêm đầu đạn phân mảnh sức nổ cao thay cho động cơ tên lửa. Khối lượng đầu đạn của Grom-E1 là 315 kg trong khi con số này ở Grom-E2 lên tới 480 kg. Thiết kế module của chúng đều dựa trên tên lửa tầm ngắn Kh-38.
Tên lửa Kh-38 ban đầu được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, mặc dù vậy rất nhanh sau khi đánh giá được tiềm năng của vũ khí mới, phạm vi nhiệm vụ của nó đã được mở rộng.
Các phiên bản mới nhất của Grom-E1 và Grom-E2 có khả năng tấn công không chỉ tàu chiến cả mục tiêu mặt đất, bao gồm công trình kiên cố và xe bọc thép, ngay cả đối tượng đang di chuyển.
Điều đáng chú ý nữa là tùy thuộc vào tình hình chiến trường và mục tiêu đã chọn, bom hoặc tên lửa sẽ được trang bị không chỉ hệ thống dẫn đường mà còn cả đầu đạn khác nhau, tăng tính linh hoạt khi tác chiến.
Các dòng tên lửa/bom lượn Grom-E1/E2 có thể trang bị cho máy bay ném bom tiền tuyến Su-34, tiêm kích đa năng Su-35 và cả chiến đấu cơ tàng hình Su-57 thế hệ thứ năm.
Không chỉ có vậy, tên lửa Kh-38 Grom-E1 còn có thể bắn từ trực thăng tấn công Ka-52, tại Diễn đàn Army-2024, tên lửa Kh-38ML lần đầu tiên được trình diễn trong kho vũ khí của chiếc Alligator.
"Tên lửa lai" Kh-38 có dạng module, cơ chế dẫn đường của tất cả các phiên bản bao gồm kết hợp giữa điều khiển theo quán tính trên quỹ đạo đầu tiên, sau đó dùng đầu dò dẫn đường trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu.
Hiện tại Nga đã tạo ra nhiều phiên bản Grom-E1 bao gồm: Kh-38ML sử dụng đầu dò laser, Kh-38MK được dẫn đường vệ tinh GLONASS, Kh-38MT trang bị đầu dò ảnh nhiệt và Kh-38MA sử dụng radar chủ động.
Các loại đầu đạn nổ mạnh, đạn cháy, đạn chùm và cả nhiệt áp sẽ làm tăng hiệu quả tác động lên mục tiêu. Việc kích nổ được thực hiện ở độ cao 6 - 12 mét thông qua cảm biến Grom-D tích hợp sẵn.
Tùy thuộc vào độ cao phóng, tầm bay tối đa của tên lửa Grom-E1 đạt tới 120 km, đối với bom lượn Grom-E2, cự ly này là 65 km, cho phép máy bay nằm ngoài tầm với của hầu hết các hệ thống phòng không tầm trung.
Tốc độ bay của cả tên lửa và bom lượn gần như nhau - khoảng 300 m/s. Hệ thống dẫn đường cung cấp khả năng chống chịu cao trước các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.
Một cách được đề xuất để vô hiệu hóa hệ thống vũ khí trên đó là phá hủy nó bằng hệ thống phòng không, tuy nhiên điều này gần như bất khả thi bởi tên lửa có khả năng tàng hình khá tốt.
Cách thứ hai là phải đánh chặn máy bay mang Grom-E1/E2 từ cự ly đủ xa, đây có lẽ sẽ trở thành hướng đi mà Ukraine đẩy mạnh sau khi họ làm chủ hoàn toàn việc sử dụng tiêm kích F-16.