Theo tờ Oryx, ngay từ những ngày đầu xung đột, Ukraine đã bắt đầu nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ và các nước NATO để đối phó với Nga. Ban đầu Mỹ và các đồng minh châu Âu chỉ cung cấp hỗ trợ quân sự hạn chế cho Ukraine, đồng thời cố gắng làm tê liệt Nga với những biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt.Khi các biện pháp trừng phạt kinh tế tỏ ra không hiệu quả và Ukraine đã dần cạn kiệt vũ khí, các nước phương Tây đã quyết định chuyển hướng và bắt đầu cung cấp nhiều vũ khí mạnh mẽ hơn. Các giới hạn trong chuyển giao vũ khí giữa Ukraine và các đồng minh châu Âu ngày càng được mở rộng từ tên lửa cá nhân cho đến xe tăng và tên lửa tầm xa như hiện tại.Trước tháng 2/2022, Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí “phòng thủ” như tên lửa chống tăng di động Javelin. Tiếp theo vào năm 2022 và 2023, họ đã cung cấp cho Ukraine pháo binh, hệ thống phòng không và xe bọc thép.Mặc dù các gói viện trợ quân sự trên có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng một số đồng minh thậm chí còn đi xa hơn khi cung cấp cho lực lượng Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực. Vậy những quốc gia nào đã cung cấp cho Ukraine những chiếc xe tăng chiến đấu?Thông tin về việc quân đội Ukraine bắt đầu tiếp nhận xe tăng từ các thành viên NATO bắt đầu xuất hiện từ năm 2022, chủ yếu là các dòng xe tăng do Liên Xô chế tạo.Tháng 7/2022, Ukraine thông báo họ đã nhận được một số xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 Twardy của Ba Lan, phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-72 của Liên Xô. Ba Lan cũng cung cấp cho Kiev khoảng 320 xe tăng T-72 nguyên bản.Cộng hòa Séc, Bulgaria và Bắc Macedonia cũng gửi tới Ukraine một số xe tăng T-72 nâng cấp. Trong khi đó, Slovenia cung cấp cho Kiev xe tăng M-55S, một phiên bản cải tiến của xe tăng T-55 Liên Xô. Các xe tăng do NATO viện trợ trong giai đoạn này dù không hiện đại nhưng chúng có nhiều ý nghĩa và rất phù hợp với Ukraine vào thời lúc này.Các kíp lái xe tăng của Ukraine không cần phải đào tạo chuyên sâu để vận hành những phương tiện này, vì chúng giống với những chiếc xe tăng mà quân đội Ukraine đang sử dụng, việc sửa chữa những chiếc xe tăng này tại chỗ tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, tổn thất về xe tăng của Ukraine ngày càng gia tăng. Để bù đắp sự hao hụt trên, các nước NATO như Đức, Tây Ban Nha, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã cam kết gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.Đan Mạch, Đức và Hà Lan cũng hứa cung cấp một số lượng lớn xe tăng Leopard 1 cũ, Thụy Điển cung cấp Strv 122, phiên bản Leopard 2 của Thuỵ Điển cho Ukraine. Mỹ cũng chuyển giao xe tăng M1 Abrams nổi tiếng của mình cho Ukraine, trong khi Anh gửi xe tăng Challenger 2. Pháp cũng cung cấp cho Ukraine một số xe bọc thép AXM-10RC, còn được gọi là xe tăng hạng nhẹ.Các lô hàng xe tăng ban đầu đến Ukraine chủ yếu là các phiên bản cải tiến của T-72, đây là là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất trên thế giới, có thời điểm dòng tăng này là trụ cột của lực lượng xe tăng Liên Xô.Với trọng lượng 46 tấn, T-72 nhẹ và cơ động hơn so với một số xe tăng to lớn của các nước NATO, nó được trang bị động cơ diesel và pháo nòng trơn 125 mm.Cũng với trọng lượng gần 46 tấn, PT-91 Twardy là xe tăng của Ba Lan dựa trên thiết kế T-72 của Liên Xô, sử dụng cùng loại pháo 125mm như phiên bản gốc. Động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và áo giáp phản ứng nổ được nâng cấp.Trong khi đó, xe tăng Leopard 2 của Đức nặng 67 tấn, với vũ khí chính là pháo nòng trơn 120 mm. Phiên bản tiền nhiệm của nó là Leopard 1, nặng khoảng 42 tấn (nhẹ hơn một chút so với T-72), nhưng chỉ được trang bị pháo 105 mm.Mặc dù đã được nâng cấp nhiều lần trong những năm qua, nhưng Leopard 1 vẫn là một loại xe tăng khá cũ, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ năm 1965 và hiện nay quân đội Đức đã đưa ra khỏi biên chế. Tuy nhiên, loại xe tăng này vẫn được một số nước châu Âu và châu Mỹ Latinh sử dụng, chưa kể một số chiếc được tặng cho Ukraine.Stridsvagn 122 hay gọi tắt là Strv 122 về cơ bản là một bản sửa đổi của Thụy Điển từ thiết kế Leopard 2. Xe tăng nặng 62 tấn, được trang bị pháo nòng trơn 120 mm và có hệ thống ngắm mục tiêu cũng như giáp tốt hơn Leopard 2.Các thông số kỹ thuật của Strv 122 rất ấn tượng, nhưng tại cuộc xung đột ở Ukraine, chiếc xe tăng được thiết kế đặc biệt và hiện đại này vẫn bị phá hủy dễ dàng.Challenger 2 của Anh với trọng lượng 75 tấn, trông giống như một chiếc xe bọc thép khổng lồ, được trang bị pháo chính cỡ nòng 120mm. Bộ Quốc phòng Anh từng nói trên trang web của mình rằng chưa có chiếc Challenger 2 nào bị bắn hạ bởi hỏa lực của đối phương, nhưng đến tháng 9/2023 thì nội dung trên không thấy xuất hiện trên trang web nữa, sau khi 2 chiếc Challenger liên tiếp bị lực lượng Nga phá hủy.Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nặng 67 tấn của Mỹ vẫn chưa xuất hiện trên chiến trường trong cuộc xung đột Ukraine. Các phiên bản ban đầu của M1 được trang bị pháo 105 mm trong khi các phiên bản sau này được trang bị pháo nòng trơn 120 mm.Một điểm khiến M1 Abrams khác biệt so với các xe tăng khác là động cơ tua-bin của nó có hiệu suất sử dụng nhiên liệu ít hơn so với động cơ của T-72 hoặc Leopard 2.M-55S được Slovenia viện trợ là phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của Liên Xô, được trang bị pháo chống tăng 105mm tiêu chuẩn NATO và hệ thống nhắm mục tiêu cải tiến. Lớp giáp của M-55S cũng đã được tăng cường và được trang bị nhiều thiết bị liên lạc tiên tiến hơn chiếc T-55 nguyên bản từ những năm 50 của thế kỷ trước.Xe tăng AMX-10RC của Pháp dù được trang bị pháo 105mm nhưng chỉ được coi là xe tăng hạng nhẹ, khối lượng chỉ đạt 22 tấn ở phiên bản nặng nhất. AMX-10RC cơ động khá nhanh nhẹn trên địa hình bằng phẳng, nhưng rất khó khăn khi di chuyển trên địa hình gồ ghề.Mặt khác, giáp xe tăng bánh lốp AMX-10 của Pháp “quá mỏng”, không phù hợp chiến trường khốc liệt như ở Ukraine. Một chỉ huy Ukraine đã phàn nàn với giới truyền thông rằng một chiếc AMX-10RC do Lực lượng vũ trang Ukraine vận hành đã bị phá huỷ khi một quả đạn pháo 152mm phát nổ bên cạnh.
Theo tờ Oryx, ngay từ những ngày đầu xung đột, Ukraine đã bắt đầu nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ và các nước NATO để đối phó với Nga. Ban đầu Mỹ và các đồng minh châu Âu chỉ cung cấp hỗ trợ quân sự hạn chế cho Ukraine, đồng thời cố gắng làm tê liệt Nga với những biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt.
Khi các biện pháp trừng phạt kinh tế tỏ ra không hiệu quả và Ukraine đã dần cạn kiệt vũ khí, các nước phương Tây đã quyết định chuyển hướng và bắt đầu cung cấp nhiều vũ khí mạnh mẽ hơn. Các giới hạn trong chuyển giao vũ khí giữa Ukraine và các đồng minh châu Âu ngày càng được mở rộng từ tên lửa cá nhân cho đến xe tăng và tên lửa tầm xa như hiện tại.
Trước tháng 2/2022, Mỹ và phương Tây đã cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí “phòng thủ” như tên lửa chống tăng di động Javelin. Tiếp theo vào năm 2022 và 2023, họ đã cung cấp cho Ukraine pháo binh, hệ thống phòng không và xe bọc thép.
Mặc dù các gói viện trợ quân sự trên có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng một số đồng minh thậm chí còn đi xa hơn khi cung cấp cho lực lượng Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực. Vậy những quốc gia nào đã cung cấp cho Ukraine những chiếc xe tăng chiến đấu?
Thông tin về việc quân đội Ukraine bắt đầu tiếp nhận xe tăng từ các thành viên NATO bắt đầu xuất hiện từ năm 2022, chủ yếu là các dòng xe tăng do Liên Xô chế tạo.
Tháng 7/2022, Ukraine thông báo họ đã nhận được một số xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 Twardy của Ba Lan, phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-72 của Liên Xô. Ba Lan cũng cung cấp cho Kiev khoảng 320 xe tăng T-72 nguyên bản.
Cộng hòa Séc, Bulgaria và Bắc Macedonia cũng gửi tới Ukraine một số xe tăng T-72 nâng cấp. Trong khi đó, Slovenia cung cấp cho Kiev xe tăng M-55S, một phiên bản cải tiến của xe tăng T-55 Liên Xô. Các xe tăng do NATO viện trợ trong giai đoạn này dù không hiện đại nhưng chúng có nhiều ý nghĩa và rất phù hợp với Ukraine vào thời lúc này.
Các kíp lái xe tăng của Ukraine không cần phải đào tạo chuyên sâu để vận hành những phương tiện này, vì chúng giống với những chiếc xe tăng mà quân đội Ukraine đang sử dụng, việc sửa chữa những chiếc xe tăng này tại chỗ tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên, tổn thất về xe tăng của Ukraine ngày càng gia tăng. Để bù đắp sự hao hụt trên, các nước NATO như Đức, Tây Ban Nha, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã cam kết gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Đan Mạch, Đức và Hà Lan cũng hứa cung cấp một số lượng lớn xe tăng Leopard 1 cũ, Thụy Điển cung cấp Strv 122, phiên bản Leopard 2 của Thuỵ Điển cho Ukraine.
Mỹ cũng chuyển giao xe tăng M1 Abrams nổi tiếng của mình cho Ukraine, trong khi Anh gửi xe tăng Challenger 2. Pháp cũng cung cấp cho Ukraine một số xe bọc thép AXM-10RC, còn được gọi là xe tăng hạng nhẹ.
Các lô hàng xe tăng ban đầu đến Ukraine chủ yếu là các phiên bản cải tiến của T-72, đây là là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất trên thế giới, có thời điểm dòng tăng này là trụ cột của lực lượng xe tăng Liên Xô.
Với trọng lượng 46 tấn, T-72 nhẹ và cơ động hơn so với một số xe tăng to lớn của các nước NATO, nó được trang bị động cơ diesel và pháo nòng trơn 125 mm.
Cũng với trọng lượng gần 46 tấn, PT-91 Twardy là xe tăng của Ba Lan dựa trên thiết kế T-72 của Liên Xô, sử dụng cùng loại pháo 125mm như phiên bản gốc. Động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và áo giáp phản ứng nổ được nâng cấp.
Trong khi đó, xe tăng Leopard 2 của Đức nặng 67 tấn, với vũ khí chính là pháo nòng trơn 120 mm. Phiên bản tiền nhiệm của nó là Leopard 1, nặng khoảng 42 tấn (nhẹ hơn một chút so với T-72), nhưng chỉ được trang bị pháo 105 mm.
Mặc dù đã được nâng cấp nhiều lần trong những năm qua, nhưng Leopard 1 vẫn là một loại xe tăng khá cũ, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ năm 1965 và hiện nay quân đội Đức đã đưa ra khỏi biên chế. Tuy nhiên, loại xe tăng này vẫn được một số nước châu Âu và châu Mỹ Latinh sử dụng, chưa kể một số chiếc được tặng cho Ukraine.
Stridsvagn 122 hay gọi tắt là Strv 122 về cơ bản là một bản sửa đổi của Thụy Điển từ thiết kế Leopard 2. Xe tăng nặng 62 tấn, được trang bị pháo nòng trơn 120 mm và có hệ thống ngắm mục tiêu cũng như giáp tốt hơn Leopard 2.
Các thông số kỹ thuật của Strv 122 rất ấn tượng, nhưng tại cuộc xung đột ở Ukraine, chiếc xe tăng được thiết kế đặc biệt và hiện đại này vẫn bị phá hủy dễ dàng.
Challenger 2 của Anh với trọng lượng 75 tấn, trông giống như một chiếc xe bọc thép khổng lồ, được trang bị pháo chính cỡ nòng 120mm. Bộ Quốc phòng Anh từng nói trên trang web của mình rằng chưa có chiếc Challenger 2 nào bị bắn hạ bởi hỏa lực của đối phương, nhưng đến tháng 9/2023 thì nội dung trên không thấy xuất hiện trên trang web nữa, sau khi 2 chiếc Challenger liên tiếp bị lực lượng Nga phá hủy.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nặng 67 tấn của Mỹ vẫn chưa xuất hiện trên chiến trường trong cuộc xung đột Ukraine. Các phiên bản ban đầu của M1 được trang bị pháo 105 mm trong khi các phiên bản sau này được trang bị pháo nòng trơn 120 mm.
Một điểm khiến M1 Abrams khác biệt so với các xe tăng khác là động cơ tua-bin của nó có hiệu suất sử dụng nhiên liệu ít hơn so với động cơ của T-72 hoặc Leopard 2.
M-55S được Slovenia viện trợ là phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của Liên Xô, được trang bị pháo chống tăng 105mm tiêu chuẩn NATO và hệ thống nhắm mục tiêu cải tiến. Lớp giáp của M-55S cũng đã được tăng cường và được trang bị nhiều thiết bị liên lạc tiên tiến hơn chiếc T-55 nguyên bản từ những năm 50 của thế kỷ trước.
Xe tăng AMX-10RC của Pháp dù được trang bị pháo 105mm nhưng chỉ được coi là xe tăng hạng nhẹ, khối lượng chỉ đạt 22 tấn ở phiên bản nặng nhất. AMX-10RC cơ động khá nhanh nhẹn trên địa hình bằng phẳng, nhưng rất khó khăn khi di chuyển trên địa hình gồ ghề.
Mặt khác, giáp xe tăng bánh lốp AMX-10 của Pháp “quá mỏng”, không phù hợp chiến trường khốc liệt như ở Ukraine. Một chỉ huy Ukraine đã phàn nàn với giới truyền thông rằng một chiếc AMX-10RC do Lực lượng vũ trang Ukraine vận hành đã bị phá huỷ khi một quả đạn pháo 152mm phát nổ bên cạnh.