Thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông quốc tế cũng như chính tại Ankara.Việc Tổng thống Erdogan bất chấp những lời đe dọa hay biện pháp trừng phạt từ Mỹ để theo đuổi hợp đồng S-400 Triumf với Nga khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.Thậm chí ngay trong nội bộ quốc gia này đã có không ít ý kiến nhận xét S-400 không những chẳng có tác dụng gì, mà còn làm yếu đi sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi họ bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35.Tuy nhiên mới đây đã xuất hiện nhận định mới rất đáng chú ý, giải thích một phần lý do tại sao Ankara phải mua S-400, đó là đề phòng nguy cơ xung đột quân sự với Hy Lạp, khi Mỹ chắc chắn không cho phép họ dùng F-35 chống lại đồng minh NATO.Theo trang Avia-pro, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Hy Lạp vì tranh chấp chủ quyền ngoài biển, Thổ Nhĩ Kỳ đủ khả năng đóng cửa bầu trời trên biển Aegean cũng như phía Đông Địa Trung Hải, biến chúng thành vùng cấm bay.Giới phân tích cho rằng Ankara đã đúng khi mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 bởi nếu cần, Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai vũ khí này ở khu vực chiến sự, điều đó sẽ mang lại cho họ những lợi thế không thể phủ nhận."Hiện tại sẽ không ai có thể đe dọa Ankara, bất chấp các hành động cứng rắn liên tục của Athens, Paris và Abu Dhabi. Họ hiện đang làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực", các chuyên gia nhận định.Ví dụ Hy Lạp đã gửi quân đến đảo Kastelorizo, nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 2 km và có quy chế một vùng lãnh thổ phi quân sự theo Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1947. Ngoài ra Pháp cũng thách thức Ankara khi gửi đến Hy Lạp tàu chiến cùng một vài tiêm kích.Trước đó Hy Lạp đã cố gắng hù dọa Thổ Nhĩ Kỳ bằng những chiếc F-16 của mình, nhưng không có kết quả gì. Sau đó Athens quyết định mua 18 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp cho không quân nước này.Các nhà lãnh đạo cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã có những động thái đáp trả qua lại lẫn nhau, bất chấp hành động thiếu kiềm chề bất kỳ có thể dẫn đến một cuộc chiến thực sự.Trong diễn biến liên quan, chuyên gia Yusuf Erim của kênh TRT World TV cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Yeni TRafak rằng S-400 Triumf của Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng. Ông tuyên bố Pháp và UAE đang sử dụng Hy Lạp cho các mục đích riêng của họ."Tại Libya, họ sử dụng lực lượng LNA của Nguyên soái Khalifa Haftar theo cách tương tự. Việc Pháp và UAE đứng về phía Hy Lạp, trên quan điểm quân sự sẽ không phải là vấn đề lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erim bình luận.Vị chuyên gia này giải thích thêm, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Athens sẽ bị bỏ lại một mình do Pháp và UAE sẽ không chiến đấu vì người Hy Lạp."Cuộc chiến này sẽ không diễn ra ở Paris hay Abu Dhabi, nó sẽ được tiến hành trên các hòn đảo và đất liền Hy Lạp. Athens nên nhận ra điều này một cách nhanh chóng", chuyên gia Yusuf Erim cảnh báo.
Thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông quốc tế cũng như chính tại Ankara.
Việc Tổng thống Erdogan bất chấp những lời đe dọa hay biện pháp trừng phạt từ Mỹ để theo đuổi hợp đồng S-400 Triumf với Nga khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Thậm chí ngay trong nội bộ quốc gia này đã có không ít ý kiến nhận xét S-400 không những chẳng có tác dụng gì, mà còn làm yếu đi sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi họ bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35.
Tuy nhiên mới đây đã xuất hiện nhận định mới rất đáng chú ý, giải thích một phần lý do tại sao Ankara phải mua S-400, đó là đề phòng nguy cơ xung đột quân sự với Hy Lạp, khi Mỹ chắc chắn không cho phép họ dùng F-35 chống lại đồng minh NATO.
Theo trang Avia-pro, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Hy Lạp vì tranh chấp chủ quyền ngoài biển, Thổ Nhĩ Kỳ đủ khả năng đóng cửa bầu trời trên biển Aegean cũng như phía Đông Địa Trung Hải, biến chúng thành vùng cấm bay.
Giới phân tích cho rằng Ankara đã đúng khi mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 bởi nếu cần, Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai vũ khí này ở khu vực chiến sự, điều đó sẽ mang lại cho họ những lợi thế không thể phủ nhận.
"Hiện tại sẽ không ai có thể đe dọa Ankara, bất chấp các hành động cứng rắn liên tục của Athens, Paris và Abu Dhabi. Họ hiện đang làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực", các chuyên gia nhận định.
Ví dụ Hy Lạp đã gửi quân đến đảo Kastelorizo, nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 2 km và có quy chế một vùng lãnh thổ phi quân sự theo Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1947. Ngoài ra Pháp cũng thách thức Ankara khi gửi đến Hy Lạp tàu chiến cùng một vài tiêm kích.
Trước đó Hy Lạp đã cố gắng hù dọa Thổ Nhĩ Kỳ bằng những chiếc F-16 của mình, nhưng không có kết quả gì. Sau đó Athens quyết định mua 18 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp cho không quân nước này.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã có những động thái đáp trả qua lại lẫn nhau, bất chấp hành động thiếu kiềm chề bất kỳ có thể dẫn đến một cuộc chiến thực sự.
Trong diễn biến liên quan, chuyên gia Yusuf Erim của kênh TRT World TV cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Yeni TRafak rằng S-400 Triumf của Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng. Ông tuyên bố Pháp và UAE đang sử dụng Hy Lạp cho các mục đích riêng của họ.
"Tại Libya, họ sử dụng lực lượng LNA của Nguyên soái Khalifa Haftar theo cách tương tự. Việc Pháp và UAE đứng về phía Hy Lạp, trên quan điểm quân sự sẽ không phải là vấn đề lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erim bình luận.
Vị chuyên gia này giải thích thêm, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Athens sẽ bị bỏ lại một mình do Pháp và UAE sẽ không chiến đấu vì người Hy Lạp.
"Cuộc chiến này sẽ không diễn ra ở Paris hay Abu Dhabi, nó sẽ được tiến hành trên các hòn đảo và đất liền Hy Lạp. Athens nên nhận ra điều này một cách nhanh chóng", chuyên gia Yusuf Erim cảnh báo.