Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa hề hòa bình mà chỉ ngừng bắn, hai bên có thể tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Vậy nên, Quân đội Hàn Quốc vẫn "âm thầm" chuẩn bị cho chiến tranh giữa lòng các thành phố lớn phồn hoa, thịnh vượng của nước này. Nguồn ảnh: Chosul.Rất nhiều tòa nhà cao tầng ở Hàn Quốc đều có xây dựng boong-ke để chiến đấu. Khi xảy ra chiến tranh, đây sẽ là những cụm hỏa lực trọng yếu để cản bước bộ binh đối phương. Ảnh: Lỗ châu mai tại một tòa nhà cao tầng ở thủ đô Seoul. Nguồn ảnh: Chosul.Hầu hết các công trình công cộng và công trình của nhà nước đều có trang bị các boong-ke và lỗ châu mai kiểu này, một vài công trình có vị trí trọng điểm cũng bị buộc phải thiết kế thêm lỗ châu mai để sẵn sàng cho chiến tranh. Nguồn ảnh: Chosul.Dọc bờ sông Hán cũng như ở nhiều bãi biển của Hàn Quốc, các bãi cọc chống đổ bộ đường biển được xây dựng từ cách đây nhiều chục năm, tới giờ vẫn được thường xuyên gia cố lại. Nguồn ảnh: Chosul.Các lối ra vào ga tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul đều có biển báo "hầm trú ẩn" bằng tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Khi xảy ra chiến tranh, các hầm trú ẩn này sẽ là nơi ẩn náu an toàn cho dân chúng trước hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Chosul.Tại các thành phố không có hệ thống tàu điện ngầm, các hầm trú ẩn cũng được xây dựng với mật độ rất dày đặc, đảm bảo người dân có thể tìm được nơi trú ẩn an toàn khi xung đột xảy ra. Nguồn ảnh: Chosul.Các tuyến đường huyết mạch ở Hàn Quốc đều có sẵn bẫy chống xe tăng. Khi xảy ra chiến sự, chỉ cần một lượng thuốc nổ nhỏ cũng có thể khiến các khối bê-tông khổng lồ đổ ra đường, ngăn chặn xe tăng và cơ giới của đối phương tràn qua. Nguồn ảnh: Chosul.Kiểu thiết kế này thường thấy ở rất nhiều tuyến đường cao tốc ở Hàn Quốc. Dù bề ngoài không có nhiều khác biệt nhưng đây lại là biểu hiện cho thấy Seoul luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến mới. Nguồn ảnh: Chosul.Thậm chí ở nhiều khu vực, dọc hai bên đường quốc lộ, cao tốc còn có cả gờ chống xe tăng. Khi đường chính bị chặn bởi những khối bê-tông khổng lồ nói trên, xe tăng và cơ giới của đối phương thậm chí còn không thể đi được đường vòng. Nguồn ảnh: Chosul.Ngay ở giữa Thủ đô Seoul - nơi cách đường giới tuyến DMZ chỉ khoảng 60 km đường "chim bay", rất nhiều hệ thống phòng không vẫn được Quân đội Hàn Quốc triển khai trên nóc nhà cao tầng. Nguồn ảnh: Chosul.Đây là phương án phòng thủ rất hiệu quả, tránh trường hợp không quân Triều Tiên có thể tấn công phủ đầu thủ đô của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.Các hệ thống phòng không ở Seoul được triển khai một cách âm thầm và lặng lẽ, thậm chí nhiều người dân ở thủ đô này còn không biết ngay trên đầu họ, là những dàn hỏa lực mạnh khủng khiếp. Nguồn ảnh: Chosul.Trực thăng vận tải của Quân đội Hàn Quốc mang các hệ thống pháo, tên lửa phòng không lên nóc nhà cao tầng ở Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.Binh lính Hàn Quốc luôn túc trực tại đây 24/7, sẵn sàng chiến đấu bất cứ khi nào có lệnh. Nguồn ảnh: Chosul. Quân đội Hàn Quốc phòng thủ ở Seoul.
Về mặt lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa hề hòa bình mà chỉ ngừng bắn, hai bên có thể tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Vậy nên, Quân đội Hàn Quốc vẫn "âm thầm" chuẩn bị cho chiến tranh giữa lòng các thành phố lớn phồn hoa, thịnh vượng của nước này. Nguồn ảnh: Chosul.
Rất nhiều tòa nhà cao tầng ở Hàn Quốc đều có xây dựng boong-ke để chiến đấu. Khi xảy ra chiến tranh, đây sẽ là những cụm hỏa lực trọng yếu để cản bước bộ binh đối phương. Ảnh: Lỗ châu mai tại một tòa nhà cao tầng ở thủ đô Seoul. Nguồn ảnh: Chosul.
Hầu hết các công trình công cộng và công trình của nhà nước đều có trang bị các boong-ke và lỗ châu mai kiểu này, một vài công trình có vị trí trọng điểm cũng bị buộc phải thiết kế thêm lỗ châu mai để sẵn sàng cho chiến tranh. Nguồn ảnh: Chosul.
Dọc bờ sông Hán cũng như ở nhiều bãi biển của Hàn Quốc, các bãi cọc chống đổ bộ đường biển được xây dựng từ cách đây nhiều chục năm, tới giờ vẫn được thường xuyên gia cố lại. Nguồn ảnh: Chosul.
Các lối ra vào ga tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul đều có biển báo "hầm trú ẩn" bằng tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Khi xảy ra chiến tranh, các hầm trú ẩn này sẽ là nơi ẩn náu an toàn cho dân chúng trước hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Chosul.
Tại các thành phố không có hệ thống tàu điện ngầm, các hầm trú ẩn cũng được xây dựng với mật độ rất dày đặc, đảm bảo người dân có thể tìm được nơi trú ẩn an toàn khi xung đột xảy ra. Nguồn ảnh: Chosul.
Các tuyến đường huyết mạch ở Hàn Quốc đều có sẵn bẫy chống xe tăng. Khi xảy ra chiến sự, chỉ cần một lượng thuốc nổ nhỏ cũng có thể khiến các khối bê-tông khổng lồ đổ ra đường, ngăn chặn xe tăng và cơ giới của đối phương tràn qua. Nguồn ảnh: Chosul.
Kiểu thiết kế này thường thấy ở rất nhiều tuyến đường cao tốc ở Hàn Quốc. Dù bề ngoài không có nhiều khác biệt nhưng đây lại là biểu hiện cho thấy Seoul luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến mới. Nguồn ảnh: Chosul.
Thậm chí ở nhiều khu vực, dọc hai bên đường quốc lộ, cao tốc còn có cả gờ chống xe tăng. Khi đường chính bị chặn bởi những khối bê-tông khổng lồ nói trên, xe tăng và cơ giới của đối phương thậm chí còn không thể đi được đường vòng. Nguồn ảnh: Chosul.
Ngay ở giữa Thủ đô Seoul - nơi cách đường giới tuyến DMZ chỉ khoảng 60 km đường "chim bay", rất nhiều hệ thống phòng không vẫn được Quân đội Hàn Quốc triển khai trên nóc nhà cao tầng. Nguồn ảnh: Chosul.
Đây là phương án phòng thủ rất hiệu quả, tránh trường hợp không quân Triều Tiên có thể tấn công phủ đầu thủ đô của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.
Các hệ thống phòng không ở Seoul được triển khai một cách âm thầm và lặng lẽ, thậm chí nhiều người dân ở thủ đô này còn không biết ngay trên đầu họ, là những dàn hỏa lực mạnh khủng khiếp. Nguồn ảnh: Chosul.
Trực thăng vận tải của Quân đội Hàn Quốc mang các hệ thống pháo, tên lửa phòng không lên nóc nhà cao tầng ở Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.
Binh lính Hàn Quốc luôn túc trực tại đây 24/7, sẵn sàng chiến đấu bất cứ khi nào có lệnh. Nguồn ảnh: Chosul.
Quân đội Hàn Quốc phòng thủ ở Seoul.