Vị chuyên gia Nga nhấn mạnh đấy đều là những hệ thống phòng không cực kỳ phức tạp, sở hữu những tính năng được công bố rất hoành tráng, đi kèm giá tiền cao bằng ngân sách quốc phòng cả năm của nhiều quốc gia nhỏ.Nhưng trong thực chiến, phương tiện tấn công đường không đối phương đã “là đi là lại” các trận địa phòng không như xe lu, tiêu diệt những mục tiêu được bảo vệ bởi những tổ hợp tên lửa phòng không "mạnh nhất và hiện đại nhất" mà hầu như không bị trừng phạt.Trong trường hợp trên, phía phòng thủ thường đổ lỗi rằng radar cảnh giới không thể nhìn thấy mục tiêu bay thấp lợi dụng địa hình địa vật xâm nhập trận địa, nhưng họ quên đấy lại là phương án tác chiến chủ chốt khi lên kế hoạch tấn công.Khi đó lời tuyên bố hùng hồn về những tính năng độc nhất vô nhị của các hệ thống phòng không mà ngay sự hiện diện của chúng cũng khiến kẻ thù phải khiếp sợ và phải từ bỏ kế hoạch tấn công, chẳng là gì khác hơn là những lời ba hoa nói quá sự thật.Ông Kuptsov bình luận rằng việc đầu tư số tiền cực lớn cho hệ thống phòng không thay vì máy bay tiêm kích để rồi các tổ hợp tên lửa này hầu như bị tiêu diệt ngay lập tức từ giây phút đầu của cuộc chiến là rất phí phạm.Ví dụ Chiến dịch Medvedka-19 năm 1982, Không quân Israel phải đối đầu 15 tiểu đoàn SA-6, 2 tiểu đoàn SA-2, 2 tiểu đoàn SA-3 đi kèm 50 pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, 17 đại đội pháo phòng không và 47 tiểu đội tên lửa vác vai Strela-1 mà quân đội Syria bố trí phía Đông Lebanon.Mặc dù mật độ bố trí như trên là dày đặc chưa từng thấy với 3 lớp yểm trợ lẫn nhau, nhưng lưới lửa phòng không "bất khả chiến bại" này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày đầu mà chẳng gây cho Israel một thiệt hại đáng kể nào.Tại chiến dịch El Dorado Canyon do Mỹ tiến hành năm 1986, chủ lực bảo vệ bầu trời Tripoli là một lực lượng rất lớn với 60 tổ hợp Crotale của Pháp đi kèm với 7 tiểu đoàn SA-2 (42 bệ phóng) và 12 tổ hợp SA-3 (42 bệ phóng).Bên cạnh đó còn có 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động SA-6 (48 xe phóng) đi kèm 16 tổ hợp SA-8, chưa kể đến các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara bố trí trên lãnh thổ Lybia (24 bệ phóng).Bất chấp điều đó, Không quân Mỹ với 40 máy bay đã gầm rú, ném bom suốt đêm trên bầu trời Tripoli nhưng chỉ bị mất đúng 1 chiếc F-111, cứ như là đất nước Lybia hoàn toàn không có lực lượng phòng không.Còn trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, lực lượng phòng không Iraq cũng được đánh giá là hàng đầu thế giới tại thời điểm đó, họ có trong tay đầy đủ các tổ hợp tên lửa do Liên Xô sản xuất lại còn tăng cường thêm cả hệ thống Roland của Pháp.Lưới lửa phòng không Iraq theo đánh giá có tính tổ chức rất cao và còn nắm trong tay hệ thống radar phát hiện được mục tiêu bay phức tạp nhất, tuy nhiên chỉ trong đêm đầu tiên tất cả đã trở về gần như con số không.Có số liệu cho rằng đã có 46 - 68 máy bay liên quân bị bắn hạ nhưng con số này không có tính xác thực cao, nhưng thậm chí kể cả như vậy thì so với tỷ lệ 144.000 vụ xuất kích thì hiệu quả của lưới lửa phòng không vẫn quá thấp.Tại chiến dịch Allied Force năm 1999, Nam Tư khi đó có 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không (20 tiểu đoàn SA-3 và 12 tiểu đoàn SA-6M), gần 100 tổ hợp tên lửa vác vai Strela-1, vài hệ thống Strela-10 tự hành cùng số lượng lớn pháo cao xạ các loại.Theo số liệu của Bộ Tư lệnh NATO, các máy bay của liên quân đã thực hiện 10.484 lượt ném bom, họ bị mất 1 chiếc F-117A cùng 1 chiếc F-16 Block 40, tuy việc bắn hạ phi cơ tàng hình làm nức lòng nhiều người, nhưng đấy là kết quả duy nhất mà 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không Nam Tư làm được.Mặc dù có sự viện dẫn rằng bên tấn công nắm trong tay phương tiện quá tối tân, thì hiệu quả thấp đến mức đáng báo động của các tổ hợp tên lửa phòng không như trên cũng là quá khó chấp nhận, nhất là tại chiến dịch Medvedka-19 thì mức độ hiện đại hóa của Không quân Israel còn thua Syria.Thực tế chiến trường Trung Đông hiện nay cũng cho thấy phía Israel hoàn toàn làm chủ bầu trời Syria, bất chấp Damascus có trong tay đầy đủ các tổ hợp tên lửa phòng không từ tầm gần đến tầm xa, bao gồm Pantsir-S1, Buk-M2E hay S-300PMU-2…Mới đây nhất tại cuộc chiến Nagorno-Karabakh, những hệ thống Tor-M2KM, S-300PS đắt tiền của Armenia đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi chiếc máy bay không người lái rẻ tiền Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, điều này càng khiến cho nhận định của chuyên gia Oleg Kuptsov trở nên chính xác.
Vị chuyên gia Nga nhấn mạnh đấy đều là những hệ thống phòng không cực kỳ phức tạp, sở hữu những tính năng được công bố rất hoành tráng, đi kèm giá tiền cao bằng ngân sách quốc phòng cả năm của nhiều quốc gia nhỏ.
Nhưng trong thực chiến, phương tiện tấn công đường không đối phương đã “là đi là lại” các trận địa phòng không như xe lu, tiêu diệt những mục tiêu được bảo vệ bởi những tổ hợp tên lửa phòng không "mạnh nhất và hiện đại nhất" mà hầu như không bị trừng phạt.
Trong trường hợp trên, phía phòng thủ thường đổ lỗi rằng radar cảnh giới không thể nhìn thấy mục tiêu bay thấp lợi dụng địa hình địa vật xâm nhập trận địa, nhưng họ quên đấy lại là phương án tác chiến chủ chốt khi lên kế hoạch tấn công.
Khi đó lời tuyên bố hùng hồn về những tính năng độc nhất vô nhị của các hệ thống phòng không mà ngay sự hiện diện của chúng cũng khiến kẻ thù phải khiếp sợ và phải từ bỏ kế hoạch tấn công, chẳng là gì khác hơn là những lời ba hoa nói quá sự thật.
Ông Kuptsov bình luận rằng việc đầu tư số tiền cực lớn cho hệ thống phòng không thay vì máy bay tiêm kích để rồi các tổ hợp tên lửa này hầu như bị tiêu diệt ngay lập tức từ giây phút đầu của cuộc chiến là rất phí phạm.
Ví dụ Chiến dịch Medvedka-19 năm 1982, Không quân Israel phải đối đầu 15 tiểu đoàn SA-6, 2 tiểu đoàn SA-2, 2 tiểu đoàn SA-3 đi kèm 50 pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, 17 đại đội pháo phòng không và 47 tiểu đội tên lửa vác vai Strela-1 mà quân đội Syria bố trí phía Đông Lebanon.
Mặc dù mật độ bố trí như trên là dày đặc chưa từng thấy với 3 lớp yểm trợ lẫn nhau, nhưng lưới lửa phòng không "bất khả chiến bại" này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày đầu mà chẳng gây cho Israel một thiệt hại đáng kể nào.
Tại chiến dịch El Dorado Canyon do Mỹ tiến hành năm 1986, chủ lực bảo vệ bầu trời Tripoli là một lực lượng rất lớn với 60 tổ hợp Crotale của Pháp đi kèm với 7 tiểu đoàn SA-2 (42 bệ phóng) và 12 tổ hợp SA-3 (42 bệ phóng).
Bên cạnh đó còn có 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động SA-6 (48 xe phóng) đi kèm 16 tổ hợp SA-8, chưa kể đến các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara bố trí trên lãnh thổ Lybia (24 bệ phóng).
Bất chấp điều đó, Không quân Mỹ với 40 máy bay đã gầm rú, ném bom suốt đêm trên bầu trời Tripoli nhưng chỉ bị mất đúng 1 chiếc F-111, cứ như là đất nước Lybia hoàn toàn không có lực lượng phòng không.
Còn trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, lực lượng phòng không Iraq cũng được đánh giá là hàng đầu thế giới tại thời điểm đó, họ có trong tay đầy đủ các tổ hợp tên lửa do Liên Xô sản xuất lại còn tăng cường thêm cả hệ thống Roland của Pháp.
Lưới lửa phòng không Iraq theo đánh giá có tính tổ chức rất cao và còn nắm trong tay hệ thống radar phát hiện được mục tiêu bay phức tạp nhất, tuy nhiên chỉ trong đêm đầu tiên tất cả đã trở về gần như con số không.
Có số liệu cho rằng đã có 46 - 68 máy bay liên quân bị bắn hạ nhưng con số này không có tính xác thực cao, nhưng thậm chí kể cả như vậy thì so với tỷ lệ 144.000 vụ xuất kích thì hiệu quả của lưới lửa phòng không vẫn quá thấp.
Tại chiến dịch Allied Force năm 1999, Nam Tư khi đó có 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không (20 tiểu đoàn SA-3 và 12 tiểu đoàn SA-6M), gần 100 tổ hợp tên lửa vác vai Strela-1, vài hệ thống Strela-10 tự hành cùng số lượng lớn pháo cao xạ các loại.
Theo số liệu của Bộ Tư lệnh NATO, các máy bay của liên quân đã thực hiện 10.484 lượt ném bom, họ bị mất 1 chiếc F-117A cùng 1 chiếc F-16 Block 40, tuy việc bắn hạ phi cơ tàng hình làm nức lòng nhiều người, nhưng đấy là kết quả duy nhất mà 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không Nam Tư làm được.
Mặc dù có sự viện dẫn rằng bên tấn công nắm trong tay phương tiện quá tối tân, thì hiệu quả thấp đến mức đáng báo động của các tổ hợp tên lửa phòng không như trên cũng là quá khó chấp nhận, nhất là tại chiến dịch Medvedka-19 thì mức độ hiện đại hóa của Không quân Israel còn thua Syria.
Thực tế chiến trường Trung Đông hiện nay cũng cho thấy phía Israel hoàn toàn làm chủ bầu trời Syria, bất chấp Damascus có trong tay đầy đủ các tổ hợp tên lửa phòng không từ tầm gần đến tầm xa, bao gồm Pantsir-S1, Buk-M2E hay S-300PMU-2…
Mới đây nhất tại cuộc chiến Nagorno-Karabakh, những hệ thống Tor-M2KM, S-300PS đắt tiền của Armenia đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi chiếc máy bay không người lái rẻ tiền Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, điều này càng khiến cho nhận định của chuyên gia Oleg Kuptsov trở nên chính xác.