Thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục làm tiêu tốn thêm nhiều giấy mực của giới truyền thông cũng như các chuyên gia phân tích.Vừa qua báo chí Nga công bố thông tin về việc Ankara đã "chốt" việc mua tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 thứ hai, đồng thời cam kết sẽ không tiết lộ bí mật của Triumf.Tuy vậy đáng ngạc nhiên là mới đây truyền thông Nga lại cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức công bố ý định chuyển giao cho Mỹ tất cả các công nghệ cần thiết liên quan đến hệ thống vũ khí mua từ nước này.Theo đánh giá, nguyên nhân dẫn tới quyết định trên là do nỗ lực của Ankara nhằm được tiếp nhận cũng như không bị loại khỏi chuỗi sản xuất tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ.Cần lưu ý, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không hề che giấu thực tế trên, họ nói thẳng rằng đã sẵn sàng loại bỏ mọi quan ngại của Mỹ liên quan tới vấn đề kỹ thuật."Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - Đại tướng Hulusi Akar tuyên bố sẵn sàng loại bỏ mối lo ngại về sự không tương thích giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ và hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo"."Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục sản xuất các thành phần chính cho tiêm kích F-35, bất chấp tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 và việc đã bị lên kế hoạch loại khỏi danh sách những quốc gia tham gia dự án để tạo ra chúng", ông Hulusi Akar tuyên bố.Đại tướng Hulusi Akar còn khẳng định rằng "Thổ Nhĩ Kỳ không phải là khách hàng mua F-35, mà chúng tôi là đối tác trong dự án sản xuất khi cung cấp vốn cho việc nghiên cứu ngay từ đầu”.“Chúng tôi đã sẵn sàng từ quan điểm kỹ thuật để loại bỏ những lo ngại của Mỹ về vấn đề không tương thích giữa S-400 với F-35", tờ báo Tầm nhìn của Nga trích dẫn.Với tuyên bố trên của Thổ Nhĩ Kỳ, giới phân tích cho rằng rõ ràng nước này không có ý định mua máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 của Nga mà ưu tiên số một vẫn là tiêm kích F-35.Không chỉ có vậy, Ankara còn sẵn sàng chuyển cho Washington bất kỳ thông tin nào để xác nhận thực tế rằng không có gì đe dọa đến tiêm kích tàng hình F-35 như lo ngại của phía Mỹ.Điều đáng chú ý nữa là Thổ Nhĩ Kỳ tại thời điểm này không xác nhận thông tin về việc họ dự định mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ hai như những gì vừa được báo chí Nga đăng tải.Trong trường hợp Ankara thực sự tiết lộ bí mật của S-400 cho Mỹ thì dự báo Nga sẽ gặp phải bất lợi rất lớn trong việc tiếp tục chào bán hệ thống phòng không này trên thị trường vũ khí thế giới.Giới chuyên gia đánh giá nếu tình huống này xảy ra, Nga sẽ chẳng thể áp dụng các biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ do Ankara nắm giữ quân bài chiến lược là eo biển Bosphorus.Ankara đủ khả năng bóp chặt yết hầu giao thông, khiến tàu chiến của hải quân Nga cũng như tàu thương mại chẳng thể ra khỏi Biển Đen, đây là hành động mà Moskva sẽ luôn phải tránh.
Thương vụ mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục làm tiêu tốn thêm nhiều giấy mực của giới truyền thông cũng như các chuyên gia phân tích.
Vừa qua báo chí Nga công bố thông tin về việc Ankara đã "chốt" việc mua tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 thứ hai, đồng thời cam kết sẽ không tiết lộ bí mật của Triumf.
Tuy vậy đáng ngạc nhiên là mới đây truyền thông Nga lại cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức công bố ý định chuyển giao cho Mỹ tất cả các công nghệ cần thiết liên quan đến hệ thống vũ khí mua từ nước này.
Theo đánh giá, nguyên nhân dẫn tới quyết định trên là do nỗ lực của Ankara nhằm được tiếp nhận cũng như không bị loại khỏi chuỗi sản xuất tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ.
Cần lưu ý, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không hề che giấu thực tế trên, họ nói thẳng rằng đã sẵn sàng loại bỏ mọi quan ngại của Mỹ liên quan tới vấn đề kỹ thuật.
"Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - Đại tướng Hulusi Akar tuyên bố sẵn sàng loại bỏ mối lo ngại về sự không tương thích giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ và hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo".
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục sản xuất các thành phần chính cho tiêm kích F-35, bất chấp tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 và việc đã bị lên kế hoạch loại khỏi danh sách những quốc gia tham gia dự án để tạo ra chúng", ông Hulusi Akar tuyên bố.
Đại tướng Hulusi Akar còn khẳng định rằng "Thổ Nhĩ Kỳ không phải là khách hàng mua F-35, mà chúng tôi là đối tác trong dự án sản xuất khi cung cấp vốn cho việc nghiên cứu ngay từ đầu”.
“Chúng tôi đã sẵn sàng từ quan điểm kỹ thuật để loại bỏ những lo ngại của Mỹ về vấn đề không tương thích giữa S-400 với F-35", tờ báo Tầm nhìn của Nga trích dẫn.
Với tuyên bố trên của Thổ Nhĩ Kỳ, giới phân tích cho rằng rõ ràng nước này không có ý định mua máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 của Nga mà ưu tiên số một vẫn là tiêm kích F-35.
Không chỉ có vậy, Ankara còn sẵn sàng chuyển cho Washington bất kỳ thông tin nào để xác nhận thực tế rằng không có gì đe dọa đến tiêm kích tàng hình F-35 như lo ngại của phía Mỹ.
Điều đáng chú ý nữa là Thổ Nhĩ Kỳ tại thời điểm này không xác nhận thông tin về việc họ dự định mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ hai như những gì vừa được báo chí Nga đăng tải.
Trong trường hợp Ankara thực sự tiết lộ bí mật của S-400 cho Mỹ thì dự báo Nga sẽ gặp phải bất lợi rất lớn trong việc tiếp tục chào bán hệ thống phòng không này trên thị trường vũ khí thế giới.
Giới chuyên gia đánh giá nếu tình huống này xảy ra, Nga sẽ chẳng thể áp dụng các biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ do Ankara nắm giữ quân bài chiến lược là eo biển Bosphorus.
Ankara đủ khả năng bóp chặt yết hầu giao thông, khiến tàu chiến của hải quân Nga cũng như tàu thương mại chẳng thể ra khỏi Biển Đen, đây là hành động mà Moskva sẽ luôn phải tránh.