Cường kích cơ Su-25 có biệt danh là Frogfoot, là loại máy bay tấn công có tốc độ cận âm, thiết kế tương đối đơn giản; buồng lái được trang bị lớp giáp bên ngoài kiên cố, bảo dưỡng thuận tiện, có thể hỗ trợ chiến thuật tầm gần cho lực lượng chiến đấu mặt đất trong điều kiện hỏa lực của đối phương tương đối mạnh.Vào năm 2015, Không quân Nga đã bắt đầu trang bị một số lượng lớn phiên bản cường kích Su-25SM3, và hơn 10 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trên cơ sở kế thừa khả năng sống sót ấn tượng và những ưu điểm khác, Su-25SM3 nâng cấp có khả năng tác chiến mạnh mẽ hơn.Về vũ khí, Su-25SM3 được bổ sung thêm các loại vũ khí mới như tên lửa chống radar, bom dẫn đường; do được trang bị máy ngắm tiên tiến mới, nên độ chính xác khi tấn công của nó đã được cải thiện đáng kể, không chỉ với các loại tên lửa không điều khiển, mà còn với các tên lửa cũ hơn. Ngoài ra, Su-25SM3 cũng rất nổi bật về độ an toàn và độ tin cậy, đặc biệt là động cơ. Để chống lại sự đe dọa của hệ thống phòng không đối phương, Su-25SM3 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh. Ngoài ra Su-25 có tốc độ leo cao tương đối cao; tính năng này rất quan trọng trong chiến đấu. Để bảo vệ động cơ tốt hơn, nhà phát triển đã đặt nó trong một cabin bảo vệ bằng thép không gỉ dày hơn. Điều đáng chú ý là máy bay cường kích Su-25SM3 sử dụng nhựa chống cháy hấp thụ sóng xung kích để chế tạo thùng nhiên liệu, có thể chống cháy sau khi bị bắn trúng.Để tăng tỷ lệ sống sót trên chiến trường, Su-25SM3 đã cố tình tăng trọng lượng của bản thân. Điều khiến người ta cảm thấy khó tin là Su-25 có thể thích ứng với nhu cầu cất, hạ cánh trong những điều kiện dã chiến, nhờ có kết cấu thân tương đối vững chắc, dễ điều khiển. Trên thực tế, Su-25 đã thể hiện tốt vai trò chiến đấu của nó trong các cuộc chiến tranh cục bộ trước đó như cuộc chiến tranh Afghanistan (1979 – 1989), chiến tranh Iran-Iraq (1980 – 1988) hay cuộc chiến tại Syria gần đây.Nhưng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Su-25 là chiến đấu cơ bị bắn hạ nhiều nhất. Tờ Economist của Anh ngày 1/11 đăng một bài báo nói rằng, máy bay cường kích mặt đất Su-25 thường xuyên bị bắn hạ ở chiến trường Nga-Ukraine và hoạt động kém hiệu quả.Bài báo cho rằng, khi phải đối mặt với các hệ thống phòng không tiên tiến của cả Nga và Ukraine, loại máy bay tấn công mặt đất ngày càng khó tồn tại. Những phương tiện chiến đấu này bị lu mờ bởi UAV tự sát và tên lửa hành trình được cả hai bên sử dụng.Khi Không quân Nga dường như đang tăng cường các hoạt động trên không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của Su-25 đã tăng mạnh. Các máy bay cường kích hỗ trợ trên không hoạt động đặc biệt kém, đã đặt ra câu hỏi về tương lai của loại máy bay này và tương lại, liệu Mỹ có nên viện trợ loại máy bay tương tự như Su-25, là cường kích A-10 cho Ukraine? Các máy cường kích tầm gần như Su-25 và A-10 được sử dụng để chi viện hỏa lực trực tiếp cho binh lính mặt đất, tiêu diệt trực tiếp các mục tiêu trên chiến trường khi chúng xuất hiện, thay vì thực hiện các cuộc tấn công ném bom đã được lên kế hoạch trước. Ví dụ, máy bay cường kích Su-25 "Frogfoot" của Nga hay A-10 của Mỹ được thiết kế để bay ở độ cao cực thấp và tốc độ chậm để tấn công các mục tiêu mặt đất bằng bom, pháo, rocket và tên lửa. Việc bay rất gần đối phương khiến máy bay yểm trợ trên không gặp rủi ro và cần được bảo vệ đặc biệt. Su-25 được trang bị giáp ở bụng và hai bên hông và mang theo pháo sáng tầm nhiệt để làm mục tiêu giả để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt; nhưng điều này cũng không hạn chế tỷ lệ bị bắn hạ trên chiến trường. Ảnh: Máy bay Su-25 của Nga bị phòng không Ukraine bắn hỏng động cơ.Trong những tháng gần đây, các phi công Su-25 và trực thăng Ukraine đã sử dụng tên lửa chiến thuật Kh-23 được chế tạo từ thời Liên Xô, có tầm bắn tối đa 10 km để tránh hỏa lực phòng không của Nga; dù vậy, con số thương vong không hề giản, do lực lượng phòng không chiến trường của Nga rất mạnh. Còn mối nguy lớn nhất đối với các máy bay yểm trợ tầm gần Su-25 của Nga trên chiến trường Ukraine dường như là các tên lửa phòng không vác vai cỡ nhỏ (MANPAD), ví dụ như loại Stinger do Mỹ sản xuất, hiện ngày càng phổ biến trong Quân đội Ukraine. Tỷ lệ tổn thất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, các máy bay yểm trợ tầm gần có thể đã qua thời kỳ đỉnh cao. Đó là tin xấu đối với những người hâm mộ A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Là một mẫu máy bay hỗ trợ tầm gần được đánh giá vượt trội hơn cả Su-25, A-10 từ lâu đã được biết đến với cái tên súng máy bay Gatling.Chiến trường Ukraine từng có vẻ như là một nơi lý tưởng, để A-10 thể hiện khả năng, với nhiều lời kêu gọi viện trợ gấp một số máy bay A-10 đến hỗ trợ Ukraine. Nhưng nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng, A-10 sẽ khó có thể tồn tại trong môi trường chiến đấu, có các hệ thống phòng không tiên tiến.Cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng là minh chứng thực tiễn, để chấm dứt cuộc tranh luận là có nên duy trì lực lượng máy bay chiến đấu cường kích mặt đất nữa hay không. Hiện các cuộc không kích, có thể được thực hiện một cách an toàn từ khoảng cách xa bằng tên lửa và UAV; thay vì phải phơi mình trước hỏa lực phòng không đối phương.Trên một chiến trường mà cả hai bên đều có hệ thống phòng hiện đại, thì những loại máy bay cường kích yểm trợ tầm gần vào các mục tiêu trên mặt đất như Su-25 hay A-10 dường như không còn nữa. Thay vào đó là các UAV tự sát cỡ nhỏ và giá rẻ, cũng như các loại đạn pháo dẫn đường chính xác.Video ghi lại cảnh phi công lái Su-25 của Không quân Nga thoát hiểm ngoạn mục khi máy bay bị phòng không Ukraine bắn hạ.
Cường kích cơ Su-25 có biệt danh là Frogfoot, là loại máy bay tấn công có tốc độ cận âm, thiết kế tương đối đơn giản; buồng lái được trang bị lớp giáp bên ngoài kiên cố, bảo dưỡng thuận tiện, có thể hỗ trợ chiến thuật tầm gần cho lực lượng chiến đấu mặt đất trong điều kiện hỏa lực của đối phương tương đối mạnh.
Vào năm 2015, Không quân Nga đã bắt đầu trang bị một số lượng lớn phiên bản cường kích Su-25SM3, và hơn 10 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trên cơ sở kế thừa khả năng sống sót ấn tượng và những ưu điểm khác, Su-25SM3 nâng cấp có khả năng tác chiến mạnh mẽ hơn.
Về vũ khí, Su-25SM3 được bổ sung thêm các loại vũ khí mới như tên lửa chống radar, bom dẫn đường; do được trang bị máy ngắm tiên tiến mới, nên độ chính xác khi tấn công của nó đã được cải thiện đáng kể, không chỉ với các loại tên lửa không điều khiển, mà còn với các tên lửa cũ hơn.
Ngoài ra, Su-25SM3 cũng rất nổi bật về độ an toàn và độ tin cậy, đặc biệt là động cơ. Để chống lại sự đe dọa của hệ thống phòng không đối phương, Su-25SM3 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh. Ngoài ra Su-25 có tốc độ leo cao tương đối cao; tính năng này rất quan trọng trong chiến đấu.
Để bảo vệ động cơ tốt hơn, nhà phát triển đã đặt nó trong một cabin bảo vệ bằng thép không gỉ dày hơn. Điều đáng chú ý là máy bay cường kích Su-25SM3 sử dụng nhựa chống cháy hấp thụ sóng xung kích để chế tạo thùng nhiên liệu, có thể chống cháy sau khi bị bắn trúng.
Để tăng tỷ lệ sống sót trên chiến trường, Su-25SM3 đã cố tình tăng trọng lượng của bản thân. Điều khiến người ta cảm thấy khó tin là Su-25 có thể thích ứng với nhu cầu cất, hạ cánh trong những điều kiện dã chiến, nhờ có kết cấu thân tương đối vững chắc, dễ điều khiển.
Trên thực tế, Su-25 đã thể hiện tốt vai trò chiến đấu của nó trong các cuộc chiến tranh cục bộ trước đó như cuộc chiến tranh Afghanistan (1979 – 1989), chiến tranh Iran-Iraq (1980 – 1988) hay cuộc chiến tại Syria gần đây.
Nhưng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Su-25 là chiến đấu cơ bị bắn hạ nhiều nhất. Tờ Economist của Anh ngày 1/11 đăng một bài báo nói rằng, máy bay cường kích mặt đất Su-25 thường xuyên bị bắn hạ ở chiến trường Nga-Ukraine và hoạt động kém hiệu quả.
Bài báo cho rằng, khi phải đối mặt với các hệ thống phòng không tiên tiến của cả Nga và Ukraine, loại máy bay tấn công mặt đất ngày càng khó tồn tại. Những phương tiện chiến đấu này bị lu mờ bởi UAV tự sát và tên lửa hành trình được cả hai bên sử dụng.
Khi Không quân Nga dường như đang tăng cường các hoạt động trên không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của Su-25 đã tăng mạnh. Các máy bay cường kích hỗ trợ trên không hoạt động đặc biệt kém, đã đặt ra câu hỏi về tương lai của loại máy bay này và tương lại, liệu Mỹ có nên viện trợ loại máy bay tương tự như Su-25, là cường kích A-10 cho Ukraine?
Các máy cường kích tầm gần như Su-25 và A-10 được sử dụng để chi viện hỏa lực trực tiếp cho binh lính mặt đất, tiêu diệt trực tiếp các mục tiêu trên chiến trường khi chúng xuất hiện, thay vì thực hiện các cuộc tấn công ném bom đã được lên kế hoạch trước.
Ví dụ, máy bay cường kích Su-25 "Frogfoot" của Nga hay A-10 của Mỹ được thiết kế để bay ở độ cao cực thấp và tốc độ chậm để tấn công các mục tiêu mặt đất bằng bom, pháo, rocket và tên lửa.
Việc bay rất gần đối phương khiến máy bay yểm trợ trên không gặp rủi ro và cần được bảo vệ đặc biệt. Su-25 được trang bị giáp ở bụng và hai bên hông và mang theo pháo sáng tầm nhiệt để làm mục tiêu giả để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt; nhưng điều này cũng không hạn chế tỷ lệ bị bắn hạ trên chiến trường. Ảnh: Máy bay Su-25 của Nga bị phòng không Ukraine bắn hỏng động cơ.
Trong những tháng gần đây, các phi công Su-25 và trực thăng Ukraine đã sử dụng tên lửa chiến thuật Kh-23 được chế tạo từ thời Liên Xô, có tầm bắn tối đa 10 km để tránh hỏa lực phòng không của Nga; dù vậy, con số thương vong không hề giản, do lực lượng phòng không chiến trường của Nga rất mạnh.
Còn mối nguy lớn nhất đối với các máy bay yểm trợ tầm gần Su-25 của Nga trên chiến trường Ukraine dường như là các tên lửa phòng không vác vai cỡ nhỏ (MANPAD), ví dụ như loại Stinger do Mỹ sản xuất, hiện ngày càng phổ biến trong Quân đội Ukraine.
Tỷ lệ tổn thất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, các máy bay yểm trợ tầm gần có thể đã qua thời kỳ đỉnh cao. Đó là tin xấu đối với những người hâm mộ A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Là một mẫu máy bay hỗ trợ tầm gần được đánh giá vượt trội hơn cả Su-25, A-10 từ lâu đã được biết đến với cái tên súng máy bay Gatling.
Chiến trường Ukraine từng có vẻ như là một nơi lý tưởng, để A-10 thể hiện khả năng, với nhiều lời kêu gọi viện trợ gấp một số máy bay A-10 đến hỗ trợ Ukraine. Nhưng nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng, A-10 sẽ khó có thể tồn tại trong môi trường chiến đấu, có các hệ thống phòng không tiên tiến.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng là minh chứng thực tiễn, để chấm dứt cuộc tranh luận là có nên duy trì lực lượng máy bay chiến đấu cường kích mặt đất nữa hay không. Hiện các cuộc không kích, có thể được thực hiện một cách an toàn từ khoảng cách xa bằng tên lửa và UAV; thay vì phải phơi mình trước hỏa lực phòng không đối phương.
Trên một chiến trường mà cả hai bên đều có hệ thống phòng hiện đại, thì những loại máy bay cường kích yểm trợ tầm gần vào các mục tiêu trên mặt đất như Su-25 hay A-10 dường như không còn nữa. Thay vào đó là các UAV tự sát cỡ nhỏ và giá rẻ, cũng như các loại đạn pháo dẫn đường chính xác.
Video ghi lại cảnh phi công lái Su-25 của Không quân Nga thoát hiểm ngoạn mục khi máy bay bị phòng không Ukraine bắn hạ.