Kể từ khi hình thành tới nay, nhóm tàu sân bay Mỹ luôn được xem là nỗi khiếp sợ không chỉ khắp các đại dương mà kể cả đất liền. Hải quân Nga hiện nay chỉ có duy nhất một tàu sân bay, nhưng họ cũng chưa bao giờ hình thành nhóm tác chiến thực thụ. Quả thực đó là sự bất lợi lớn đối với Moscow trong một cuộc xung đột tiềm tàng trên biển. Dẫu vậy, nước Nga chưa bao giờ sợ hãi, kể cả từ thời Liên Xô hùng mạnh dù không có hàng không mẫu hạm đúng nghĩa. Đơn giản, xứ sở bạch dương sở hữu những con tàu mà chỉ cần một chiếc là đủ sức “cân” cả nhóm tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaNghe như đó là điều không tưởng, thực tế đây là sự thực, Hải quân Nga hiện có một con tàu như vậy. Đó là chiếc tàu chiến duy nhất trên thế giới còn sử dụng năng lượng hạt nhân, là tàu chiến tên lửa to nhất, nặng nhất từng được chế tạo trên hành tinh này - tuần dương hạm Project 1144 Orlan, NATO định danh là lớp Kirov. Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, Hải quân Nga chỉ có duy nhất một siêu chiến hạm Kirov mang tên Pyotr Velikiy (Peter Đại đế) còn hoạt động trong thành phần hạm đội Biển Bắc. Tuy vậy, thế là quá đủ để khiến cho bất kỳ đội tàu sân bay Mỹ nào cũng phải dè chứng. Nguồn ảnh: WikipediaPhải nhắc lại rằng, nhận định này không hề “khoác lác”, nhìn vào kho vũ khí của tuần dương hạm Kirov bạn chắc chắn phải thừa nhận điều này. Đầu tiên, để nhấn chìm các hàng không mẫu hạm và nhóm tàu hộ tống của Mỹ, Kirov được trang bị 20 tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh mạnh nhất thế giới P-700 Granit. Nó được bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng đặt ở trước thượng tầng (màu tím). Nguồn ảnh: WikipediaVới đầu đạn chứa 750kg thuốc nổ HE, một quả P-700 là đủ để tiễn một tàu tuần dương Ticonderoga hay khu trục Arleigh Burke xuống đáy đại dương và khiến một tàu sân bay không chìm thì cũng lê lết về nằm ụ nhiều năm trời. loại tên lửa này nặng tới 7 tấn, dài 10m. Việc đánh chặn P-700 Granit là rất khó bởi loại tên lửa này sử dụng động cơ ramjet cho tốc độ bay siêu âm Mach 2,5, tầm bắn trên 600km, ngoài ra nó rất “thông minh”. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, khi tác chiến, tàu mẹ sẽ phóng nhiều quả P-700 cùng hướng vào một mục tiêu, một trong các quả đạn bay ở độ cao lớn chỉ thị mục tiêu cho các đạn còn lại tấn công. Tên lửa được liên kết bằng các kết nối dữ liệu, tạo thành một mạng dữ liệu. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa P-700 có thể phân biệt các mục tiêu, phát hiện các nhóm tàu chiến và tự động ưu tiên mục tiêu nào cần phải tiêu diệt trước sử dụng thông tin thu thập được trong suốt chuyến bay và các loại tàu và các trận chiến đã được lập trình sẵn trong một máy tính trong tên lửa. Chúng sẽ tấn công các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, từ cao nhất tới thấp nhất: sau khi phá hủy các mục tiêu đầu tiên, tên lửa còn lại sẽ tấn công mục tiêu ưu tiên tiếp theo. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.Các tiêm kích hạm F/A-18 hay F-35C liệu có thể đánh bại được Kirov trước khi con tàu này tấn công nhóm tàu sân bay. Câu trả lời là có nhưng khó bởi Kirov là chiếc tàu sở hữu hệ thống phòng không tốt nhất Hải quân Nga, hàng đầu thế giới, không thua kém Aegis là mấy. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, chiếc Pyotr Velikiy trang bị đến hai hệ thống phòng không tầm cao, chiến lược S-300F và S-300FM với 96 quả đạn tên lửa bố trí trên các bệ phóng thẳng đứng (trong ảnh). Nguồn ảnh: WikipediaTrong đó, 48 quả đạn 5V55R của S-300F có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 7-90km, tầm cao từ 25m tới 25km. Trong khi đó S-300FM có thể hạ mục tiêu bay với vận tốc Mach 6 tới Mach 8,5 bằng 48 quả đạn 48N6 có tầm bắn từ 5-150km, tầm cao từ 10m tới 27km. Đặc biệt, nó có khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, chiến hạm Kirov còn có 128 quả tên lửa hệ thống phòng không tầm ngắn-trung 3K95 Kinzhal có khả năng tiêu diệt các loại máy bay và tên lửa hành trình chống hạm. Mọi nỗ lực phá hủy Kirov bằng tên lửa hành trình chống hạm sẽ khó mà đạt được trước "mưa" Kinzhal, tầm bắn 1,5-12km, tầm cao 10 tới 6.000m. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 3R95 của tổ hợp 3K95 làm nhiệm vụ bắt bám và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaÍt nhất 40 quả tên lửa phòng không tầm ngắn-trung 4K33 Osa-M có cự lý bắn tới 15km, độ cao 12km. Nguồn ảnh: WikipediaTrên chiếc Pyotr Velikiy còn có 6 module tháp pháo tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp CADS-N-1 Kashtan hữu hiệu khi chống lại các tên lửa hành trình, tên lửa chống radar và thậm chí là cả bom thông minh - vũ khí không kích chủ đạo của tiêm kích hạm Mỹ. Kashtan trang bị 2 khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 9.000-10.000 viên/phút cùng 8 quả tên lửa/bệ chiến đấu có tầm bắn 1,5-10km. Nguồn ảnh: WikipediaCác tàu ngầm bảo vệ nhóm tác chiến tàu sân bay nếu muốn đánh chìm tuần dương hạm Kirov cũng không dễ dàng gì khi chúng phải vượt qua hệ thống bom phản lực chống ngầm RBU-6000/12000 "dày đặc" cùng 10 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn nhiều loại ngư lôi và thậm chí cả tên lửa hành trình chống tàu ngầm RPK-2. Nguồn ảnh: WikipediaTương lai gần, Hải quân Nga còn đang dự tính nâng cấp hệ thống vũ khí trên Pyotr Veliky và Đô đốc Nakhimov (đang hiện đại hóa) với các tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Tsirkon có tốc độ bay Mach 8, tầm phóng 1.000km. Đó thực sự sẽ là cơn ác mộng với mọi tàu sân bay của Mỹ hiện tại cũng như tương lai. Nguồn ảnh: WikipediaTuần dương hạm hạng nặng Kirov có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn - tương đương tàu sân bay hạng nhẹ - hạng trung hiện nay, dài 252m, trang bị động cơ nguyên tử với hai lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể rong duổi khắp các đại dương. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Đoạn phim màu hiếm có về Tuần dương hạm hạng nặng Kirov khi còn trong biên chế Hải quân Liên Xô (Nguồn Military Reloaded)
Kể từ khi hình thành tới nay, nhóm tàu sân bay Mỹ luôn được xem là nỗi khiếp sợ không chỉ khắp các đại dương mà kể cả đất liền. Hải quân Nga hiện nay chỉ có duy nhất một tàu sân bay, nhưng họ cũng chưa bao giờ hình thành nhóm tác chiến thực thụ. Quả thực đó là sự bất lợi lớn đối với Moscow trong một cuộc xung đột tiềm tàng trên biển. Dẫu vậy, nước Nga chưa bao giờ sợ hãi, kể cả từ thời Liên Xô hùng mạnh dù không có hàng không mẫu hạm đúng nghĩa. Đơn giản, xứ sở bạch dương sở hữu những con tàu mà chỉ cần một chiếc là đủ sức “cân” cả nhóm tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nghe như đó là điều không tưởng, thực tế đây là sự thực, Hải quân Nga hiện có một con tàu như vậy. Đó là chiếc tàu chiến duy nhất trên thế giới còn sử dụng năng lượng hạt nhân, là tàu chiến tên lửa to nhất, nặng nhất từng được chế tạo trên hành tinh này - tuần dương hạm Project 1144 Orlan, NATO định danh là lớp Kirov. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, Hải quân Nga chỉ có duy nhất một siêu chiến hạm Kirov mang tên Pyotr Velikiy (Peter Đại đế) còn hoạt động trong thành phần hạm đội Biển Bắc. Tuy vậy, thế là quá đủ để khiến cho bất kỳ đội tàu sân bay Mỹ nào cũng phải dè chứng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phải nhắc lại rằng, nhận định này không hề “khoác lác”, nhìn vào kho vũ khí của tuần dương hạm Kirov bạn chắc chắn phải thừa nhận điều này. Đầu tiên, để nhấn chìm các hàng không mẫu hạm và nhóm tàu hộ tống của Mỹ, Kirov được trang bị 20 tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh mạnh nhất thế giới P-700 Granit. Nó được bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng đặt ở trước thượng tầng (màu tím). Nguồn ảnh: Wikipedia
Với đầu đạn chứa 750kg thuốc nổ HE, một quả P-700 là đủ để tiễn một tàu tuần dương Ticonderoga hay khu trục Arleigh Burke xuống đáy đại dương và khiến một tàu sân bay không chìm thì cũng lê lết về nằm ụ nhiều năm trời. loại tên lửa này nặng tới 7 tấn, dài 10m. Việc đánh chặn P-700 Granit là rất khó bởi loại tên lửa này sử dụng động cơ ramjet cho tốc độ bay siêu âm Mach 2,5, tầm bắn trên 600km, ngoài ra nó rất “thông minh”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, khi tác chiến, tàu mẹ sẽ phóng nhiều quả P-700 cùng hướng vào một mục tiêu, một trong các quả đạn bay ở độ cao lớn chỉ thị mục tiêu cho các đạn còn lại tấn công. Tên lửa được liên kết bằng các kết nối dữ liệu, tạo thành một mạng dữ liệu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa P-700 có thể phân biệt các mục tiêu, phát hiện các nhóm tàu chiến và tự động ưu tiên mục tiêu nào cần phải tiêu diệt trước sử dụng thông tin thu thập được trong suốt chuyến bay và các loại tàu và các trận chiến đã được lập trình sẵn trong một máy tính trong tên lửa. Chúng sẽ tấn công các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, từ cao nhất tới thấp nhất: sau khi phá hủy các mục tiêu đầu tiên, tên lửa còn lại sẽ tấn công mục tiêu ưu tiên tiếp theo. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Các tiêm kích hạm F/A-18 hay F-35C liệu có thể đánh bại được Kirov trước khi con tàu này tấn công nhóm tàu sân bay. Câu trả lời là có nhưng khó bởi Kirov là chiếc tàu sở hữu hệ thống phòng không tốt nhất Hải quân Nga, hàng đầu thế giới, không thua kém Aegis là mấy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, chiếc Pyotr Velikiy trang bị đến hai hệ thống phòng không tầm cao, chiến lược S-300F và S-300FM với 96 quả đạn tên lửa bố trí trên các bệ phóng thẳng đứng (trong ảnh). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó, 48 quả đạn 5V55R của S-300F có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 7-90km, tầm cao từ 25m tới 25km. Trong khi đó S-300FM có thể hạ mục tiêu bay với vận tốc Mach 6 tới Mach 8,5 bằng 48 quả đạn 48N6 có tầm bắn từ 5-150km, tầm cao từ 10m tới 27km. Đặc biệt, nó có khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, chiến hạm Kirov còn có 128 quả tên lửa hệ thống phòng không tầm ngắn-trung 3K95 Kinzhal có khả năng tiêu diệt các loại máy bay và tên lửa hành trình chống hạm. Mọi nỗ lực phá hủy Kirov bằng tên lửa hành trình chống hạm sẽ khó mà đạt được trước "mưa" Kinzhal, tầm bắn 1,5-12km, tầm cao 10 tới 6.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 3R95 của tổ hợp 3K95 làm nhiệm vụ bắt bám và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ít nhất 40 quả tên lửa phòng không tầm ngắn-trung 4K33 Osa-M có cự lý bắn tới 15km, độ cao 12km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trên chiếc Pyotr Velikiy còn có 6 module tháp pháo tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp CADS-N-1 Kashtan hữu hiệu khi chống lại các tên lửa hành trình, tên lửa chống radar và thậm chí là cả bom thông minh - vũ khí không kích chủ đạo của tiêm kích hạm Mỹ. Kashtan trang bị 2 khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 9.000-10.000 viên/phút cùng 8 quả tên lửa/bệ chiến đấu có tầm bắn 1,5-10km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tàu ngầm bảo vệ nhóm tác chiến tàu sân bay nếu muốn đánh chìm tuần dương hạm Kirov cũng không dễ dàng gì khi chúng phải vượt qua hệ thống bom phản lực chống ngầm RBU-6000/12000 "dày đặc" cùng 10 ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn nhiều loại ngư lôi và thậm chí cả tên lửa hành trình chống tàu ngầm RPK-2. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tương lai gần, Hải quân Nga còn đang dự tính nâng cấp hệ thống vũ khí trên Pyotr Veliky và Đô đốc Nakhimov (đang hiện đại hóa) với các tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Tsirkon có tốc độ bay Mach 8, tầm phóng 1.000km. Đó thực sự sẽ là cơn ác mộng với mọi tàu sân bay của Mỹ hiện tại cũng như tương lai. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuần dương hạm hạng nặng Kirov có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn - tương đương tàu sân bay hạng nhẹ - hạng trung hiện nay, dài 252m, trang bị động cơ nguyên tử với hai lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể rong duổi khắp các đại dương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Đoạn phim màu hiếm có về Tuần dương hạm hạng nặng Kirov khi còn trong biên chế Hải quân Liên Xô (Nguồn Military Reloaded)