Hãng tin Nga Russia Today (RT) đưa tin, Quân đội Nga chỉ còn cách 7 km nữa là có thể cắt đứt đường tiếp tế chính của 100.000 quân Ukraine ở Donbass, đồng thời có thể cắt đứt đường rút lui chính của Quân đội Ukraine.Sau khi chiếm được cứ điểm Ocheretine hồi tháng 4 vừa qua, Quân đội Nga tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát. Hướng về “Con đường sự sống T0504”, đây cũng là tuyến tiếp tế chính cho thành phố Chasov Yar, chiến trường chính của cuộc giao tranh ác liệt giữa Nga và Ukraine.Chỉ cần đường cao tốc T0504 bị cắt đứt, pháo đài Chasov Yar về cơ bản sẽ không phải là vấn đề lớn. Thậm chí, huyết mạch của 100.000 quân Ukraine trên mặt trận Donbass cũng bị cắt đứt hoàn toàn.Giờ đây, Quân đội Nga đã tái chiếm làng Klishchiivka, nơi đây có những điểm cao có giá trị chiến thuật ở phía nam Chasov Yar. Đây cũng là vị trí có địa hình cao nhất trong khu vực, nên Quân đội Nga có thể triển khai pháo binh tại đây, đe dọa phong tỏa trực tiếp đường cao tốc T0504.Hoặc Quân đội Nga có thể từ đầu cầu Ocheretine, cắt đường cao tốc T0504 ở đoạn từ thành phố Kostiantynivka tới Pokrovsk và cũng cắt đứt tuyến đường huyết mạch tiếp tế cho Kostiantynivka và Chasov Yar. Sau đó bao vây thành phố Kostiantynivka, hình thành gọng kìm bao vây Chasov Yar.Hiện Quân đội Nga đang thực hiện một chiến thuật đặc biệt trong chiến lược “nghìn vết chém”, đó là sử dụng các nhóm bộ binh nhỏ để tiến hành chiến thuật trinh sát và tấn công, dần dần xé nát tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine.Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiến thuật nhóm nhỏ trên là chiến thuật đặc trưng của lính đánh thuê Wagner, với các tổ bộ binh 6 người tiến về phía trước để phát hiện các điểm hỏa lực của quân Ukraine. Trong trường hợp có thương vong nghiêm trọng, họ ẩn nấp tại chỗ và tìm hầm trú ẩn, đợi đợt trinh sát tiếp theo. Chính diện tiến công của mỗi nhóm trên là rất nhỏ và thậm chí không cần đến súng trường tấn công AK12, mà chỉ cần có bộ đàm là đủ, để phát hiện điểm hỏa lực của quân Ukraine và nhanh chóng báo cáo, để hỏa lực pháo binh, tên lửa, UAV FPV và thậm chí là bom lượn hạng nặng tấn công chính xác.Đặc điểm của Quân đội Ukraine là hỏa lực pháo binh không mạnh và không thể bắn vãi đạn như pháo binh Nga. Nhưng bù lại là mức độ chỉ huy của Quân đội Ukraine được thông tin hóa tương đối cao và có thể được triển khai phân tán trên một khu vực rộng lớn, do vậy hỏa lực có thể được tập trung một cách chính xác.Tuy nhiên việc chia Quân đội Nga thành vô số nhóm trinh sát nhỏ, phân tán, sẽ khiến pháo binh Ukraine khó có thể phát huy lợi thế hỏa lực. Sau khi đội trinh sát thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công, lực lượng cơ giới của Nga mới được đưa vào chiến trường tiến hành các hoạt động đột phá. Moscow từng tuyên bố, nếu Ukraine không chiến đấu, họ có thể tạo cho Quân đội Ukraine “một lối thoát”. Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng, nếu Ukraine “tự giác” từ bỏ 26.000 km2 các khu vực do Ukraine kiểm soát ở Zaporizhia, Kherson, Donetsk và Luhansk. Nga có thể ngay lập tức “đàm phán hòa bình” với Ukraine.Tổng thống Putin cho biết, Quân đội Nga cũng sẽ mở một lối thoát và cho phép Quân đội Ukraine ở khu vực Donbass sơ tán khỏi chiến trường an toàn và Quân đội Nga sẽ không tấn công nữa. Muốn như vậy, Kiev phải nhường các tỉnh Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Kherson cho Nga. Đồng thời Moscow yêu cầu phi quân sự hóa Ukraine, tức là giải trừ quân bị. Đề cập đến điều kiện do Nga đưa ra vào năm 2022, Quân đội Ukraine chỉ được giữ lại 100.000 quân và không được trang bị bệ phóng rocket, tên lửa có tầm bắn hơn 40 km. Ngoài ra Ukraine cũng phải đồng ý không gia nhập NATO hay ký các hiệp ước quân sự với Mỹ và các nước phương Tây. Bằng cách này, Moscow có thể giải thích với cả nước và tuyên bố rằng, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã “giành thắng lợi hoàn toàn”.Về tiềm lực chiến tranh, Nga đã chiến đấu trong hai năm rưỡi và chịu thương vong 350.000 quân, nhưng Nga vẫn có thể chịu đựng được. Điều quan trọng, Nga là một quốc gia giàu tài nguyên, chỉ cần tài nguyên có thể được bán ở châu Á, nền kinh tế Nga sẽ không gặp vấn đề lớn trong thời gian ngắn. Trừ khi có những vấn đề khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước công nghiệp châu Á.Tuy nhiên, chỉ cần châu Âu và Mỹ tiếp tục ủng hộ Ukraine thì chiến tranh sẽ khó thực sự kết thúc. Trên thực tế, mấu chốt của cuộc chiến Nga-Ukraine không phải là Mỹ mà là Ukraine, quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây, muốn cạnh tranh với Nga. Và khi xung đột nổ ra, đó là cơ hội cho Mỹ.Có thể thấy, các nước chống Nga triệt để nhất không phải là các nước NATO cũ như Anh, Pháp, Đức, mà chính là các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw và Liên Xô ban đầu như Ukraine, Gruzia, Ba Lan, Romania, Litva, Estonia và Latvia. Theo các chuyên gia phân tích, chừng nào Nga vẫn là một quốc gia có tiềm năng quân sự, tài nguyên và lãnh thổ, thì ngay cả khi không có NATO, các nước Đông và Trung Âu đó cũng sẽ thành lập liên minh quân sự để chống lại Nga. Đây là vận mệnh không thể tránh khỏi. Cuộc chiến Nga-Ukraine khiến các nhà hoạt động vì môi trường và lực lượng thân Nga ở EU mất thế đứng. EU cũng đang chuyển đổi thành một liên minh giữa các quốc gia và thậm chí đang bắt đầu xây dựng lại nền sản xuất công nghiệp, độc lập về năng lượng và mở rộng ảnh hưởng chính trị.Vì vậy, cho dù đó là yêu cầu của Moscow về một thỏa thuận hòa bình với Ukraine; hay Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine ở Thụy Sĩ vừa qua, thì có thể thấy một điều, khả năng hòa bình là rất thấp, chiến tranh còn rất dài. Lệnh ngừng bắn chỉ có thể thực hiện được sau khi một bên chịu tổn thất nghiêm trọng, chịu đầu hàng vô điều kiện. (Nguồn ảnh: RT, CNN, Sputnik).
Hãng tin Nga Russia Today (RT) đưa tin, Quân đội Nga chỉ còn cách 7 km nữa là có thể cắt đứt đường tiếp tế chính của 100.000 quân Ukraine ở Donbass, đồng thời có thể cắt đứt đường rút lui chính của Quân đội Ukraine.
Sau khi chiếm được cứ điểm Ocheretine hồi tháng 4 vừa qua, Quân đội Nga tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát. Hướng về “Con đường sự sống T0504”, đây cũng là tuyến tiếp tế chính cho thành phố Chasov Yar, chiến trường chính của cuộc giao tranh ác liệt giữa Nga và Ukraine.
Chỉ cần đường cao tốc T0504 bị cắt đứt, pháo đài Chasov Yar về cơ bản sẽ không phải là vấn đề lớn. Thậm chí, huyết mạch của 100.000 quân Ukraine trên mặt trận Donbass cũng bị cắt đứt hoàn toàn.
Giờ đây, Quân đội Nga đã tái chiếm làng Klishchiivka, nơi đây có những điểm cao có giá trị chiến thuật ở phía nam Chasov Yar. Đây cũng là vị trí có địa hình cao nhất trong khu vực, nên Quân đội Nga có thể triển khai pháo binh tại đây, đe dọa phong tỏa trực tiếp đường cao tốc T0504.
Hoặc Quân đội Nga có thể từ đầu cầu Ocheretine, cắt đường cao tốc T0504 ở đoạn từ thành phố Kostiantynivka tới Pokrovsk và cũng cắt đứt tuyến đường huyết mạch tiếp tế cho Kostiantynivka và Chasov Yar. Sau đó bao vây thành phố Kostiantynivka, hình thành gọng kìm bao vây Chasov Yar.
Hiện Quân đội Nga đang thực hiện một chiến thuật đặc biệt trong chiến lược “nghìn vết chém”, đó là sử dụng các nhóm bộ binh nhỏ để tiến hành chiến thuật trinh sát và tấn công, dần dần xé nát tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiến thuật nhóm nhỏ trên là chiến thuật đặc trưng của lính đánh thuê Wagner, với các tổ bộ binh 6 người tiến về phía trước để phát hiện các điểm hỏa lực của quân Ukraine. Trong trường hợp có thương vong nghiêm trọng, họ ẩn nấp tại chỗ và tìm hầm trú ẩn, đợi đợt trinh sát tiếp theo.
Chính diện tiến công của mỗi nhóm trên là rất nhỏ và thậm chí không cần đến súng trường tấn công AK12, mà chỉ cần có bộ đàm là đủ, để phát hiện điểm hỏa lực của quân Ukraine và nhanh chóng báo cáo, để hỏa lực pháo binh, tên lửa, UAV FPV và thậm chí là bom lượn hạng nặng tấn công chính xác.
Đặc điểm của Quân đội Ukraine là hỏa lực pháo binh không mạnh và không thể bắn vãi đạn như pháo binh Nga. Nhưng bù lại là mức độ chỉ huy của Quân đội Ukraine được thông tin hóa tương đối cao và có thể được triển khai phân tán trên một khu vực rộng lớn, do vậy hỏa lực có thể được tập trung một cách chính xác.
Tuy nhiên việc chia Quân đội Nga thành vô số nhóm trinh sát nhỏ, phân tán, sẽ khiến pháo binh Ukraine khó có thể phát huy lợi thế hỏa lực. Sau khi đội trinh sát thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công, lực lượng cơ giới của Nga mới được đưa vào chiến trường tiến hành các hoạt động đột phá.
Moscow từng tuyên bố, nếu Ukraine không chiến đấu, họ có thể tạo cho Quân đội Ukraine “một lối thoát”. Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng, nếu Ukraine “tự giác” từ bỏ 26.000 km2 các khu vực do Ukraine kiểm soát ở Zaporizhia, Kherson, Donetsk và Luhansk. Nga có thể ngay lập tức “đàm phán hòa bình” với Ukraine.
Tổng thống Putin cho biết, Quân đội Nga cũng sẽ mở một lối thoát và cho phép Quân đội Ukraine ở khu vực Donbass sơ tán khỏi chiến trường an toàn và Quân đội Nga sẽ không tấn công nữa. Muốn như vậy, Kiev phải nhường các tỉnh Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Kherson cho Nga.
Đồng thời Moscow yêu cầu phi quân sự hóa Ukraine, tức là giải trừ quân bị. Đề cập đến điều kiện do Nga đưa ra vào năm 2022, Quân đội Ukraine chỉ được giữ lại 100.000 quân và không được trang bị bệ phóng rocket, tên lửa có tầm bắn hơn 40 km.
Ngoài ra Ukraine cũng phải đồng ý không gia nhập NATO hay ký các hiệp ước quân sự với Mỹ và các nước phương Tây. Bằng cách này, Moscow có thể giải thích với cả nước và tuyên bố rằng, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã “giành thắng lợi hoàn toàn”.
Về tiềm lực chiến tranh, Nga đã chiến đấu trong hai năm rưỡi và chịu thương vong 350.000 quân, nhưng Nga vẫn có thể chịu đựng được. Điều quan trọng, Nga là một quốc gia giàu tài nguyên, chỉ cần tài nguyên có thể được bán ở châu Á, nền kinh tế Nga sẽ không gặp vấn đề lớn trong thời gian ngắn. Trừ khi có những vấn đề khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước công nghiệp châu Á.
Tuy nhiên, chỉ cần châu Âu và Mỹ tiếp tục ủng hộ Ukraine thì chiến tranh sẽ khó thực sự kết thúc. Trên thực tế, mấu chốt của cuộc chiến Nga-Ukraine không phải là Mỹ mà là Ukraine, quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây, muốn cạnh tranh với Nga. Và khi xung đột nổ ra, đó là cơ hội cho Mỹ.
Có thể thấy, các nước chống Nga triệt để nhất không phải là các nước NATO cũ như Anh, Pháp, Đức, mà chính là các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw và Liên Xô ban đầu như Ukraine, Gruzia, Ba Lan, Romania, Litva, Estonia và Latvia.
Theo các chuyên gia phân tích, chừng nào Nga vẫn là một quốc gia có tiềm năng quân sự, tài nguyên và lãnh thổ, thì ngay cả khi không có NATO, các nước Đông và Trung Âu đó cũng sẽ thành lập liên minh quân sự để chống lại Nga. Đây là vận mệnh không thể tránh khỏi.
Cuộc chiến Nga-Ukraine khiến các nhà hoạt động vì môi trường và lực lượng thân Nga ở EU mất thế đứng. EU cũng đang chuyển đổi thành một liên minh giữa các quốc gia và thậm chí đang bắt đầu xây dựng lại nền sản xuất công nghiệp, độc lập về năng lượng và mở rộng ảnh hưởng chính trị.
Vì vậy, cho dù đó là yêu cầu của Moscow về một thỏa thuận hòa bình với Ukraine; hay Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine ở Thụy Sĩ vừa qua, thì có thể thấy một điều, khả năng hòa bình là rất thấp, chiến tranh còn rất dài. Lệnh ngừng bắn chỉ có thể thực hiện được sau khi một bên chịu tổn thất nghiêm trọng, chịu đầu hàng vô điều kiện. (Nguồn ảnh: RT, CNN, Sputnik).