F-35 Lightning II là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau thuộc dự án phát triển máy bay tiêm kích một chỗ ngồi của Mỹ. F-35 có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chiến đấu trên không, ném bom chiến thuật,...Sau khi hoàn tất chuyến bay đầu tiên vào hồi tháng 9/2006, Mỹ có kế hoạch đưa máy bay F-35 vào sản xuất ở quy mô lớn vào năm 2015. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, chương trình F-35 đã phát hiện ra 363 lỗi và 719 vấn đề, vì vậy kế hoạch sản xuất hàng loạt đã phải ngừng lại.Ngày 21/9/2023 vừa qua, chương trình máy bay chiến đấu F-35 đã hoàn thành một loạt thử nghiệm quan trọng theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, để đạt được sự chấp thuận cho phép sản xuất loại máy bay này trên quy mô lớn và quyết định sản xuất dự kiến sẽ được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào năm 2024.Các cuộc thử nghiệm trong môi trường mô phỏng chung đã được kiểm tra, đánh giá hoạt động và phân tích dữ liệu bởi Văn phòng Giám đốc Lầu Năm Góc.Cả ba biến thể của F-35 được đưa vào các tình huống chuyên sâu có nội dung đa dạng và các tình huống mô phỏng có thể gặp phải khi vận hành máy bay trong một cuộc xung đột quy mô lớn.Một số kịch bản được giả định bao gồm phòng không phản công, phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, chiếm ưu thế trên không kết hợp ngăn chặn và đàn áp phòng không của địch. Tuy nhiên, khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-35 thường bị các chuyên gia đặt câu hỏi.Hiện chỉ có Su-57 của Nga được coi là thành công nhất trong số máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bởi Su-57 được sử dụng trong các trận chiến cường độ cao như các nhiệm vụ áp chế phòng không trên chiến trường Ukraine.Việc phê duyệt sản xuất F-35 quy mô lớn sẽ tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành chế tạo máy bay của Mỹ. Nó sẽ mở đường cho việc sản xuất hàng trăm khung máy bay F-35 hàng năm, trong đó riêng không quân Mỹ đã có ý định mua máy bay này với số lượng 110 chiếc mỗi năm.Trung tướng không quân Mỹ Michael Schmidt khẳng định, nếu làm việc hết công suất dự kiến, thì mỗi năm các nhà máy của Mỹ sẽ sản xuất được gần 150 máy bay chiến đấu F-35.Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất quy mô lớn máy bay chiến đấu F-35 đã bị chỉ trích gay gắt, khi các nhà quân sự Mỹ lo ngại F-35 sẽ tiếp tục phát sinh ra lỗi và các vấn đề khác so với quá trình thử nghiệm.Nếu quyết định sản xuất hàng loạt được đưa ra, quân đội Mỹ có thể sẽ phải trang bị thêm hàng trăm chiếc F-35 mắc phải các lỗi thiết kế và độ tin cậy kém. Điều này sẽ dẫn đến chi phí vận hành và nhu cầu bảo trì vượt mức cho phép, đồng thời khiến cho tính mạng của phi công gặp nguy hiểm.Một ví dụ đáng chú ý là vụ tai nạn tại căn cứ không quân Hill ở Utah vào ngày 19/10/2022, khi một máy bay F-35 bị rơi do sự cố phần mềm. Phi công đã không thể hủy bỏ trình tự hạ cánh của máy bay vì nó ngừng phản ứng và lao thẳng xuống mặt đất.Thông tin từ các nước đã mua và sử dụng F-35 như Hàn Quốc cũng cho thấy tỷ lệ sẵn sàng hoạt động của máy bay rất thấp, chỉ khoảng 30% và việc thiếu độ an toàn gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trang bị loại máy bay này.Tuy nhiên, ngoài F-35 của Mỹ, phi đội không quân các nước đồng minh không còn lựa chọn thay thế nào khác để đủ sức đối đầu với các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như J-20 và FC-31 của Trung Quốc.
F-35 Lightning II là tên gọi chung cho 3 biến thể máy bay khác nhau thuộc dự án phát triển máy bay tiêm kích một chỗ ngồi của Mỹ. F-35 có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chiến đấu trên không, ném bom chiến thuật,...
Sau khi hoàn tất chuyến bay đầu tiên vào hồi tháng 9/2006, Mỹ có kế hoạch đưa máy bay F-35 vào sản xuất ở quy mô lớn vào năm 2015. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, chương trình F-35 đã phát hiện ra 363 lỗi và 719 vấn đề, vì vậy kế hoạch sản xuất hàng loạt đã phải ngừng lại.
Ngày 21/9/2023 vừa qua, chương trình máy bay chiến đấu F-35 đã hoàn thành một loạt thử nghiệm quan trọng theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, để đạt được sự chấp thuận cho phép sản xuất loại máy bay này trên quy mô lớn và quyết định sản xuất dự kiến sẽ được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào năm 2024.
Các cuộc thử nghiệm trong môi trường mô phỏng chung đã được kiểm tra, đánh giá hoạt động và phân tích dữ liệu bởi Văn phòng Giám đốc Lầu Năm Góc.
Cả ba biến thể của F-35 được đưa vào các tình huống chuyên sâu có nội dung đa dạng và các tình huống mô phỏng có thể gặp phải khi vận hành máy bay trong một cuộc xung đột quy mô lớn.
Một số kịch bản được giả định bao gồm phòng không phản công, phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, chiếm ưu thế trên không kết hợp ngăn chặn và đàn áp phòng không của địch. Tuy nhiên, khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-35 thường bị các chuyên gia đặt câu hỏi.
Hiện chỉ có Su-57 của Nga được coi là thành công nhất trong số máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bởi Su-57 được sử dụng trong các trận chiến cường độ cao như các nhiệm vụ áp chế phòng không trên chiến trường Ukraine.
Việc phê duyệt sản xuất F-35 quy mô lớn sẽ tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành chế tạo máy bay của Mỹ. Nó sẽ mở đường cho việc sản xuất hàng trăm khung máy bay F-35 hàng năm, trong đó riêng không quân Mỹ đã có ý định mua máy bay này với số lượng 110 chiếc mỗi năm.
Trung tướng không quân Mỹ Michael Schmidt khẳng định, nếu làm việc hết công suất dự kiến, thì mỗi năm các nhà máy của Mỹ sẽ sản xuất được gần 150 máy bay chiến đấu F-35.
Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất quy mô lớn máy bay chiến đấu F-35 đã bị chỉ trích gay gắt, khi các nhà quân sự Mỹ lo ngại F-35 sẽ tiếp tục phát sinh ra lỗi và các vấn đề khác so với quá trình thử nghiệm.
Nếu quyết định sản xuất hàng loạt được đưa ra, quân đội Mỹ có thể sẽ phải trang bị thêm hàng trăm chiếc F-35 mắc phải các lỗi thiết kế và độ tin cậy kém. Điều này sẽ dẫn đến chi phí vận hành và nhu cầu bảo trì vượt mức cho phép, đồng thời khiến cho tính mạng của phi công gặp nguy hiểm.
Một ví dụ đáng chú ý là vụ tai nạn tại căn cứ không quân Hill ở Utah vào ngày 19/10/2022, khi một máy bay F-35 bị rơi do sự cố phần mềm. Phi công đã không thể hủy bỏ trình tự hạ cánh của máy bay vì nó ngừng phản ứng và lao thẳng xuống mặt đất.
Thông tin từ các nước đã mua và sử dụng F-35 như Hàn Quốc cũng cho thấy tỷ lệ sẵn sàng hoạt động của máy bay rất thấp, chỉ khoảng 30% và việc thiếu độ an toàn gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trang bị loại máy bay này.
Tuy nhiên, ngoài F-35 của Mỹ, phi đội không quân các nước đồng minh không còn lựa chọn thay thế nào khác để đủ sức đối đầu với các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như J-20 và FC-31 của Trung Quốc.