Nga sẽ tiếp tục cuộc chiến tiêu hao với Ukraine: Kể từ tháng 4/2022, Nga đã tiến hành một cuộc xung đột mang tính tiêu hao, thay vì tràn ngập lãnh thổ Ukraine từ nhiều hướng nhanh chóng như dự kiến. Moscow hiện đang trông chờ vào việc Kiev sẽ cạn nguồn lực nhanh hơn, so với cuộc chiến diễn ra ác liệt, nhưng tốc độ chậm chạp ở miền đông Ukraine.Moscow hy vọng Ukraine cuối cùng sẽ tự nguyện từ bỏ, hoặc kiệt quệ trước một cuộc xung đột dài bất tận. Các nhà hoạch định chính sách Nga hiện đang dựa vào chiến tranh thông tin và thu hẹp nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, để làm suy yếu viện trợ quốc tế cho Ukraine. Trong con mắt của Điện Kremlin, chiến lược này có thể thành công và người Nga có thể sẽ tiếp tục làm như vậy.Trong khi quân đội Nga vẫn chưa giành được ưu thế rõ rệt trên chiến trường, thì ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Ngay cả với các biện pháp trừng phạt không thể “kinh khủng” hơn của phương Tây, thì việc sản xuất tên lửa của Nga vẫn tăng.Mặc dù Nga không thể tăng cường việc sản xuất các hệ thống vũ khí tiên tiến đắt tiền, nhưng nước này đã đi đúng hướng để sản xuất các hệ thống vũ khí thông thường. Bất chấp những dự đoán về tình trạng thiếu đạn dược, các cuộc pháo kích của Nga vào các vị trí của Ukraine vẫn tương đối ổn định kể từ tháng 10/2022. Ngoài ra, ngành công nghiệp xe tăng Nga hiện đang sản xuất 200 đến 250 xe tăng T-72B3 và T-90M mới mỗi năm. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều xe tăng T-90M xuất hiện trên chiến trường. Vì vậy, nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục tấn công cho đến đầu mùa hè; khi đó, hiệu quả chiến đấu của họ rất có thể lại giảm xuống. Vì vậy, Moscow sẽ phải huy động một lần nữa, trước khi kết thúc mùa đông này để sau đó giữ vững mặt trận mở rộng. Khi đó, thế trận đuối sức của Nga sẽ rất dễ bị Ukraine phản công, giống như tình thế năm 2022.Còn với Ukraine, trong nửa đầu năm 2023, Ukraine sẽ chịu nhiều áp lực trong việc chống lại cuộc tấn công mới của Nga. Một cuộc phản công quy mô lớn của phía Ukraine khó có thể xảy ra, do lực lượng vũ trang nước này thiếu phương tiện để tiến hành một cuộc tấn công trực diện vào quân đội Nga, đặc biệt là xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và xe tăng. Phía Ukraine hiện hầu như không thể làm suy yếu quân Nga thông qua hỏa lực gián tiếp như pháo và rocket; sau đó điều quân trang bị hạng nhẹ tấn công. Tuy nhiên, nếu nguồn cung phương tiện chiến đấu hạng nặng (tức là xe tăng và xe chiến đấu bộ binh) từ phương Tây được tăng cường, Ukraine có thể sẽ mở cuộc phản công vào nửa cuối năm.Hạn chế lớn nhất mà Ukraine phải đối mặt là tổn thất ngày càng tăng, Ukraine cần phải mua vũ khí hạng nặng như xe tăng. Phụ tùng thay thế và đạn dược cho nhiều hệ thống vũ khí thời Liên Xô ngày càng khan hiếm. Vấn đề cung ứng cho Ukraine, hiện phụ thuộc vào việc các quốc gia không thuộc phương Tây, có sẵn sàng bán kho dự trữ của họ hay không?Những nguồn vũ khí cung cấp cho Ukraine sẽ trở lên khan hiếm, khi xung đột tiếp tục kéo dài, nhưng việc dự báo nguồn cung là đặc biệt khó khăn. Hội nghị Ramstein vào ngày 20/1 vừa qua, đã phá vỡ điều cấm kỵ của NATO, về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia không nằm trong khối. Nhưng số lượng vũ khí phương Tây, được các quốc gia cam kết ủng hộ Ukraine vẫn còn ít. Số vũ khí này sẽ chỉ có tác động đến cục diện cuộc xung đột, nếu số lượng giao hàng tăng lên trong thời gian còn lại của năm 2023. Nên nhớ xe tăng và xe bọc thép chở quân, có tỷ lệ tiêu hao trên chiến trường cao hơn so với hệ thống pháo binh và phòng không. Như Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã tuyên bố; rất khó có khả năng Ukraine sẽ đẩy lùi quân Nga ra khỏi lãnh thổ trong năm nay.Một dự đoán cho rằng, Ukraine đã gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng cho Nga, kéo theo đó là bộ máy quân sự của Moscow xuống cấp nghiêm trọng, phía Nga có huy động thêm nữa cũng không đủ để giành lại thế chủ động. Sự hiện diện quân sự của Nga ở trên lãnh thổ Ukraine sẽ gặp nguy hiểm thực sự.Một dự đoán khác là Nga buộc Ukraine phải rút lui ở vùng Donbass, từ đó làm suy yếu tiềm lực quân sự của Ukraine và khiến tinh thần của quân đội Ukraine bị tổn hại nghiêm trọng. Với việc phương Tây giao vũ khí ngày càng chậm và chủ yếu mang tính biểu tượng, người Ukraine sẽ ít có khả năng thu hồi những khu vực bị quân đội Nga tràn ngập trước đó. Giả sử Nga vẫn sẽ chịu những tổn thất choáng váng, Moskva sẽ quyết tâm bằng tất cả nguồn lực họ có (trừ vũ khí hạt nhân), và không loại trừ khả năng, quân đội Nga sẽ sa lầy hàng chục năm như Liên Xô ở Afghanistan hồi thập niên 80, hay Mỹ ở Iraq hồi đầu những năm 2000.Nhưng giao tranh có thể tạm lắng khi cả hai bên cần củng cố lại lực lượng và tiếp tế. Nhưng đó chỉ là một sự tạm dừng, chứ không phải là kết thúc của cuộc xung đột. Liên minh phương Tây có khả năng vẫn bị chia rẽ về cách cuộc xung đột này sẽ kết thúc, chiến lược nào sẽ được theo đuổi trong tương lai và ưu tiên viện trợ nào là khả thi...
Nga sẽ tiếp tục cuộc chiến tiêu hao với Ukraine: Kể từ tháng 4/2022, Nga đã tiến hành một cuộc xung đột mang tính tiêu hao, thay vì tràn ngập lãnh thổ Ukraine từ nhiều hướng nhanh chóng như dự kiến. Moscow hiện đang trông chờ vào việc Kiev sẽ cạn nguồn lực nhanh hơn, so với cuộc chiến diễn ra ác liệt, nhưng tốc độ chậm chạp ở miền đông Ukraine.
Moscow hy vọng Ukraine cuối cùng sẽ tự nguyện từ bỏ, hoặc kiệt quệ trước một cuộc xung đột dài bất tận. Các nhà hoạch định chính sách Nga hiện đang dựa vào chiến tranh thông tin và thu hẹp nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, để làm suy yếu viện trợ quốc tế cho Ukraine. Trong con mắt của Điện Kremlin, chiến lược này có thể thành công và người Nga có thể sẽ tiếp tục làm như vậy.
Trong khi quân đội Nga vẫn chưa giành được ưu thế rõ rệt trên chiến trường, thì ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Ngay cả với các biện pháp trừng phạt không thể “kinh khủng” hơn của phương Tây, thì việc sản xuất tên lửa của Nga vẫn tăng.
Mặc dù Nga không thể tăng cường việc sản xuất các hệ thống vũ khí tiên tiến đắt tiền, nhưng nước này đã đi đúng hướng để sản xuất các hệ thống vũ khí thông thường. Bất chấp những dự đoán về tình trạng thiếu đạn dược, các cuộc pháo kích của Nga vào các vị trí của Ukraine vẫn tương đối ổn định kể từ tháng 10/2022.
Ngoài ra, ngành công nghiệp xe tăng Nga hiện đang sản xuất 200 đến 250 xe tăng T-72B3 và T-90M mới mỗi năm. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều xe tăng T-90M xuất hiện trên chiến trường. Vì vậy, nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục tấn công cho đến đầu mùa hè; khi đó, hiệu quả chiến đấu của họ rất có thể lại giảm xuống.
Vì vậy, Moscow sẽ phải huy động một lần nữa, trước khi kết thúc mùa đông này để sau đó giữ vững mặt trận mở rộng. Khi đó, thế trận đuối sức của Nga sẽ rất dễ bị Ukraine phản công, giống như tình thế năm 2022.
Còn với Ukraine, trong nửa đầu năm 2023, Ukraine sẽ chịu nhiều áp lực trong việc chống lại cuộc tấn công mới của Nga. Một cuộc phản công quy mô lớn của phía Ukraine khó có thể xảy ra, do lực lượng vũ trang nước này thiếu phương tiện để tiến hành một cuộc tấn công trực diện vào quân đội Nga, đặc biệt là xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và xe tăng.
Phía Ukraine hiện hầu như không thể làm suy yếu quân Nga thông qua hỏa lực gián tiếp như pháo và rocket; sau đó điều quân trang bị hạng nhẹ tấn công. Tuy nhiên, nếu nguồn cung phương tiện chiến đấu hạng nặng (tức là xe tăng và xe chiến đấu bộ binh) từ phương Tây được tăng cường, Ukraine có thể sẽ mở cuộc phản công vào nửa cuối năm.
Hạn chế lớn nhất mà Ukraine phải đối mặt là tổn thất ngày càng tăng, Ukraine cần phải mua vũ khí hạng nặng như xe tăng. Phụ tùng thay thế và đạn dược cho nhiều hệ thống vũ khí thời Liên Xô ngày càng khan hiếm. Vấn đề cung ứng cho Ukraine, hiện phụ thuộc vào việc các quốc gia không thuộc phương Tây, có sẵn sàng bán kho dự trữ của họ hay không?
Những nguồn vũ khí cung cấp cho Ukraine sẽ trở lên khan hiếm, khi xung đột tiếp tục kéo dài, nhưng việc dự báo nguồn cung là đặc biệt khó khăn. Hội nghị Ramstein vào ngày 20/1 vừa qua, đã phá vỡ điều cấm kỵ của NATO, về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia không nằm trong khối.
Nhưng số lượng vũ khí phương Tây, được các quốc gia cam kết ủng hộ Ukraine vẫn còn ít. Số vũ khí này sẽ chỉ có tác động đến cục diện cuộc xung đột, nếu số lượng giao hàng tăng lên trong thời gian còn lại của năm 2023. Nên nhớ xe tăng và xe bọc thép chở quân, có tỷ lệ tiêu hao trên chiến trường cao hơn so với hệ thống pháo binh và phòng không.
Như Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã tuyên bố; rất khó có khả năng Ukraine sẽ đẩy lùi quân Nga ra khỏi lãnh thổ trong năm nay.
Một dự đoán cho rằng, Ukraine đã gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng cho Nga, kéo theo đó là bộ máy quân sự của Moscow xuống cấp nghiêm trọng, phía Nga có huy động thêm nữa cũng không đủ để giành lại thế chủ động. Sự hiện diện quân sự của Nga ở trên lãnh thổ Ukraine sẽ gặp nguy hiểm thực sự.
Một dự đoán khác là Nga buộc Ukraine phải rút lui ở vùng Donbass, từ đó làm suy yếu tiềm lực quân sự của Ukraine và khiến tinh thần của quân đội Ukraine bị tổn hại nghiêm trọng. Với việc phương Tây giao vũ khí ngày càng chậm và chủ yếu mang tính biểu tượng, người Ukraine sẽ ít có khả năng thu hồi những khu vực bị quân đội Nga tràn ngập trước đó.
Giả sử Nga vẫn sẽ chịu những tổn thất choáng váng, Moskva sẽ quyết tâm bằng tất cả nguồn lực họ có (trừ vũ khí hạt nhân), và không loại trừ khả năng, quân đội Nga sẽ sa lầy hàng chục năm như Liên Xô ở Afghanistan hồi thập niên 80, hay Mỹ ở Iraq hồi đầu những năm 2000.
Nhưng giao tranh có thể tạm lắng khi cả hai bên cần củng cố lại lực lượng và tiếp tế. Nhưng đó chỉ là một sự tạm dừng, chứ không phải là kết thúc của cuộc xung đột. Liên minh phương Tây có khả năng vẫn bị chia rẽ về cách cuộc xung đột này sẽ kết thúc, chiến lược nào sẽ được theo đuổi trong tương lai và ưu tiên viện trợ nào là khả thi...