Xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra được hơn hai năm và mức độ khốc liệt của cuộc chiến luôn tập trung sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào vùng đất địa chính trị. Trong cuộc chiến này, việc hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine không còn là điều bí mật.Chính quyền của Tổng thống Biden vừa tuyên bố, sẽ dừng tất cả các đơn đặt hàng của hệ thống phòng không Patriot và NASAMS từ các đồng minh và thay vào đó chuyển giao toàn bộ những hệ thống mới được sản xuất cho Ukraine, cùng với đó là tất cả đạn tên lửa đều được cung cấp cho Ukraine.Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết khi công bố quyết định này rằng, Washington đã đưa ra "sự lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết", trước áp lực phòng không mà Ukraine phải đối mặt trong chiến tranh. Ông nhấn mạnh, Mỹ sẽ hoàn toàn hỗ trợ Ukraine và đảm bảo nước này có đủ năng lực phòng không trong cuộc chiến.Đồng thời, các đơn đặt hàng từ Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản và các nước khác đã bị hoãn vô thời hạn, để “ưu tiên” nhu cầu của Ukraine. Quyết định này khiến thị trường buôn bán vũ khí quốc tế vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng.Theo Quân đội Mỹ, kho dự trữ đạn tên lửa Patriot của Mỹ không còn nhiều và tất cả các nguồn dự trữ đạn tên lửa Patriot mới nhất đều đã được điều khẩn cấp, nhằm tăng cường cho khả năng phòng không của Ukraine.Cuộc đối đầu giữa tên lửa và lực lượng phòng không trong cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến cả hai bên phải trả giá rất đắt. Lưới điện và các cơ sở quân sự của Ukraine bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.Theo ước tính của các chuyên gia, 80% lưới điện và các cơ sở quân sự của Ukraine đã bị tên lửa Nga phá hủy. Điều này đặt Ukraine vào thế rất bất lợi trong cuộc chiến. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ cung cấp toàn bộ tên lửa Patriot cho Ukraine, thì vẫn khó có thể chống lại hoàn toàn các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Do ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ chỉ có thể sản xuất 500 đến 550 đạn tên lửa Patriot mỗi năm, nhưng Nga có thể phóng hơn 4.000 tên lửa nhằm vào Ukraine trong một năm, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, hành trình và tên lửa chống hạm. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Mỹ cung cấp toàn bộ tên lửa cho Ukraine, thì cũng chỉ có thể chặn được 1/8 cuộc tấn công của Nga.Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ làm cạn kiệt nguồn dự trữ tên lửa phòng không của các nước phương Tây, mà còn gần như cạn kiệt năng lực sản xuất tên lửa của Mỹ. Trong trường hợp này, sức mạnh phòng không của NATO cũng sẽ phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn.Các nhà phân tích dự đoán rằng, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 10 năm mới lấp đầy kho tên lửa đánh chặn Patriot. Điều này cũng có nghĩa là trong 10 năm tới, Không quân Mỹ có thể sẽ không thể tham gia một cuộc chiến quy mô lớn.Mỹ và NATO đã mất toàn bộ hệ thống tên lửa Patriot trong cuộc chiến ở Ukraine. Phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một lực lượng phòng không, có khả năng chống lại các loại vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu Su-35, tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa siêu thanh cánh ngắn của Nga.Do viện trợ cho Ukraine, kho tên lửa của NATO gần như cạn kiệt. Ngoài Mỹ, các nước NATO khác chỉ có khoảng 30 tiểu đoàn tên lửa Patriot. Mặc dù các nước như Đức, Romania, Hà Lan và Hy Lạp đã hứa cung cấp cho Ukraine mỗi nước một tiểu đoàn tên lửa, nhưng số lượng như vậy vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của Ukraine.Đồng thời với việc cạn kiệt tên lửa phòng không của phương Tây, thì Nga đã thể hiện khả năng tấn công tên lửa mạnh mẽ. Theo hãng tin Sputnik của Nga, Quân đội Nga đã thực hiện 14 cuộc tấn công tập trung vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, chống hạm và UAV Geran-2 trong tuần qua.Các cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào các cơ sở quan trọng như kho thiết bị kỹ thuật quân sự, sân bay quân sự và trạm phân phối điện. Các cuộc tấn công tên lửa của Nga đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lượng, điện, quân sự, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác của Ukraine.Nếu không có hệ thống điện, hệ thống đường sắt điện khí hóa của Ukraine sẽ không thể hoạt động bình thường và Quân đội Ukraine sẽ không thể tiếp cận tiền tuyến để tiếp tế. Đồng thời, các nhà máy vũ khí của Ukraine cũng sẽ không thể sản xuất và sửa chữa vũ khí. Điều tồi tệ hơn là do thiếu năng lượng và tài nguyên, toàn bộ hoạt động sản xuất tại các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy nước,... của Ukraine sẽ buộc phải ngừng hoạt động. Điều này sẽ khiến lực lượng Ukraine gặp khó khăn trong chiến tranh và thậm chí có thể có nguy cơ sụp đổ.Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, khả năng phòng không của NATO đã cạn kiệt và Nga sẽ không gặp nhiều mối đe dọa trong 10 năm tới. Do thiếu khả năng phòng không dã chiến, NATO sẽ không thể tiến hành một cuộc tấn công mặt đất quy mô lớn trong tương lai gần.Điều này cũng giúp Nga tự tin chuyển các hệ thống phòng không tiên tiến như S-300 và S-400 từ mặt trận NATO tới biên giới Nga-Ukraine. Chính Quân đội Nga đã rút toàn bộ lực lượng phòng không đóng tại bán đảo Scandinavia và đưa ra tiền tuyến, để tăng cường khả năng phòng không của Nga. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Sputnik).
Xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra được hơn hai năm và mức độ khốc liệt của cuộc chiến luôn tập trung sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào vùng đất địa chính trị. Trong cuộc chiến này, việc hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine không còn là điều bí mật.
Chính quyền của Tổng thống Biden vừa tuyên bố, sẽ dừng tất cả các đơn đặt hàng của hệ thống phòng không Patriot và NASAMS từ các đồng minh và thay vào đó chuyển giao toàn bộ những hệ thống mới được sản xuất cho Ukraine, cùng với đó là tất cả đạn tên lửa đều được cung cấp cho Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết khi công bố quyết định này rằng, Washington đã đưa ra "sự lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết", trước áp lực phòng không mà Ukraine phải đối mặt trong chiến tranh. Ông nhấn mạnh, Mỹ sẽ hoàn toàn hỗ trợ Ukraine và đảm bảo nước này có đủ năng lực phòng không trong cuộc chiến.
Đồng thời, các đơn đặt hàng từ Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản và các nước khác đã bị hoãn vô thời hạn, để “ưu tiên” nhu cầu của Ukraine. Quyết định này khiến thị trường buôn bán vũ khí quốc tế vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng.
Theo Quân đội Mỹ, kho dự trữ đạn tên lửa Patriot của Mỹ không còn nhiều và tất cả các nguồn dự trữ đạn tên lửa Patriot mới nhất đều đã được điều khẩn cấp, nhằm tăng cường cho khả năng phòng không của Ukraine.
Cuộc đối đầu giữa tên lửa và lực lượng phòng không trong cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến cả hai bên phải trả giá rất đắt. Lưới điện và các cơ sở quân sự của Ukraine bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.
Theo ước tính của các chuyên gia, 80% lưới điện và các cơ sở quân sự của Ukraine đã bị tên lửa Nga phá hủy. Điều này đặt Ukraine vào thế rất bất lợi trong cuộc chiến. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ cung cấp toàn bộ tên lửa Patriot cho Ukraine, thì vẫn khó có thể chống lại hoàn toàn các cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Do ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ chỉ có thể sản xuất 500 đến 550 đạn tên lửa Patriot mỗi năm, nhưng Nga có thể phóng hơn 4.000 tên lửa nhằm vào Ukraine trong một năm, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, hành trình và tên lửa chống hạm. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Mỹ cung cấp toàn bộ tên lửa cho Ukraine, thì cũng chỉ có thể chặn được 1/8 cuộc tấn công của Nga.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine không chỉ làm cạn kiệt nguồn dự trữ tên lửa phòng không của các nước phương Tây, mà còn gần như cạn kiệt năng lực sản xuất tên lửa của Mỹ. Trong trường hợp này, sức mạnh phòng không của NATO cũng sẽ phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn.
Các nhà phân tích dự đoán rằng, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 10 năm mới lấp đầy kho tên lửa đánh chặn Patriot. Điều này cũng có nghĩa là trong 10 năm tới, Không quân Mỹ có thể sẽ không thể tham gia một cuộc chiến quy mô lớn.
Mỹ và NATO đã mất toàn bộ hệ thống tên lửa Patriot trong cuộc chiến ở Ukraine. Phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một lực lượng phòng không, có khả năng chống lại các loại vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu Su-35, tên lửa đạn đạo Iskander và tên lửa siêu thanh cánh ngắn của Nga.
Do viện trợ cho Ukraine, kho tên lửa của NATO gần như cạn kiệt. Ngoài Mỹ, các nước NATO khác chỉ có khoảng 30 tiểu đoàn tên lửa Patriot. Mặc dù các nước như Đức, Romania, Hà Lan và Hy Lạp đã hứa cung cấp cho Ukraine mỗi nước một tiểu đoàn tên lửa, nhưng số lượng như vậy vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của Ukraine.
Đồng thời với việc cạn kiệt tên lửa phòng không của phương Tây, thì Nga đã thể hiện khả năng tấn công tên lửa mạnh mẽ. Theo hãng tin Sputnik của Nga, Quân đội Nga đã thực hiện 14 cuộc tấn công tập trung vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, chống hạm và UAV Geran-2 trong tuần qua.
Các cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào các cơ sở quan trọng như kho thiết bị kỹ thuật quân sự, sân bay quân sự và trạm phân phối điện. Các cuộc tấn công tên lửa của Nga đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lượng, điện, quân sự, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác của Ukraine.
Nếu không có hệ thống điện, hệ thống đường sắt điện khí hóa của Ukraine sẽ không thể hoạt động bình thường và Quân đội Ukraine sẽ không thể tiếp cận tiền tuyến để tiếp tế. Đồng thời, các nhà máy vũ khí của Ukraine cũng sẽ không thể sản xuất và sửa chữa vũ khí.
Điều tồi tệ hơn là do thiếu năng lượng và tài nguyên, toàn bộ hoạt động sản xuất tại các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy nước,... của Ukraine sẽ buộc phải ngừng hoạt động. Điều này sẽ khiến lực lượng Ukraine gặp khó khăn trong chiến tranh và thậm chí có thể có nguy cơ sụp đổ.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, khả năng phòng không của NATO đã cạn kiệt và Nga sẽ không gặp nhiều mối đe dọa trong 10 năm tới. Do thiếu khả năng phòng không dã chiến, NATO sẽ không thể tiến hành một cuộc tấn công mặt đất quy mô lớn trong tương lai gần.
Điều này cũng giúp Nga tự tin chuyển các hệ thống phòng không tiên tiến như S-300 và S-400 từ mặt trận NATO tới biên giới Nga-Ukraine. Chính Quân đội Nga đã rút toàn bộ lực lượng phòng không đóng tại bán đảo Scandinavia và đưa ra tiền tuyến, để tăng cường khả năng phòng không của Nga. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Sputnik).