Lục quân Việt Nam được cấu thành bởi nhiều binh chủng, trong đó có một lực lượng vô cùng đặc biệt, quyết định cả sự thắng bại của một trận đánh đó là Binh chủng Pháo binh. Hôm nay, ngày 29/6/2020 kỉ niệm tròn 73 năm ngày thành lập binh chủng có biệt danh “chân đồng, vai sắt” này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại lựu pháo mạnh nhất góp phần tạo nên sức mạnh vô cùng đáng nể của họ.
Ảnh: Khối chiến sĩ Lục quân Việt Nam trong một lễ diễu binh. 1. M-46 130mm: Pháo được Liên Xô đưa vào biên chế từ giữa những năm 1950, là loại lựu pháo nòng dài và được sử dụng bởi rất nhiều quốc gia đồng minh thân cận với Liên Xô. Ở Việt Nam, M-46 đã được đưa vào biên chế từ những năm kháng chiến chống Mỹ cho đến nay và vẫn là loại pháo uy lực bậc nhất của quân đội ta.
Ảnh: Bộ đội huấn luyện bắn pháo M-46 130mm.Pháo có khối lượng 7.7 tấn, dài 11.73m, kíp chiến đấu 8 người, tốc độ bắn 6 phát/phút với điều kiện bình thường, 5 phát/phút nếu bắn lâu và có thể lên tới 8 phát/phút nếu bắn cấp tập trong thời gian ngắn, sơ tốc đầu nòng 930m/s.
Ảnh: Bộ đội pháo binh bắn pháo M-46 130mm trong kháng chiến chống Mỹ.Pháo có tầm bắn tối đa 27km và có thể lên tới 38km với đạn tăng tầm. M-46 có thể bắn các loại đạn khác nhau như đạn nổ phá mảnh, đạn tăng tầm, đạn xuyên giáp chống tăng, đạn cháy, đạn khói, đạn hóa học,v.v…
Ảnh: Trận địa pháo M-46 130mm phòng thủ bờ biển. 2. D-74 122mm: Pháo được Liên Xô đưa vào biên chế vào giữa những năm 1950 và cũng được viện trợ cho Việt Nam sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cho đến nay. Đây cũng là loại pháo chủ lực cấp chiến dịch của quân đội ta trong chiến tranh.
Ảnh: Bộ đội huấn luyện bắn pháo D-74 122mm.Pháo có trọng lượng 5.6 tấn, dài 9.875m, kíp chiến đấu 7 người, tốc độ bắn 8-10 phát/phút, sử dụng đạn pháo cỡ 122mm và sơ tốc đầu nòng 885m/s.
Ảnh: Bộ đội Việt Nam sử dụng pháo D-74 chế áp địch trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.Pháo có tầm bắn tối đa 24km, phía trên nòng pháo là 2 xi lanh giảm giật cùng một tấm khiên để che chắn cho xạ thủ khỏi mảnh văng và đất đá bắn lên khi bị trúng hỏa lực pháo đáp trả của đối phương.
Ảnh: Bộ đội pháo binh khai hỏa D-74 trong kháng chiến chống Mỹ. 3. D-20 152mm: Pháo cũng được Liên Xô đưa vào biên chế từ giữa những năm 1950 và viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Dù cho có tuổi đời đã lâu tuy nhiên nó vẫn được quân đội ta sử dụng bởi hỏa lực mạnh, hiệu quả và đáng tin cậy.
Ảnh: Chiến sĩ thao tác nạp liều phóng cho pháo D-20 152mm.Pháo D-20 nặng 5.7 tấn, kíp chiến đấu 8-10 người, tốc độ bắn tối đa 5-6 phát/phút, tầm bắn tối đa 20km, sử dụng đạn pháo cỡ 152mm có thể bắn các loại như đạn nổ phá mảnh, đạn nổ cực mạnh hoặc đạn xuyên phá.
Ảnh: Kíp chiến đấu thao tác nạp đạn cho D-20. 4. D-30 122mm: Pháo được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô từ những năm 1960 và vô cùng phổ biến tại quân đội các nước Đông Âu. Đây cũng là một trong những loại lựu pháo xe kéo hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Ảnh: Chiến sĩ được hướng dẫn về cơ cấu chi tiết pháo D-30.Pháo có trọng lượng 3.21 tấn, dài 5.4m, kíp chiến đấu 8 người. D-30 có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15.4km hoặc lên tới 21.9km đối với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn cao nhất 10-12 phát/phút và trung bình 5-6 phát/phút. Pháo sử dụng đạn cỡ 122mm với các loại như đạn nổ phá mảnh, đạn xuyên chống tăng, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn tự dẫn laser,v.v…
Ảnh: Chiến sĩ triển khai chiến đấu với pháo D-30 122mm. 5. M-114 155mm: Đây là loại lựu pháo xe kéo nổi tiếng của Mỹ được sử dụng từ thế chiến II và là chiến lợi phẩm Việt Nam thu được sau năm 1975. Đây cũng là lựu pháo sử dụng cỡ nòng 155mm duy nhất của Việt Nam và cũng là loại pháo có cỡ nòng lớn nhất mà to đang sở hữu.
Ảnh: Cán bộ giới thiệu về pháo M-114 155mm.Pháo nặng 5.8 tấn và kíp chiến đấu lên tới 11 người, sử dụng đạn pháo cỡ 155mm với tầm bắn tối đa khoảng 15km, tốc độ bắn 4 phát/phút. Dù cho pháo có cỡ nòng lớn tuy nhiên lại có cơ cấu nạp đạn lỗi thời, tầm bắn ngắn cùng tốc độ bắn thấp khiến cho chúng không được quân đội ta trọng dụng và nay chủ yếu là niêm cất.
Ảnh: Kho niêm cất pháo M-114 155mm.Dù cho không thuộc Binh chủng pháo binh nhưng Việt Nam cũng đang sở hữu cả lựu pháo M-47 152mm uy lực bậc nhất quân đội ta trong biên chế lực lượng pháo - tên lửa bờ của Quân chủng Hải quân. Pháo M-47 là “chị em” của M-46 tuy nhiên có cỡ nòng khủng hơn, uy lực lớn hơn và tầm bắn xa hơn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân triển khai pháo M-47.Có thể nói rằng, so với những ngày đầu thành lập, trải qua 73 năm phát triển và trưởng thành, lực lượng Pháo binh Việt Nam đã phát triển vô cùng lớn mạnh với đầy đủ chủng loại, tạo sức mạnh chế áp đối phương trên chiến trường, tiếp nối những truyền thống quý báu của ông cha từ trận Điện Biên Phủ, là một trong những lực lượng pháo binh hàng đầu khu vực hiện nay khiến mọi kẻ thù phải dè chừng.
Ảnh: Pháo binh Việt Nam thời đánh Pháp. Video Pháo binh Việt Nam lần đầu tham gia thi đấu tại Army Games 2020 - Nguồn: QPVN
Lục quân Việt Nam được cấu thành bởi nhiều binh chủng, trong đó có một lực lượng vô cùng đặc biệt, quyết định cả sự thắng bại của một trận đánh đó là Binh chủng Pháo binh. Hôm nay, ngày 29/6/2020 kỉ niệm tròn 73 năm ngày thành lập binh chủng có biệt danh “chân đồng, vai sắt” này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại lựu pháo mạnh nhất góp phần tạo nên sức mạnh vô cùng đáng nể của họ.
Ảnh: Khối chiến sĩ Lục quân Việt Nam trong một lễ diễu binh.
1. M-46 130mm: Pháo được Liên Xô đưa vào biên chế từ giữa những năm 1950, là loại lựu pháo nòng dài và được sử dụng bởi rất nhiều quốc gia đồng minh thân cận với Liên Xô. Ở Việt Nam, M-46 đã được đưa vào biên chế từ những năm kháng chiến chống Mỹ cho đến nay và vẫn là loại pháo uy lực bậc nhất của quân đội ta.
Ảnh: Bộ đội huấn luyện bắn pháo M-46 130mm.
Pháo có khối lượng 7.7 tấn, dài 11.73m, kíp chiến đấu 8 người, tốc độ bắn 6 phát/phút với điều kiện bình thường, 5 phát/phút nếu bắn lâu và có thể lên tới 8 phát/phút nếu bắn cấp tập trong thời gian ngắn, sơ tốc đầu nòng 930m/s.
Ảnh: Bộ đội pháo binh bắn pháo M-46 130mm trong kháng chiến chống Mỹ.
Pháo có tầm bắn tối đa 27km và có thể lên tới 38km với đạn tăng tầm. M-46 có thể bắn các loại đạn khác nhau như đạn nổ phá mảnh, đạn tăng tầm, đạn xuyên giáp chống tăng, đạn cháy, đạn khói, đạn hóa học,v.v…
Ảnh: Trận địa pháo M-46 130mm phòng thủ bờ biển.
2. D-74 122mm: Pháo được Liên Xô đưa vào biên chế vào giữa những năm 1950 và cũng được viện trợ cho Việt Nam sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cho đến nay. Đây cũng là loại pháo chủ lực cấp chiến dịch của quân đội ta trong chiến tranh.
Ảnh: Bộ đội huấn luyện bắn pháo D-74 122mm.
Pháo có trọng lượng 5.6 tấn, dài 9.875m, kíp chiến đấu 7 người, tốc độ bắn 8-10 phát/phút, sử dụng đạn pháo cỡ 122mm và sơ tốc đầu nòng 885m/s.
Ảnh: Bộ đội Việt Nam sử dụng pháo D-74 chế áp địch trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Pháo có tầm bắn tối đa 24km, phía trên nòng pháo là 2 xi lanh giảm giật cùng một tấm khiên để che chắn cho xạ thủ khỏi mảnh văng và đất đá bắn lên khi bị trúng hỏa lực pháo đáp trả của đối phương.
Ảnh: Bộ đội pháo binh khai hỏa D-74 trong kháng chiến chống Mỹ.
3. D-20 152mm: Pháo cũng được Liên Xô đưa vào biên chế từ giữa những năm 1950 và viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Dù cho có tuổi đời đã lâu tuy nhiên nó vẫn được quân đội ta sử dụng bởi hỏa lực mạnh, hiệu quả và đáng tin cậy.
Ảnh: Chiến sĩ thao tác nạp liều phóng cho pháo D-20 152mm.
Pháo D-20 nặng 5.7 tấn, kíp chiến đấu 8-10 người, tốc độ bắn tối đa 5-6 phát/phút, tầm bắn tối đa 20km, sử dụng đạn pháo cỡ 152mm có thể bắn các loại như đạn nổ phá mảnh, đạn nổ cực mạnh hoặc đạn xuyên phá.
Ảnh: Kíp chiến đấu thao tác nạp đạn cho D-20.
4. D-30 122mm: Pháo được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô từ những năm 1960 và vô cùng phổ biến tại quân đội các nước Đông Âu. Đây cũng là một trong những loại lựu pháo xe kéo hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Ảnh: Chiến sĩ được hướng dẫn về cơ cấu chi tiết pháo D-30.
Pháo có trọng lượng 3.21 tấn, dài 5.4m, kíp chiến đấu 8 người. D-30 có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15.4km hoặc lên tới 21.9km đối với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn cao nhất 10-12 phát/phút và trung bình 5-6 phát/phút. Pháo sử dụng đạn cỡ 122mm với các loại như đạn nổ phá mảnh, đạn xuyên chống tăng, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn tự dẫn laser,v.v…
Ảnh: Chiến sĩ triển khai chiến đấu với pháo D-30 122mm.
5. M-114 155mm: Đây là loại lựu pháo xe kéo nổi tiếng của Mỹ được sử dụng từ thế chiến II và là chiến lợi phẩm Việt Nam thu được sau năm 1975. Đây cũng là lựu pháo sử dụng cỡ nòng 155mm duy nhất của Việt Nam và cũng là loại pháo có cỡ nòng lớn nhất mà to đang sở hữu.
Ảnh: Cán bộ giới thiệu về pháo M-114 155mm.
Pháo nặng 5.8 tấn và kíp chiến đấu lên tới 11 người, sử dụng đạn pháo cỡ 155mm với tầm bắn tối đa khoảng 15km, tốc độ bắn 4 phát/phút. Dù cho pháo có cỡ nòng lớn tuy nhiên lại có cơ cấu nạp đạn lỗi thời, tầm bắn ngắn cùng tốc độ bắn thấp khiến cho chúng không được quân đội ta trọng dụng và nay chủ yếu là niêm cất.
Ảnh: Kho niêm cất pháo M-114 155mm.
Dù cho không thuộc Binh chủng pháo binh nhưng Việt Nam cũng đang sở hữu cả lựu pháo M-47 152mm uy lực bậc nhất quân đội ta trong biên chế lực lượng pháo - tên lửa bờ của Quân chủng Hải quân. Pháo M-47 là “chị em” của M-46 tuy nhiên có cỡ nòng khủng hơn, uy lực lớn hơn và tầm bắn xa hơn.
Ảnh: Chiến sĩ hải quân triển khai pháo M-47.
Có thể nói rằng, so với những ngày đầu thành lập, trải qua 73 năm phát triển và trưởng thành, lực lượng Pháo binh Việt Nam đã phát triển vô cùng lớn mạnh với đầy đủ chủng loại, tạo sức mạnh chế áp đối phương trên chiến trường, tiếp nối những truyền thống quý báu của ông cha từ trận Điện Biên Phủ, là một trong những lực lượng pháo binh hàng đầu khu vực hiện nay khiến mọi kẻ thù phải dè chừng.
Ảnh: Pháo binh Việt Nam thời đánh Pháp.
Video Pháo binh Việt Nam lần đầu tham gia thi đấu tại Army Games 2020 - Nguồn: QPVN