Các phiến quân của Lực lượng Phòng vệ Tigray (TDF) đã một lần nữa tìm cách tấn công vào các vị trí của quân chính phủ Ethiopia. Cuộc tấn công sử dụng xe tăng T-72.Tuy nhiên, sau đòn tấn công của máy bay không người lái (UAV) Mohajer-6 trong tay quân chính phủ, chiếc xe tăng T-72 của phiến quân đã bị phá hủy.Đáng nói, chỉ sau một đòn tấn công của UAV, chiếc xe tăng chủ lực T-72 đã biến thành đống sắt vụn.Các bức ảnh về chiếc xe tăng chủ lực T-72 của TDF lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Tháp pháo bị thổi bay cho thấy đây là một vụ nổ cực mạnh, các thành phần và bộ phận khác của xe tăng vương vãi trong bán kính vài chục mét.Được biết, máy bay không người lái Mohajer-6 do Iran phát triển mới chỉ xuất hiện ở Ethiopia trong thời gian gần đây, nhưng nó đã chứng tỏ khả năng trong việc chống lại các lực lượng nổi dậy tại khu vực này.Nhiều mục tiêu đã bị phá hủy nhanh chóng chỉ sau một đòn đánh của máy bay chiến đấu không người lái Mohajer-6.Ngoài xe tăng T-72, nạn nhân của UAV chiến đấu Mohajer-6 còn có cả xe tăng T-54/55 và T-62.Việc chiếc xe tăng chủ lực T-72 bị phá hủy bởi UAV chiến đấu Mohajer-6 đã gây bất ngờ cho giới quan sát, bởi hiện T-72 vẫn là một trong những dòng xe tăng mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới hiện nay.T-72 được coi là vũ khí có uy lực hàng đầu trên chiến trường khi xuất hiện lần đầu năm 1973. Dòng xe này có kích thước nhỏ gọn, trang bị giáp phức hợp, pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125 mm hoàn toàn mới cùng hệ thống đo xa laser và máy tính đường đạn.Hệ thống nạp đạn tự động giúp thu nhỏ kích cỡ tháp pháo, dù pháo 2A46M và đạn cỡ 125 mm trên T-72 có kích thước lớn hơn các xe tăng trước đó, đồng thời giảm quy mô tổ lái xuống chỉ còn ba người.Động cơ công suất 780 mã lực giúp phiên bản T-72 đầu tiên đạt tốc độ tối đa 60 km/h trên đường nhựa, nhưng vẫn bị coi là yếu so với dòng xe này.T-72 được trang bị lớp giáp vượt trội so với những xe tăng chủ lực cùng thời của Mỹ và NATO.Giáp phức hợp gồm nhiều lớp thép và sợi thủy tinh giúp mặt trước T-72 sở hữu khả năng phòng vệ tương đương giáp thép cán đồng nhất (RHA) dày 450 mm.Phiên bản T-72B1 được bổ sung giáp mặt trước, tăng 50% khả năng chống chịu trước đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) của phương Tây.Giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-1 tăng gấp đôi sức chống chịu của xe tăng T-72 trước đạn chống tăng nổ lõm (HEAT).Tới giữa thập niên 1980, phiên bản giáp phản ứng nổ Kontakt-5 ra đời, cho phép T-72 duy trì khả năng chiến đấu trước những tên lửa chống tăng tối tân của Mỹ thời đó như TOW.Xe tăng T-72 đóng vai trò chủ lực trong đội hình bộ binh cơ giới của Liên Xô suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời được xuất khẩu tới nhiều quốc gia, bao gồm cả một số nước châu Phi.Tuy nhiên, T-72 lại dễ dàng bị tiêu diệt trong các cuộc xung đột tại Trung Đông, chủ yếu do quá trình huấn luyện sơ sài và chỉ huy kém của quân đội các nước sở tại.Một số điểm yếu trên biến thể T-72M xuất khẩu cũng được lộ diện như đạn có sức xuyên phá chỉ bằng một nửa bản T-72 nội địa Liên Xô, hệ thống điều khiển hỏa lực và nhìn đêm kém cũng kém hơn.Hiện phiên bản mới nhất của dòng xe tăng này mang tên T-72B3 đã được Nga nâng cấp với nhiều cải tiến vượt trội. Tuy nhiên biến thể này mới chỉ được trang bị trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-72 do Liên Xô sản xuất và xuất khẩu khắp thế giới suốt nửa thế kỷ qua. Nguồn: Armies.
Các phiến quân của Lực lượng Phòng vệ Tigray (TDF) đã một lần nữa tìm cách tấn công vào các vị trí của quân chính phủ Ethiopia. Cuộc tấn công sử dụng xe tăng T-72.
Tuy nhiên, sau đòn tấn công của máy bay không người lái (UAV) Mohajer-6 trong tay quân chính phủ, chiếc xe tăng T-72 của phiến quân đã bị phá hủy.
Đáng nói, chỉ sau một đòn tấn công của UAV, chiếc xe tăng chủ lực T-72 đã biến thành đống sắt vụn.
Các bức ảnh về chiếc xe tăng chủ lực T-72 của TDF lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Tháp pháo bị thổi bay cho thấy đây là một vụ nổ cực mạnh, các thành phần và bộ phận khác của xe tăng vương vãi trong bán kính vài chục mét.
Được biết, máy bay không người lái Mohajer-6 do Iran phát triển mới chỉ xuất hiện ở Ethiopia trong thời gian gần đây, nhưng nó đã chứng tỏ khả năng trong việc chống lại các lực lượng nổi dậy tại khu vực này.
Nhiều mục tiêu đã bị phá hủy nhanh chóng chỉ sau một đòn đánh của máy bay chiến đấu không người lái Mohajer-6.
Ngoài xe tăng T-72, nạn nhân của UAV chiến đấu Mohajer-6 còn có cả xe tăng T-54/55 và T-62.
Việc chiếc xe tăng chủ lực T-72 bị phá hủy bởi UAV chiến đấu Mohajer-6 đã gây bất ngờ cho giới quan sát, bởi hiện T-72 vẫn là một trong những dòng xe tăng mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới hiện nay.
T-72 được coi là vũ khí có uy lực hàng đầu trên chiến trường khi xuất hiện lần đầu năm 1973. Dòng xe này có kích thước nhỏ gọn, trang bị giáp phức hợp, pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125 mm hoàn toàn mới cùng hệ thống đo xa laser và máy tính đường đạn.
Hệ thống nạp đạn tự động giúp thu nhỏ kích cỡ tháp pháo, dù pháo 2A46M và đạn cỡ 125 mm trên T-72 có kích thước lớn hơn các xe tăng trước đó, đồng thời giảm quy mô tổ lái xuống chỉ còn ba người.
Động cơ công suất 780 mã lực giúp phiên bản T-72 đầu tiên đạt tốc độ tối đa 60 km/h trên đường nhựa, nhưng vẫn bị coi là yếu so với dòng xe này.
T-72 được trang bị lớp giáp vượt trội so với những xe tăng chủ lực cùng thời của Mỹ và NATO.
Giáp phức hợp gồm nhiều lớp thép và sợi thủy tinh giúp mặt trước T-72 sở hữu khả năng phòng vệ tương đương giáp thép cán đồng nhất (RHA) dày 450 mm.
Phiên bản T-72B1 được bổ sung giáp mặt trước, tăng 50% khả năng chống chịu trước đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) của phương Tây.
Giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-1 tăng gấp đôi sức chống chịu của xe tăng T-72 trước đạn chống tăng nổ lõm (HEAT).
Tới giữa thập niên 1980, phiên bản giáp phản ứng nổ Kontakt-5 ra đời, cho phép T-72 duy trì khả năng chiến đấu trước những tên lửa chống tăng tối tân của Mỹ thời đó như TOW.
Xe tăng T-72 đóng vai trò chủ lực trong đội hình bộ binh cơ giới của Liên Xô suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời được xuất khẩu tới nhiều quốc gia, bao gồm cả một số nước châu Phi.
Tuy nhiên, T-72 lại dễ dàng bị tiêu diệt trong các cuộc xung đột tại Trung Đông, chủ yếu do quá trình huấn luyện sơ sài và chỉ huy kém của quân đội các nước sở tại.
Một số điểm yếu trên biến thể T-72M xuất khẩu cũng được lộ diện như đạn có sức xuyên phá chỉ bằng một nửa bản T-72 nội địa Liên Xô, hệ thống điều khiển hỏa lực và nhìn đêm kém cũng kém hơn.
Hiện phiên bản mới nhất của dòng xe tăng này mang tên T-72B3 đã được Nga nâng cấp với nhiều cải tiến vượt trội. Tuy nhiên biến thể này mới chỉ được trang bị trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-72 do Liên Xô sản xuất và xuất khẩu khắp thế giới suốt nửa thế kỷ qua. Nguồn: Armies.