Nasr (chiến thắng) hay Haft-9 (báo thù) là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, được phát triển ở Pakistan. Nhiều ý kiến cho rằng tên lửa này được phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Sự tồn tại của Nasr đã được phát hiện vào năm 2011. Nguồn ảnh: Militarytoday.Vào năm 2013, tên lửa đạn đạo này đã được đưa vào phục vụ với các lực lượng vũ trang Pakistan và được điều hành bởi Bộ chỉ huy chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Militarytoday.Nhiều nguồn tin khẳng định, Nasr được sáng chế dựa trên hệ thống tên lửa đa phóng WS-2 của Trung Quốc với toàn bộ hệ thống khung gầm của xe đều do Trung Quốc sản xuất và có độ cơ động rất cao. Nguồn ảnh: Militarytoday.Ban đầu có vẻ như nguyên mẫu của tên lửa đạn đạo Nasr chỉ được gắn 2 tên lửa. Tuy nhiên phiên bản sản xuất lại mang cùng lúc đến bốn tên lửa. Nguồn ảnh: Militarytoday.Tên lửa có tầm bắn 60 km. Nó cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 0,5-5 kT. Đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để đặt bên trong một tên lửa mỏng, có đường kính chỉ khoảng 300 mm và có khả năng chứa các đầu đạn có sức hủy diệt cao khác. Nguồn ảnh: Militarytoday.Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, Tên lửa Nasr được cho là được thiết kế với khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Tuy nhiên số liệu CEP của nó vẫn chưa được công bố. Nguồn ảnh: Militarytoday.Các tên lửa được lưu trữ và mang theo trong một container được niêm phong kín. Bằng cách này, tên lửa liên tục sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: Militarytoday.Khi một hoặc nhiều tên lửa được phóng, xe phóng có thể bố trí lại trong thời gian ngắn. Thời gian bố trí lại ngắn cho phép ngăn chặn sự phản pháo. Tính năng bổ sung này làm tăng khả năng sống sót kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: Militarytoday.Xe phóng của Nasr dựa trên khung gầm của loại xe tải đặc biệt Wanshan WS2400 8x8 do Trung Quốc thiết kế. Xe phóng giống hệt cũng được sử dụng trên hệ thống tên lửa pháo AR-1A 300 mm của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Militarytoday. Mời độc giả xem Video: Nga phóng thử tên lửa đạn đạo.
Nasr (chiến thắng) hay Haft-9 (báo thù) là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, được phát triển ở Pakistan. Nhiều ý kiến cho rằng tên lửa này được phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Sự tồn tại của Nasr đã được phát hiện vào năm 2011. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Vào năm 2013, tên lửa đạn đạo này đã được đưa vào phục vụ với các lực lượng vũ trang Pakistan và được điều hành bởi Bộ chỉ huy chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Nhiều nguồn tin khẳng định, Nasr được sáng chế dựa trên hệ thống tên lửa đa phóng WS-2 của Trung Quốc với toàn bộ hệ thống khung gầm của xe đều do Trung Quốc sản xuất và có độ cơ động rất cao. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Ban đầu có vẻ như nguyên mẫu của tên lửa đạn đạo Nasr chỉ được gắn 2 tên lửa. Tuy nhiên phiên bản sản xuất lại mang cùng lúc đến bốn tên lửa. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Tên lửa có tầm bắn 60 km. Nó cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 0,5-5 kT. Đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để đặt bên trong một tên lửa mỏng, có đường kính chỉ khoảng 300 mm và có khả năng chứa các đầu đạn có sức hủy diệt cao khác. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, Tên lửa Nasr được cho là được thiết kế với khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Tuy nhiên số liệu CEP của nó vẫn chưa được công bố. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Các tên lửa được lưu trữ và mang theo trong một container được niêm phong kín. Bằng cách này, tên lửa liên tục sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Khi một hoặc nhiều tên lửa được phóng, xe phóng có thể bố trí lại trong thời gian ngắn. Thời gian bố trí lại ngắn cho phép ngăn chặn sự phản pháo. Tính năng bổ sung này làm tăng khả năng sống sót kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Xe phóng của Nasr dựa trên khung gầm của loại xe tải đặc biệt Wanshan WS2400 8x8 do Trung Quốc thiết kế. Xe phóng giống hệt cũng được sử dụng trên hệ thống tên lửa pháo AR-1A 300 mm của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Mời độc giả xem Video: Nga phóng thử tên lửa đạn đạo.