Tờ Avia.pro của Nga dẫn nguồn thạo tin, cho biết Ấn Độ đang có ý định đặt mua tới 1770 xe tăng chủ lực T-14 Armata từ Nga.Theo đó, yêu cầu được mua một số lượng lớn xe tăng chủ lực loại này, đã được Ấn Độ gửi tới Rosoboronexport. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về phản ứng cụ thể của phía Nga cho hợp đồng khổng lồ nói trên.Ấn Độ hiện đang là bạn hàng vũ khí lớn nhất của Nga, quốc gia này đang sở hữu rất nhiều loại vũ khí tối tân mua từ Moscow, trong số đó phải kể tới xe tăng chủ lực T-90.Nếu hợp đồng đặt mua cùng lúc 1770 xe tăng T-14 của Ấn Độ với Nga thành hiện thực, đây nhiều khả năng sẽ trở thành hợp đồng quân sự có giá trị lớn nhất từ trước tới nay giữa hai quốc gia.Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Ấn Độ với lợi thế về tiềm lực tài chính hùng hậu, sẽ đặt mua một số lượng lớn xe tăng chủ lực T-14 Armata từ Nga, kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ.Đây cũng là điều từng xảy ra trong quá khứ với loại xe tăng chủ lực T-90. Tuy phiên bản nội địa của T-90 do Ấn Độ tự sản xuất được cho là có chất lượng không cao, tuy nhiên về cơ bản, nước này cũng đã nắm được những công nghệ cốt lõi của xe tăng chủ lực Nga.Ra mắt từ năm 2015, T-14 Armata được Nga giới thiệu là mẫu xe tăng của thế hệ mới, với triết lý thiết kế khác hoàn toàn so với các loại xe tăng trước đây.Điểm khác biệt lớn nhất, đó là toàn bộ phần tháp pháo của T-14 Armata được điều khiển tự động hoàn toàn, kíp chiến đấu sẽ ngồi trong khoang bọc kín ở phần trước thân xe, điều khiển phương tiện hoàn toàn thông qua hệ thống máy tính.Dù được quảng cáo là phương tiện xe tăng thế hệ mới, các mẫu T-14 Armata hiện nay của Nga vẫn chỉ sử dụng nòng pháo cỡ 125mm. Nhiều thông tin cho rằng trong tương lai, xe tăng sẽ được trang bị pháo nòng trơn có cỡ nòng lên tới 152mm.Ngoài ra, bất chấp việc xe tăng T-14 Armata có thiết kế cực kỳ hiện đại, cái giá của loại xe tăng này vẫn rất rẻ, ước tính chỉ vào khoảng 4 triệu USD cho mỗi chiếc.So với các loại xe tăng chủ lực của phương Tây, cái giá 4 triệu USD là không quá nhiều. Tuy nhiên với Nga, đây là một rào cản lớn, khiến T-14 khó có thể được trang bị ở quy mô lớn trong thời gian ngắn.Hiện tại, ước tính mới chỉ có khoảng 25 chiếc xe tăng chủ lực T-14 Armata được Nga sản xuất và sử dụng hạn chế trong lực lượng. Quốc gia này cũng từng đặt mục tiêu, sản xuất được khoảng 100 chiếc Armata để sử dụng nội địa.Nếu kinh phí đang là trở ngại chính của việc tăng cường số lượng xe tăng T-14 Armata, việc Ấn Độ muốn mua một số lượng lớn xe tăng loại này, rất có thể sẽ là "lối thoát" cho tương lai của dòng xe tăng T-14.Tuy nhiên phiên bản xuất khẩu của T-14 Armata tới nay vẫn chưa xuất hiện, và nhiều khả năng trong tương lai, Nga sẽ phải cải biên loại xe tăng này đôi chút, để phù hợp hơn với mục đích thương mai. Nguồn ảnh: Ydex. Sức mạnh của xe tăng T-14 Armata liệu có là sự thực, hay chỉ là tin đồn. Nguồn: Armies.
Tờ Avia.pro của Nga dẫn nguồn thạo tin, cho biết Ấn Độ đang có ý định đặt mua tới 1770 xe tăng chủ lực T-14 Armata từ Nga.
Theo đó, yêu cầu được mua một số lượng lớn xe tăng chủ lực loại này, đã được Ấn Độ gửi tới Rosoboronexport. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về phản ứng cụ thể của phía Nga cho hợp đồng khổng lồ nói trên.
Ấn Độ hiện đang là bạn hàng vũ khí lớn nhất của Nga, quốc gia này đang sở hữu rất nhiều loại vũ khí tối tân mua từ Moscow, trong số đó phải kể tới xe tăng chủ lực T-90.
Nếu hợp đồng đặt mua cùng lúc 1770 xe tăng T-14 của Ấn Độ với Nga thành hiện thực, đây nhiều khả năng sẽ trở thành hợp đồng quân sự có giá trị lớn nhất từ trước tới nay giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Ấn Độ với lợi thế về tiềm lực tài chính hùng hậu, sẽ đặt mua một số lượng lớn xe tăng chủ lực T-14 Armata từ Nga, kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ.
Đây cũng là điều từng xảy ra trong quá khứ với loại xe tăng chủ lực T-90. Tuy phiên bản nội địa của T-90 do Ấn Độ tự sản xuất được cho là có chất lượng không cao, tuy nhiên về cơ bản, nước này cũng đã nắm được những công nghệ cốt lõi của xe tăng chủ lực Nga.
Ra mắt từ năm 2015, T-14 Armata được Nga giới thiệu là mẫu xe tăng của thế hệ mới, với triết lý thiết kế khác hoàn toàn so với các loại xe tăng trước đây.
Điểm khác biệt lớn nhất, đó là toàn bộ phần tháp pháo của T-14 Armata được điều khiển tự động hoàn toàn, kíp chiến đấu sẽ ngồi trong khoang bọc kín ở phần trước thân xe, điều khiển phương tiện hoàn toàn thông qua hệ thống máy tính.
Dù được quảng cáo là phương tiện xe tăng thế hệ mới, các mẫu T-14 Armata hiện nay của Nga vẫn chỉ sử dụng nòng pháo cỡ 125mm. Nhiều thông tin cho rằng trong tương lai, xe tăng sẽ được trang bị pháo nòng trơn có cỡ nòng lên tới 152mm.
Ngoài ra, bất chấp việc xe tăng T-14 Armata có thiết kế cực kỳ hiện đại, cái giá của loại xe tăng này vẫn rất rẻ, ước tính chỉ vào khoảng 4 triệu USD cho mỗi chiếc.
So với các loại xe tăng chủ lực của phương Tây, cái giá 4 triệu USD là không quá nhiều. Tuy nhiên với Nga, đây là một rào cản lớn, khiến T-14 khó có thể được trang bị ở quy mô lớn trong thời gian ngắn.
Hiện tại, ước tính mới chỉ có khoảng 25 chiếc xe tăng chủ lực T-14 Armata được Nga sản xuất và sử dụng hạn chế trong lực lượng. Quốc gia này cũng từng đặt mục tiêu, sản xuất được khoảng 100 chiếc Armata để sử dụng nội địa.
Nếu kinh phí đang là trở ngại chính của việc tăng cường số lượng xe tăng T-14 Armata, việc Ấn Độ muốn mua một số lượng lớn xe tăng loại này, rất có thể sẽ là "lối thoát" cho tương lai của dòng xe tăng T-14.
Tuy nhiên phiên bản xuất khẩu của T-14 Armata tới nay vẫn chưa xuất hiện, và nhiều khả năng trong tương lai, Nga sẽ phải cải biên loại xe tăng này đôi chút, để phù hợp hơn với mục đích thương mai. Nguồn ảnh: Ydex.
Sức mạnh của xe tăng T-14 Armata liệu có là sự thực, hay chỉ là tin đồn. Nguồn: Armies.