Sự ra mắt rầm rộ trên phương tiện thông tin đại chúng của dòng súng trường tấn công STV mới do Việt Nam sản xuất không chỉ mang lại sự thích thú của người đam mê quân sự trong nước mà còn thu hút cả sự chú ý của những chuyên gia quân sự nước ngoài. Mới đây, trang web Thefirearmblog.com đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia vũ khí nổi tiếng Nga - ông Vladimir Onokoy nhận xét về những khẩu súng trang bị tiêu chuẩn mới của binh sĩ Việt Nam này.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 tại nhà máy - Nguồn: QPVNNăm 2014, Quân đội Việt Nam và hãng IWI của Israel đã đạt được một thỏa thuận chuyển giao dây chuyền sản xuất súng Galil Ace. Tuy vậy, sau đó có rất ít thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng hay tiến độ sản xuất. Khi ông Onokoy đến Việt Nam trong triển lãm quốc phòng DSE Vietnam 2019 vào tháng 10 năm ngoái, ông vẫn chưa thể có được câu trả lời chính xác cho những câu hỏi của mình vào lúc đó. Tuy nhiên đến nay, mọi chuyện đã sáng tỏ.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 mới của Việt Nam - Nguồn: QPVN STV-380 và STV-215 về cơ bản vẫn là biến thể của Galil Ace, dựa trên súng Galil của Israel thiết kế. Khẩu súng này lại được dựa trên súng trường RK-62 của Phần Lan, một phiên bản vốn là của AK-47 Type 3 do Liên Xô sản xuất. Nhưng đó là một câu chuyện của quá khứ.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 mới tại nhà máy - Nguồn: QPVNTuy nhiên nếu ta xem xét kỹ hơn, rõ ràng STV-215 và STV-380 do Việt Nam sản xuất có nhiều điểm khác biệt so với thiết kế ban đầu. Đầu tiên là tay kéo bệ khóa nòng được di chuyển từ bên trái thân súng sang bên phải thân súng, tương tự như dòng tiểu liên AK. Người Việt Nam cũng loại bỏ hai nút chuyển chế độ bắn kiểu Galil Ace ở cả hai bên thân súng mà thay vào đó là cần gạt thay đổi chế độ bắn theo kiêu AK, cũng được đặt ở bên phải.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-215, phiên bản carbin của STV-380 - Nguồn: QPVNBáng súng có thể điều chỉnh trên Galil Ace nguyên bản được thay thế bằng một báng súng cố định không thể điều chỉnh lấy cảm hứng từ súng Galil đời cũ hay FN Fal Para. Ốp lót tay cũng được loại bỏ các ray Picatinny ở hay bên, trông giống như ốp lót tay hiện đại hóa từ kiểu cũ trên Galil thời 1970.
Ảnh: Súng trường STV-380 gắn súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 - Nguồn: QPVNDù vậy, theo vị chuyên gia Nga, súng trường STV-380 và STV-215 do nhà máy Z-111 chế tạo trông rất đẹp mắt và thẩm mỹ cao, nhưng vẫn khó có thể đưa ra kết luận chính xác khi ông chưa tự mình kiểm chứng chúng. Hi vọng trong những triển lãm quân sự tới đây tại Việt Nam, ông Onokoy sẽ có cơ hội tự mình thử nghiệm loại súng trường tiêu chuẩn mới này của quân đội Việt Nam.
Ảnh: Nữ nhân vật trải nghiệm với súng trường STV-380 trên tay - Nguồn: QPVNNgoài ra, ông Vladimir Onokoy cũng đã có những lời nhận xét về dòng súng STV-410 và STV-416 của Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Dù cho rất ít thông tin có sẵn về chúng, một vị chuyên gia về dòng súng AK thực thụ như ông Onokoy có thể nhận ra rất nhiều thứ từ những bức ảnh cận cảnh về khẩu súng.
Ảnh: Những mẫu súng hiện đại mới do Việt Nam chế tạo trong nước tại nhà máy Z-111 - Nguồn: VDICả hai khẩu súng STV-416 và STV-410 đều dùng hộp kháo nòng kiểu Galil Ace, tuy nhiên loại bỏ bệ khóa nòng bên trái thân súng cùng nắp che bụi đặc trưng, bỏ bộ phận khóa an toàn bên thân trái và loại bỏ MagWell (Ốp nhựa ở khe hộp tiếp đạn).
Ảnh: Súng trường tấn công STV-410- Nguồn: VDISúng trường tấn công STV-416 có vẻ như lấy cảm hứng khá lớn từ AK-103 của Nga với gá ngắm kính ngắm quang học bên trái thân súng, ốp lót tay, đầu nòng hay báng súng.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-416- Nguồn: VDITrong khi đó, súng STV-410 lại trông giống AK-15 hơn là Galil Ace. Dù cho hộp khóa nòng kiêu Galil, báng súng, trích khí, đường ray Picatinny, thước ngắm hay nắp hộp khóa nòng lại rất giống với AK-15.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-410- Nguồn: VDINhìn chung, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang đi theo xu hướng hiện đại và muốn mọi loại vũ khí đều có thể được tích hợp các loại kính ngắm quang học, kính ngắm điểm đỏ hay kính nhìn đêm, kính ngắm ảnh nhiệt,… Tuy vậy, hiện nay chưa rõ những khẩu súng trường này sẽ được mở rộng thị trường xuất khẩu đi quốc tế hay chỉ được sử dụng bởi quân đội và lực lượng vũ trang Việt Nam.
Ảnh: Cận cảnh thân súng STV-410 - Nguồn: VDIVladimir Onokoy là một chuyên gia công nghiệp quốc phòng và giảng viên vũ khí của Nga. Trong những năm qua, ông đã làm việc tại 15 quốc gia với tư cách là nhà thầu an ninh, đại diện bán hàng ngành công nghiệp vũ khí, quản lý và tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Ông đã từng sang Việt Nam tham dự triển lãm DSE Vietnam tháng 10 năm 2019 và là một người vô cùng am hiểu về dòng súng AK. Những lời nhận xét tích cực của ông Onokoy là một điều vô cùng đáng mừng, là sự ghi nhận thành quả nỗ lực suốt thời gian dài của ngành công nghiệp chế tạo vũ khí bộ binh Việt Nam.
Ảnh: Ông Vladimir Onokoy thử nghiệm bắn súng AK. Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN
Sự ra mắt rầm rộ trên phương tiện thông tin đại chúng của dòng súng trường tấn công STV mới do Việt Nam sản xuất không chỉ mang lại sự thích thú của người đam mê quân sự trong nước mà còn thu hút cả sự chú ý của những chuyên gia quân sự nước ngoài. Mới đây, trang web Thefirearmblog.com đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia vũ khí nổi tiếng Nga - ông Vladimir Onokoy nhận xét về những khẩu súng trang bị tiêu chuẩn mới của binh sĩ Việt Nam này.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 với súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 tại nhà máy - Nguồn: QPVN
Năm 2014, Quân đội Việt Nam và hãng IWI của Israel đã đạt được một thỏa thuận chuyển giao dây chuyền sản xuất súng Galil Ace. Tuy vậy, sau đó có rất ít thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng hay tiến độ sản xuất. Khi ông Onokoy đến Việt Nam trong triển lãm quốc phòng DSE Vietnam 2019 vào tháng 10 năm ngoái, ông vẫn chưa thể có được câu trả lời chính xác cho những câu hỏi của mình vào lúc đó. Tuy nhiên đến nay, mọi chuyện đã sáng tỏ.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 mới của Việt Nam - Nguồn: QPVN
STV-380 và STV-215 về cơ bản vẫn là biến thể của Galil Ace, dựa trên súng Galil của Israel thiết kế. Khẩu súng này lại được dựa trên súng trường RK-62 của Phần Lan, một phiên bản vốn là của AK-47 Type 3 do Liên Xô sản xuất. Nhưng đó là một câu chuyện của quá khứ.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 mới tại nhà máy - Nguồn: QPVN
Tuy nhiên nếu ta xem xét kỹ hơn, rõ ràng STV-215 và STV-380 do Việt Nam sản xuất có nhiều điểm khác biệt so với thiết kế ban đầu. Đầu tiên là tay kéo bệ khóa nòng được di chuyển từ bên trái thân súng sang bên phải thân súng, tương tự như dòng tiểu liên AK. Người Việt Nam cũng loại bỏ hai nút chuyển chế độ bắn kiểu Galil Ace ở cả hai bên thân súng mà thay vào đó là cần gạt thay đổi chế độ bắn theo kiêu AK, cũng được đặt ở bên phải.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-215, phiên bản carbin của STV-380 - Nguồn: QPVN
Báng súng có thể điều chỉnh trên Galil Ace nguyên bản được thay thế bằng một báng súng cố định không thể điều chỉnh lấy cảm hứng từ súng Galil đời cũ hay FN Fal Para. Ốp lót tay cũng được loại bỏ các ray Picatinny ở hay bên, trông giống như ốp lót tay hiện đại hóa từ kiểu cũ trên Galil thời 1970.
Ảnh: Súng trường STV-380 gắn súng phóng lựu kẹp nòng GL-40 - Nguồn: QPVN
Dù vậy, theo vị chuyên gia Nga, súng trường STV-380 và STV-215 do nhà máy Z-111 chế tạo trông rất đẹp mắt và thẩm mỹ cao, nhưng vẫn khó có thể đưa ra kết luận chính xác khi ông chưa tự mình kiểm chứng chúng. Hi vọng trong những triển lãm quân sự tới đây tại Việt Nam, ông Onokoy sẽ có cơ hội tự mình thử nghiệm loại súng trường tiêu chuẩn mới này của quân đội Việt Nam.
Ảnh: Nữ nhân vật trải nghiệm với súng trường STV-380 trên tay - Nguồn: QPVN
Ngoài ra, ông Vladimir Onokoy cũng đã có những lời nhận xét về dòng súng STV-410 và STV-416 của Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Dù cho rất ít thông tin có sẵn về chúng, một vị chuyên gia về dòng súng AK thực thụ như ông Onokoy có thể nhận ra rất nhiều thứ từ những bức ảnh cận cảnh về khẩu súng.
Ảnh: Những mẫu súng hiện đại mới do Việt Nam chế tạo trong nước tại nhà máy Z-111 - Nguồn: VDI
Cả hai khẩu súng STV-416 và STV-410 đều dùng hộp kháo nòng kiểu Galil Ace, tuy nhiên loại bỏ bệ khóa nòng bên trái thân súng cùng nắp che bụi đặc trưng, bỏ bộ phận khóa an toàn bên thân trái và loại bỏ MagWell (Ốp nhựa ở khe hộp tiếp đạn).
Ảnh: Súng trường tấn công STV-410- Nguồn: VDI
Súng trường tấn công STV-416 có vẻ như lấy cảm hứng khá lớn từ AK-103 của Nga với gá ngắm kính ngắm quang học bên trái thân súng, ốp lót tay, đầu nòng hay báng súng.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-416- Nguồn: VDI
Trong khi đó, súng STV-410 lại trông giống AK-15 hơn là Galil Ace. Dù cho hộp khóa nòng kiêu Galil, báng súng, trích khí, đường ray Picatinny, thước ngắm hay nắp hộp khóa nòng lại rất giống với AK-15.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-410- Nguồn: VDI
Nhìn chung, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang đi theo xu hướng hiện đại và muốn mọi loại vũ khí đều có thể được tích hợp các loại kính ngắm quang học, kính ngắm điểm đỏ hay kính nhìn đêm, kính ngắm ảnh nhiệt,… Tuy vậy, hiện nay chưa rõ những khẩu súng trường này sẽ được mở rộng thị trường xuất khẩu đi quốc tế hay chỉ được sử dụng bởi quân đội và lực lượng vũ trang Việt Nam.
Ảnh: Cận cảnh thân súng STV-410 - Nguồn: VDI
Vladimir Onokoy là một chuyên gia công nghiệp quốc phòng và giảng viên vũ khí của Nga. Trong những năm qua, ông đã làm việc tại 15 quốc gia với tư cách là nhà thầu an ninh, đại diện bán hàng ngành công nghiệp vũ khí, quản lý và tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Ông đã từng sang Việt Nam tham dự triển lãm DSE Vietnam tháng 10 năm 2019 và là một người vô cùng am hiểu về dòng súng AK. Những lời nhận xét tích cực của ông Onokoy là một điều vô cùng đáng mừng, là sự ghi nhận thành quả nỗ lực suốt thời gian dài của ngành công nghiệp chế tạo vũ khí bộ binh Việt Nam.
Ảnh: Ông Vladimir Onokoy thử nghiệm bắn súng AK.
Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN