Theo trích dẫn của hãng CNN vào ngày 5/1 vừa qua, Hải quân Anh thông báo rằng họ đã hoàn thành xong cụm tác chiến tàu sân bay với trọng tâm là chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth - chiến hạm lớn nhất lịch sử của Hải quân nước này. Cụm tác chiến có thể triển khai chiến đấu sau 5 ngày nhận lệnh.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh. Nguồn ảnh: HMS.Điều này có nghĩa là chiếc tàu sân bay có lượng giãn nước 65.000 tấn này của Anh đã được trang bị đầy đủ các loại phương tiện bao gồm máy bay chiến đấu F-35B và trực thăng, cùng với đó là giai đoạn thử nghiệm đều đã hoàn tất.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth với trực thăng phối thuộc. Nguồn ảnh: HMS.Đây là một tin rất vui đối với người yêu thích quân sự Anh khi mà chiếc Queen Elizabeth vốn đã hạ thủy từ năm 2014, đi vào phục vụ trong Hải quân Anh từ năm 2017 nhưng sau 3 năm vẫn chưa thể hình thành xong cụm tác chiến tàu sân bay.
Ảnh: Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth cùng đội tàu hộ tống. Nguồn ảnh: HMS.Việc chậm trễ trong quá trình hình thành cụm tàu tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth đến từ việc Mỹ chậm trễ trong chuyển giao số lượng lớn tiêm kích hạm tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B cho Anh và việc Hải quân Anh quá thiếu thốn trong đội tàu hộ tống phối thuộc tác chiến.
Ảnh: Tiêm kích F-35B hạ cánh xuống tàu sân bay của Anh. Nguồn ảnh: HMS.Để tiện so sánh, tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) của Hải quân Trung Quốc biên chế vào năm 2019 và theo thông báo thì nó sẽ sớm hoàn thành cụm tác chiến của riêng mình trong đầu năm 2021, như vậy là chỉ mất hơn 1 năm. Trong khi đó, Anh phải mất tới hơn 3 năm mới có thể làm điều tương tự.
Ảnh: Tàu sân bay Anh thực hành tiếp dầu song song trên biển. Nguồn ảnh: HMS.Dù chiếc Queen Elizabeth có thiết kế khá tốt và mang được nhiều tiêm kích vượt trội so với tàu sân bay Trung Quốc, tuy nhiên chất lượng đội tàu hộ tống của họ lại quá tồi. Trong khi chiếc tàu sân bay 65.000 tấn của họ có thể coi là tốt nhất trong cùng phân khúc tàu sân bay chạy năng lượng thông thường, nó chỉ có 2 chiếc khu trục hạm Type-45 và 2 chiếc khinh hạm Type-23 hộ tống trong biên đội. Đây là đội tàu hộ tống thua xa Trung Quốc chứ chưa cần so với Mỹ. Nguồn ảnh: HMS.Sự việc này là kết quả của việc chỉ chăm chăm vào phát triển tàu sân bay mà bỏ quên phát triển đội tàu hộ tống hỗ trợ tác chiến một cách đồng đều dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười của Hải quân Anh ngày hôm nay.
Ảnh: Tàu Queen Elizabeth cùng hai tàu tên lửa hộ tống. Nguồn ảnh: HMS.Dẫu vậy, Hải quân Anh trong năm 2020 đã tuyên bố rằng sẽ cử cụm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth tới khu vực Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, cùng với đó là bảo vệ quyền lợi của các đồng minh và đối tác của Anh trong khu vực, hỗ trợ chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ. Nguồn ảnh: HMS.Việc Anh đã hoàn thành xong cụm tác chiến tàu sân bay Elizabeth của mình là minh chứng rõ ràng cho việc họ sẽ thực hiện tuyên bố mà họ đưa ra vào năm ngoái. Cùng với đó, đây là bước đi nhằm khôi phục khả năng triển khai viễn dương của Hải quân Anh.
Ảnh: Tàu sân bay Anh và Mỹ cùng phối hợp trong một cuộc diễn tập. Nguồn ảnh: HMS.Ngoài chiếc Queen Elizabeth, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đang có một tàu sân bay khác cùng lớp đang trong giai đoạn thử nghiệm là chiếc Prince of Wales. Hiện tại, nó đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong việc thiếu thốn máy bay F-35B cần thiết để hoàn thành sức mạnh tác chiến cụm tàu sân bay và người ta chưa biết rằng nó sẽ bị trì hoãn đến bao giờ. Nguồn ảnh: HMS. Cận cảnh sức mạnh cảu tàu sân bay Queen Elizabeth - chiến hạm đắt nhất lịch sử của Hải quân Hoàng gia Anh.
Theo trích dẫn của hãng CNN vào ngày 5/1 vừa qua, Hải quân Anh thông báo rằng họ đã hoàn thành xong cụm tác chiến tàu sân bay với trọng tâm là chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth - chiến hạm lớn nhất lịch sử của Hải quân nước này. Cụm tác chiến có thể triển khai chiến đấu sau 5 ngày nhận lệnh.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh. Nguồn ảnh: HMS.
Điều này có nghĩa là chiếc tàu sân bay có lượng giãn nước 65.000 tấn này của Anh đã được trang bị đầy đủ các loại phương tiện bao gồm máy bay chiến đấu F-35B và trực thăng, cùng với đó là giai đoạn thử nghiệm đều đã hoàn tất.
Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth với trực thăng phối thuộc. Nguồn ảnh: HMS.
Đây là một tin rất vui đối với người yêu thích quân sự Anh khi mà chiếc Queen Elizabeth vốn đã hạ thủy từ năm 2014, đi vào phục vụ trong Hải quân Anh từ năm 2017 nhưng sau 3 năm vẫn chưa thể hình thành xong cụm tác chiến tàu sân bay.
Ảnh: Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth cùng đội tàu hộ tống. Nguồn ảnh: HMS.
Việc chậm trễ trong quá trình hình thành cụm tàu tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth đến từ việc Mỹ chậm trễ trong chuyển giao số lượng lớn tiêm kích hạm tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B cho Anh và việc Hải quân Anh quá thiếu thốn trong đội tàu hộ tống phối thuộc tác chiến.
Ảnh: Tiêm kích F-35B hạ cánh xuống tàu sân bay của Anh. Nguồn ảnh: HMS.
Để tiện so sánh, tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) của Hải quân Trung Quốc biên chế vào năm 2019 và theo thông báo thì nó sẽ sớm hoàn thành cụm tác chiến của riêng mình trong đầu năm 2021, như vậy là chỉ mất hơn 1 năm. Trong khi đó, Anh phải mất tới hơn 3 năm mới có thể làm điều tương tự.
Ảnh: Tàu sân bay Anh thực hành tiếp dầu song song trên biển. Nguồn ảnh: HMS.
Dù chiếc Queen Elizabeth có thiết kế khá tốt và mang được nhiều tiêm kích vượt trội so với tàu sân bay Trung Quốc, tuy nhiên chất lượng đội tàu hộ tống của họ lại quá tồi. Trong khi chiếc tàu sân bay 65.000 tấn của họ có thể coi là tốt nhất trong cùng phân khúc tàu sân bay chạy năng lượng thông thường, nó chỉ có 2 chiếc khu trục hạm Type-45 và 2 chiếc khinh hạm Type-23 hộ tống trong biên đội. Đây là đội tàu hộ tống thua xa Trung Quốc chứ chưa cần so với Mỹ. Nguồn ảnh: HMS.
Sự việc này là kết quả của việc chỉ chăm chăm vào phát triển tàu sân bay mà bỏ quên phát triển đội tàu hộ tống hỗ trợ tác chiến một cách đồng đều dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười của Hải quân Anh ngày hôm nay.
Ảnh: Tàu Queen Elizabeth cùng hai tàu tên lửa hộ tống. Nguồn ảnh: HMS.
Dẫu vậy, Hải quân Anh trong năm 2020 đã tuyên bố rằng sẽ cử cụm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth tới khu vực Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, cùng với đó là bảo vệ quyền lợi của các đồng minh và đối tác của Anh trong khu vực, hỗ trợ chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ. Nguồn ảnh: HMS.
Việc Anh đã hoàn thành xong cụm tác chiến tàu sân bay Elizabeth của mình là minh chứng rõ ràng cho việc họ sẽ thực hiện tuyên bố mà họ đưa ra vào năm ngoái. Cùng với đó, đây là bước đi nhằm khôi phục khả năng triển khai viễn dương của Hải quân Anh.
Ảnh: Tàu sân bay Anh và Mỹ cùng phối hợp trong một cuộc diễn tập. Nguồn ảnh: HMS.
Ngoài chiếc Queen Elizabeth, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đang có một tàu sân bay khác cùng lớp đang trong giai đoạn thử nghiệm là chiếc Prince of Wales. Hiện tại, nó đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong việc thiếu thốn máy bay F-35B cần thiết để hoàn thành sức mạnh tác chiến cụm tàu sân bay và người ta chưa biết rằng nó sẽ bị trì hoãn đến bao giờ. Nguồn ảnh: HMS.
Cận cảnh sức mạnh cảu tàu sân bay Queen Elizabeth - chiến hạm đắt nhất lịch sử của Hải quân Hoàng gia Anh.