Được sản xuất từ năm 1963, loại bom nguyên tử B-61 có kích thước cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng rất nhẹ chỉ khoảng 320 kg nhưng lại có sức công phá cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Wiki.Mới đây, những hình ảnh về quá trình thử nghiệm loại bom này của Quân đội Mỹ đã được đăng tải lên internet. Trong quá trình thử nghiệm này, bom hạt nhân B-61 không được gắn đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình thử nghiệm bao gồm việc triển khai loại bom này trong nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có việc thả bom hạt nhân B-61 từ máy bay tiêm kích F-15 với hệ thống dù hãm để "câu giờ" kéo dài thời gian bom chạm nổ nhằm giúp phi công tiêm kích có khả năng chạy thoát khỏi vùng ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Sina.Khi được thả từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2, quả bom hạt nhân B-61 sẽ được tăng cường độ chính xác và sức công phá với hệ thống dẫn đường và tên lửa đẩy giúp nó bay theo quỹ đạo xoắn ốc. Nguồn ảnh: Sina.Đây là một trong các loại bom hạt nhân được dự trữ với số lượng nhiều nhất của Mỹ, loại bom này có trọng lượng chỉ 320 kg, chiều dài khoảng 3,56 mét, có đường kính khoảng 33 cm tuy nhiên lại có sức công phá cực lớn. Nguồn ảnh: Eurasia.Tùy theo từng phiên bản mà bom hạt nhân có thể có sức công phá từ 0,3 cho tới 340 kilotons nghĩa là có sức công phá tương đương với khoảng từ 300 cho tới 340 nghìn tấn thuốc nổ TNT. Nguồn ảnh: Youtube.Theo các tài liệu từ thời chiến tranh lạnh được phía Mỹ giải mã, tính từ năm 1963 cho tới năm 1968 nước này đã sản xuất được tổng cộng 3.155 quả bom B-61 với nhiều phiên bản khác nhau có thể triển khai được từ nhiều phương tiện ở nhiều điều kiện khác nhau. Nguồn ảnh: Nuclearproject.Tính từ khi ra đời tới nay, loại bom hạt nhân B-61 này đã có khả năng được triển khai từ khoảng... hơn 20 loại máy bay khác nhau của Không quân Mỹ bao gồm FB-111A, B-1 Lancer, B-2 Lancer, B-52, F-101, F-100D, F/A-18, F-4 Phantom, F-15, F-16, F-22 và mới nhất là F-35. Nguồn ảnh: Aviation.
Được sản xuất từ năm 1963, loại bom nguyên tử B-61 có kích thước cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng rất nhẹ chỉ khoảng 320 kg nhưng lại có sức công phá cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Wiki.
Mới đây, những hình ảnh về quá trình thử nghiệm loại bom này của Quân đội Mỹ đã được đăng tải lên internet. Trong quá trình thử nghiệm này, bom hạt nhân B-61 không được gắn đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình thử nghiệm bao gồm việc triển khai loại bom này trong nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có việc thả bom hạt nhân B-61 từ máy bay tiêm kích F-15 với hệ thống dù hãm để "câu giờ" kéo dài thời gian bom chạm nổ nhằm giúp phi công tiêm kích có khả năng chạy thoát khỏi vùng ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Sina.
Khi được thả từ máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2, quả bom hạt nhân B-61 sẽ được tăng cường độ chính xác và sức công phá với hệ thống dẫn đường và tên lửa đẩy giúp nó bay theo quỹ đạo xoắn ốc. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là một trong các loại bom hạt nhân được dự trữ với số lượng nhiều nhất của Mỹ, loại bom này có trọng lượng chỉ 320 kg, chiều dài khoảng 3,56 mét, có đường kính khoảng 33 cm tuy nhiên lại có sức công phá cực lớn. Nguồn ảnh: Eurasia.
Tùy theo từng phiên bản mà bom hạt nhân có thể có sức công phá từ 0,3 cho tới 340 kilotons nghĩa là có sức công phá tương đương với khoảng từ 300 cho tới 340 nghìn tấn thuốc nổ TNT. Nguồn ảnh: Youtube.
Theo các tài liệu từ thời chiến tranh lạnh được phía Mỹ giải mã, tính từ năm 1963 cho tới năm 1968 nước này đã sản xuất được tổng cộng 3.155 quả bom B-61 với nhiều phiên bản khác nhau có thể triển khai được từ nhiều phương tiện ở nhiều điều kiện khác nhau. Nguồn ảnh: Nuclearproject.
Tính từ khi ra đời tới nay, loại bom hạt nhân B-61 này đã có khả năng được triển khai từ khoảng... hơn 20 loại máy bay khác nhau của Không quân Mỹ bao gồm FB-111A, B-1 Lancer, B-2 Lancer, B-52, F-101, F-100D, F/A-18, F-4 Phantom, F-15, F-16, F-22 và mới nhất là F-35. Nguồn ảnh: Aviation.