Các lãnh đạo của Tập đoàn Eurofighter - liên doanh đa quốc gia bao gồm nhiều nước châu Âu được thành lập nhằm hợp tác, thiết kế chiếc chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon đã có mặt tại Italia để kỷ niệm ngày chiếc Typhoon thứ 500 được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon thứ 500 được sản xuất cho Không quân Italia. Italia là một trong số 4 khách hàng chính của chiếc Eurofighter Typhoon, các nước còn lại là Không quân Đức, Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Sina.Dự án Eurofighter Typhoon đã bắt đầu được các quốc gia phát triển châu Âu ngồi lại cùng nghiên cứu và phát triển từ năm 1979, tới năm 1994 sản phẩm mẫu đầu tiên được hoàn thành và mang ra bay thử. Mặc dù vậy quá trình thử nghiệm và chỉnh lại thiết kế của chiếc Eurofighter Typhoon đã kéo dài tới tận năm 2003 - khi chiếc chiến đấu cơ này được chính thức giới thiệu. Nguồn ảnh: Sina.Giá trị của mỗi chiếc máy bay lên tới 144 triệu USD mỗi chiếc (tùy phiên bản có thể thấp hơn, theo thời giá 2004) và chi phí vận hành từ 8.200 lên tới 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Khi ra đời, chiếc máy bay này đã bị đánh giá là có giá quá cao so với khả năng chiến đấu mà nó mang lại. Nguồn ảnh: Sina.Chiến đấu cơ Typhoon ra đời nhờ sự kết hợp chế tạo của tổng cộng 6 quốc gia, trong đó Đức và Anh đóng vai trò chính, còn lại có Italia, Ả Rập Xê-út, Tây Ban Nha và Áo cùng tham gia chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.Eurofighter Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại duy nhất được sản xuất trên bốn dây chuyền khác nhau, mỗi công ty đối tác lắp ráp máy bay của riêng mình nhưng chế tạo chung phụ tùng cho hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Sina.Thực tế, các chuyên gia quân sự đánh giá rằng chiếc Eurofighter Typhoon dù có khả năng cơ động tốt trên không nhưng lại không thể bằng được chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Mặc dù vậy, Eurofighter Typhoon vẫn đánh bại F-22 Raptor ở khả năng tăng tốc và duy trì tốc độ siêu thanh trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ điều khiển bay tự động của chiếc máy bay này cũng được đánh giá rất cao, hệ thống có nhiệm vụ giới hạn phi công thực hiện các động tác bay vượt qua giới hạn đáp ứng của máy bay cũng như của cả phi công. Ví dụ như khi phi công điều khiển máy bay cua vòng ở tốc độ quá cao chiếc máy bay sẽ tự giảm tốc độ hoặc giảm độ gấp của vòng cua để tránh trường hợp gây hỏng hóc cho máy bay hoặc làm phi công ngất xỉu. Nguồn ảnh: Sina.Eurofighter Typhoon có nhiều phiên bản khác nhau trong đó có cả phiên bản có 2 ghế ngồi. Chiều dài của chiếc phi cơ này là 15,96 mét, sải cánh 10.95 mét, chiều cao 5,28 mét và có diện tích cánh 50 mét vuông. Máy bay được trang bị 2 động cơ Eurojet Ẹ200 cung cấp cho nó khả năng cất cánh trọng lượng tối đa lên tới 23.500 kg. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay được trang bị một pháo cỡ nòng 27 mm với 150 viên đạn. Ngoài ra còn có tổng cộng 13 giá treo trong đó có 8 giá treo dưới hai bên cánh và 5 giá treo dưới động cơ cho phép chiếc tiêm kích Typhoon này mang theo tổng cộng 9 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ bay tối đa của Eurofighter Typhoon vào khoảng Mach 2.0 ở độ cao lớn, Mach 1,2 ở mực nước biển và đạt Mach 1,3 ở độ cao lớn với trang bị vũ khí không đối không tiêu chuẩn. Trần bay chiếc Typhoon có thể đạt được lên tới 19.000 mét, tầm hoạt động 1390 km và có vận tốc leo 315 mét/giây. Nguồn ảnh: Sina.
Các lãnh đạo của Tập đoàn Eurofighter - liên doanh đa quốc gia bao gồm nhiều nước châu Âu được thành lập nhằm hợp tác, thiết kế chiếc chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon đã có mặt tại Italia để kỷ niệm ngày chiếc Typhoon thứ 500 được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon thứ 500 được sản xuất cho Không quân Italia. Italia là một trong số 4 khách hàng chính của chiếc Eurofighter Typhoon, các nước còn lại là Không quân Đức, Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Sina.
Dự án Eurofighter Typhoon đã bắt đầu được các quốc gia phát triển châu Âu ngồi lại cùng nghiên cứu và phát triển từ năm 1979, tới năm 1994 sản phẩm mẫu đầu tiên được hoàn thành và mang ra bay thử. Mặc dù vậy quá trình thử nghiệm và chỉnh lại thiết kế của chiếc Eurofighter Typhoon đã kéo dài tới tận năm 2003 - khi chiếc chiến đấu cơ này được chính thức giới thiệu. Nguồn ảnh: Sina.
Giá trị của mỗi chiếc máy bay lên tới 144 triệu USD mỗi chiếc (tùy phiên bản có thể thấp hơn, theo thời giá 2004) và chi phí vận hành từ 8.200 lên tới 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Khi ra đời, chiếc máy bay này đã bị đánh giá là có giá quá cao so với khả năng chiến đấu mà nó mang lại. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ Typhoon ra đời nhờ sự kết hợp chế tạo của tổng cộng 6 quốc gia, trong đó Đức và Anh đóng vai trò chính, còn lại có Italia, Ả Rập Xê-út, Tây Ban Nha và Áo cùng tham gia chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Eurofighter Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại duy nhất được sản xuất trên bốn dây chuyền khác nhau, mỗi công ty đối tác lắp ráp máy bay của riêng mình nhưng chế tạo chung phụ tùng cho hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Thực tế, các chuyên gia quân sự đánh giá rằng chiếc Eurofighter Typhoon dù có khả năng cơ động tốt trên không nhưng lại không thể bằng được chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Mặc dù vậy, Eurofighter Typhoon vẫn đánh bại F-22 Raptor ở khả năng tăng tốc và duy trì tốc độ siêu thanh trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ điều khiển bay tự động của chiếc máy bay này cũng được đánh giá rất cao, hệ thống có nhiệm vụ giới hạn phi công thực hiện các động tác bay vượt qua giới hạn đáp ứng của máy bay cũng như của cả phi công. Ví dụ như khi phi công điều khiển máy bay cua vòng ở tốc độ quá cao chiếc máy bay sẽ tự giảm tốc độ hoặc giảm độ gấp của vòng cua để tránh trường hợp gây hỏng hóc cho máy bay hoặc làm phi công ngất xỉu. Nguồn ảnh: Sina.
Eurofighter Typhoon có nhiều phiên bản khác nhau trong đó có cả phiên bản có 2 ghế ngồi. Chiều dài của chiếc phi cơ này là 15,96 mét, sải cánh 10.95 mét, chiều cao 5,28 mét và có diện tích cánh 50 mét vuông. Máy bay được trang bị 2 động cơ Eurojet Ẹ200 cung cấp cho nó khả năng cất cánh trọng lượng tối đa lên tới 23.500 kg. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay được trang bị một pháo cỡ nòng 27 mm với 150 viên đạn. Ngoài ra còn có tổng cộng 13 giá treo trong đó có 8 giá treo dưới hai bên cánh và 5 giá treo dưới động cơ cho phép chiếc tiêm kích Typhoon này mang theo tổng cộng 9 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ bay tối đa của Eurofighter Typhoon vào khoảng Mach 2.0 ở độ cao lớn, Mach 1,2 ở mực nước biển và đạt Mach 1,3 ở độ cao lớn với trang bị vũ khí không đối không tiêu chuẩn. Trần bay chiếc Typhoon có thể đạt được lên tới 19.000 mét, tầm hoạt động 1390 km và có vận tốc leo 315 mét/giây. Nguồn ảnh: Sina.