Đài Loan đã bí mật tuyển dụng chuyên gia và công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, để xây dựng một hạm đội tàu ngầm nhằm ngăn chặn cuộc tấn công từ nước ngoài. Bất chấp trước sự giận dữ của Bắc Kinh, các công ty quốc phòng và kỹ sư từ ít nhất bảy quốc gia đã đến và giúp hòn đảo bị đang cô lập về mặt ngoại giao này.Trong hơn hai thập kỷ qua, đảo Đài Loan đã cố gắng mua một hạm đội tàu ngầm hiện đại để chống lại mối đe dọa hiện hữu, đó là sự xâm lược “một sớm, một chiều” của Trung Quốc, nhưng không quốc gia nào dám bán cho Đài Loan vì sợ phật lòng Bắc Kinh.Mỹ là đồng minh chính của Đài Loan, cũng là chỗ dựa vững chắc nhất của hòn đảo trong suốt 70 năm qua. Mỹ có hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng đã không chế tạo tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel trong nhiều thập kỷ. Còn các quốc gia khác chùn bước và sợ hãi trước việc bán tàu ngầm cho Đài Loan sẽ chọc giận Bắc Kinh.Giờ đây, khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sự uy hiếp quân sự đối với Đài Loan, một loạt các nhà cung cấp công nghệ tàu ngầm nước ngoài với sự chấp thuận của chính phủ họ đang hỗ trợ một chương trình bí mật chế tạo tàu ngầm ở Đài Loan.Chính quyền Đài Bắc đã bí mật tìm nguồn công nghệ, linh kiện và tài năng từ ít nhất bảy quốc gia để giúp họ xây dựng một hạm đội dưới nước với tiềm năng chính xác để đủ gây ra thiệt hại nặng nề cho bất kỳ cuộc tấn công nào bằng hải quân, theo một cuộc điều tra của Reuters.Nhà cung cấp vũ khí nước ngoài chính của Đài Bắc là Mỹ đã cung cấp các công nghệ quan trọng bao gồm các thành phần hệ thống chiến đấu và hệ thống sonars. Nhưng cũng có nhiều sự hỗ trợ cũng đang đến từ bên ngoài nước Mỹ.Các công ty quốc phòng của Vương quốc Anh cũng như Mỹ đang vận hành hạm đội tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công đã hỗ trợ Đài Loan rất nhiều.Một cựu chiến binh trong hạm đội tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh, Commodore Ian McGhie là nhân vật chủ chốt trong nỗ lực tuyển dụng chuyên gia về tàu ngầm. McGhie đã giúp một công ty có trụ sở tại Gibraltar thuê các kỹ sư, bao gồm các cựu thủy thủ Hải quân Hoàng gia Anh để đến Đài Loan.Anh cũng đã phê duyệt nhiều giấy phép xuất khẩu trong ba năm qua cho các công ty Anh đang hoạt động và cung cấp các thành phần, công nghệ hoặc phần mềm tàu ngầm cho Đài Loan, theo thông tin từ Bộ Thương mại Quốc tế có được thông qua Tổ chức Yêu cầu Tự do Thông tin.Dữ liệu của chính phủ do Reuters phân tích cho thấy, giá trị của các công nghệ tàu ngầm được phép xuất khẩu từ Anh sang Đài Loan đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.Đài Bắc cũng đã thành công trong việc thuê các kỹ sư, kỹ thuật viên và cựu sĩ quan hải quân từ ít nhất năm quốc gia khác gồm Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Canada.Có trụ sở tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố cảng Cao Hùng, các chuyên gia đã tư vấn cho hải quân Đài Loan và công ty đóng tàu do chính quyền Đài Bắc hậu thuẫn như tập đoàn CSBC Corporation Đài Loan, công ty đóng các tàu ngầm mới.Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn là người ủng hộ mạnh mẽ chương trình tàu ngầm mới. Bà đã có mặt trên một trong những tàu ngầm Sea Dragon hiện có của Đài Loan trong chuyến thăm năm 2017 đến Cao Hùng. Và những chiếc tàu ngầm mới đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở nhà máy này.Với những chiếc tàu ngầm mới, Đài Loan tự tin sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho bất cứ cuộc tấn công nào của Hải quân Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc sẽ phải dè chừng trong những hành động quân sự trước sức mạnh hạm đội tàu ngầm của Đài Loan. Nguồn ảnh: QQ.
Đài Loan đã bí mật tuyển dụng chuyên gia và công nghệ từ khắp nơi trên thế giới, để xây dựng một hạm đội tàu ngầm nhằm ngăn chặn cuộc tấn công từ nước ngoài. Bất chấp trước sự giận dữ của Bắc Kinh, các công ty quốc phòng và kỹ sư từ ít nhất bảy quốc gia đã đến và giúp hòn đảo bị đang cô lập về mặt ngoại giao này.
Trong hơn hai thập kỷ qua, đảo Đài Loan đã cố gắng mua một hạm đội tàu ngầm hiện đại để chống lại mối đe dọa hiện hữu, đó là sự xâm lược “một sớm, một chiều” của Trung Quốc, nhưng không quốc gia nào dám bán cho Đài Loan vì sợ phật lòng Bắc Kinh.
Mỹ là đồng minh chính của Đài Loan, cũng là chỗ dựa vững chắc nhất của hòn đảo trong suốt 70 năm qua. Mỹ có hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng đã không chế tạo tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel trong nhiều thập kỷ. Còn các quốc gia khác chùn bước và sợ hãi trước việc bán tàu ngầm cho Đài Loan sẽ chọc giận Bắc Kinh.
Giờ đây, khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sự uy hiếp quân sự đối với Đài Loan, một loạt các nhà cung cấp công nghệ tàu ngầm nước ngoài với sự chấp thuận của chính phủ họ đang hỗ trợ một chương trình bí mật chế tạo tàu ngầm ở Đài Loan.
Chính quyền Đài Bắc đã bí mật tìm nguồn công nghệ, linh kiện và tài năng từ ít nhất bảy quốc gia để giúp họ xây dựng một hạm đội dưới nước với tiềm năng chính xác để đủ gây ra thiệt hại nặng nề cho bất kỳ cuộc tấn công nào bằng hải quân, theo một cuộc điều tra của Reuters.
Nhà cung cấp vũ khí nước ngoài chính của Đài Bắc là Mỹ đã cung cấp các công nghệ quan trọng bao gồm các thành phần hệ thống chiến đấu và hệ thống sonars. Nhưng cũng có nhiều sự hỗ trợ cũng đang đến từ bên ngoài nước Mỹ.
Các công ty quốc phòng của Vương quốc Anh cũng như Mỹ đang vận hành hạm đội tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công đã hỗ trợ Đài Loan rất nhiều.
Một cựu chiến binh trong hạm đội tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh, Commodore Ian McGhie là nhân vật chủ chốt trong nỗ lực tuyển dụng chuyên gia về tàu ngầm. McGhie đã giúp một công ty có trụ sở tại Gibraltar thuê các kỹ sư, bao gồm các cựu thủy thủ Hải quân Hoàng gia Anh để đến Đài Loan.
Anh cũng đã phê duyệt nhiều giấy phép xuất khẩu trong ba năm qua cho các công ty Anh đang hoạt động và cung cấp các thành phần, công nghệ hoặc phần mềm tàu ngầm cho Đài Loan, theo thông tin từ Bộ Thương mại Quốc tế có được thông qua Tổ chức Yêu cầu Tự do Thông tin.
Dữ liệu của chính phủ do Reuters phân tích cho thấy, giá trị của các công nghệ tàu ngầm được phép xuất khẩu từ Anh sang Đài Loan đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.
Đài Bắc cũng đã thành công trong việc thuê các kỹ sư, kỹ thuật viên và cựu sĩ quan hải quân từ ít nhất năm quốc gia khác gồm Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Canada.
Có trụ sở tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố cảng Cao Hùng, các chuyên gia đã tư vấn cho hải quân Đài Loan và công ty đóng tàu do chính quyền Đài Bắc hậu thuẫn như tập đoàn CSBC Corporation Đài Loan, công ty đóng các tàu ngầm mới.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn là người ủng hộ mạnh mẽ chương trình tàu ngầm mới. Bà đã có mặt trên một trong những tàu ngầm Sea Dragon hiện có của Đài Loan trong chuyến thăm năm 2017 đến Cao Hùng. Và những chiếc tàu ngầm mới đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở nhà máy này.
Với những chiếc tàu ngầm mới, Đài Loan tự tin sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho bất cứ cuộc tấn công nào của Hải quân Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc sẽ phải dè chừng trong những hành động quân sự trước sức mạnh hạm đội tàu ngầm của Đài Loan. Nguồn ảnh: QQ.