Là một trong những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, cũng không ngạc nhiên mấy khi Ấn Độ luôn nằm trong top các cường quốc quân sự. Với quân số thường trực khoảng 1.4 triệu người cùng lực lượng dự bị hơn 1 triệu, xét về sức mạnh quân sự, Quân đội Ấn Độ chỉ xếp sau Trung Quốc ở Châu Á và cũng là đạo quân duy nhất có thể cản được bước tiến của Bắc Kinh vốn đang mở rộng hơn về phía Tây Á. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo thống kê trong năm 2016, ngân sách mà New Delhi chi cho quốc phòng lên đến gần 56 tỷ USD và trong tương lai gần con số này vẫn có thể tiếp tục được thay đổi. Khi mà hiện tại Quân đội Ấn Độ đang trải qua quá trình hiện đại hóa toàn diện ở tất cả các binh chủng nhất là không quân và hải quân. Nguồn ảnh: Icy Tales.Tuy nhiên lục quân vẫn là binh chủng có quân số đông đảo nhất của Ấn Độ với hơn 1,2 triệu người và được trang bị không hề thua kém các nước phương Tây. Nhưng nhìn chung lực lượng này vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa và chưa thực sự toàn diện. Nguồn ảnh: pibphoto.Hiện tại Lục quân Ấn Độ đang được trang bị hơn 9.000 xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó nổi bật nhất vẫn là những chiếc xe tăng T-72 Ajeya và T-90S/M. Bên cạnh việc nhập khẩu, Ấn Độ còn tự sản xuất và lắp ráp một số mẫu xe tăng và xe bọc thép trong nước nhằm tự tăng cường tiềm lực quân sự của bản thân và giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn ảnh: Chindits.Điển hình nhất trong số đó có thể kể tới dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun do Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo. Trong ảnh là đội hình xe tăng Arjun Mk I tham gia một lễ duyệt binh ở Ấn Độ. Nguồn ảnh: aame.in.Giống như nhiều cường quốc khác trên thế giới Ấn Độ cũng sở hữu cho mình một kho tên lửa tấn công đa dạng có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân ở nhiều cấp độ khác nhau. Và lực lượng này được xem như là lực lượng răn đe chiến lược của Ấn Độ trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: aame.in.Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Ấn Độ cũng không hề thua kém các nước trong khu vực, khi mà gần đây họ đã hoàn tất việc phát triển mẫu ICBM mới nhất của mình là Agni-V có tầm bắn lên đến hơn 8.000km. Bản thân Agni-V cũng là mẫu ICBM đa nền tảng có thể được triển khai từ nhiều phương tiện phóng khác nhau. Nguồn ảnh: i2.wp.Ấn Độ cũng sở hữu lực lượng không quân đáng mơ ước của nhiều nước với hơn 1.700 máy bay quân sự các loại và hầu hết trong số đó đều có nguồn gốc từ Nga. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu thay đổi chiến lược phát triển không quân của mình khi bắt đầu trang bị thêm những dòng chiến đấu cơ của phương Tây như một giải pháp mở rộng khả năng tác chiến trong tương lai. Nguồn ảnh: Best Wallpaper.Mặc dù vậy hầu hết các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ đều đã lỗi thời và có niên hạn sử dụng lên đến hàng thập kỷ. Ngay cả khi họ được trang bị những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI mới nhất thì lực lượng này vẫn có những vấn đề riêng của mình. Nguồn ảnh: New York Times.Bên cạnh việc nhập khẩu hầu hết các dòng máy bay quân sự, Ấn Độ cũng bước đầu xây dựng cho mình một ngành hàng không quân sự riêng biệt. Cụ thể như chương trình phát triển chiến đấu cơ nội địa Tejas hay mua lại lại giấy phép sản xuất Su-30MKI của Nga. Nguồn ảnh: indiawest.com.Trái ngược hoàn toàn với không quân, Ấn Độ lại sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất nhì ở Châu Á với hạm đội tàu chiến lên đến gần 300 chiếc trong đó có cả một biên đội tàu sân bay. Lực lượng không quân hải quân của Ấn Độ cũng được trang bị khá tốt với hơn 250 máy bay quân sự các loại. Nguồn ảnh: The Better India.Lực lượng Hải quân Ấn Độ ngày nay gần như đã được phát triển toàn diện về mọi mặt mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng nhìn chung họ có đủ khả năng bảo vệ các vùng lãnh thổ trên biển của mình. Nguồn ảnh: SSBCrack.Không như không quân, Hải quân Ấn Độ được trang bị hầu hết các mẫu tàu chiến do Ấn Độ tự chế tạo và họ còn có đủ cả công nghệ để có thể tự đóng mới tàu sân bay hay tàu ngầm tấn công hạt nhân. Nguồn ảnh: Join Indian Navy.Về mặt chiến lược Ấn Độ luôn phải duy trì một lực lượng lớn bộ binh nhằm duy trì khả năng tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài nhất là từ các khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan ở cả phía đông và phía tây nước này. Điều này vô hình trung tác động lớn đến việc hiện đại hóa sức mạnh quân sự của Ấn Độ. Nguồn ảnh: The Better India.Xét về sức mạnh quân sự Ấn Độ hầu như không thể đối đầu với một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc hay thậm chí cả Pakistan trong tương lai gần, nếu như họ không thể hoàn tất việc hiện đại hóa quân đội trong vòng 10 năm nữa. Và kết quả tất yếu khi xung đột nổ ra là Ấn Độ sẽ mất hết các khu vực biên giới tranh chấp mà họ cố gắng kiểm soát trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nguồn ảnh: The Better India.
Là một trong những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, cũng không ngạc nhiên mấy khi Ấn Độ luôn nằm trong top các cường quốc quân sự. Với quân số thường trực khoảng 1.4 triệu người cùng lực lượng dự bị hơn 1 triệu, xét về sức mạnh quân sự, Quân đội Ấn Độ chỉ xếp sau Trung Quốc ở Châu Á và cũng là đạo quân duy nhất có thể cản được bước tiến của Bắc Kinh vốn đang mở rộng hơn về phía Tây Á. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo thống kê trong năm 2016, ngân sách mà New Delhi chi cho quốc phòng lên đến gần 56 tỷ USD và trong tương lai gần con số này vẫn có thể tiếp tục được thay đổi. Khi mà hiện tại Quân đội Ấn Độ đang trải qua quá trình hiện đại hóa toàn diện ở tất cả các binh chủng nhất là không quân và hải quân. Nguồn ảnh: Icy Tales.
Tuy nhiên lục quân vẫn là binh chủng có quân số đông đảo nhất của Ấn Độ với hơn 1,2 triệu người và được trang bị không hề thua kém các nước phương Tây. Nhưng nhìn chung lực lượng này vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa và chưa thực sự toàn diện. Nguồn ảnh: pibphoto.
Hiện tại Lục quân Ấn Độ đang được trang bị hơn 9.000 xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó nổi bật nhất vẫn là những chiếc xe tăng T-72 Ajeya và T-90S/M. Bên cạnh việc nhập khẩu, Ấn Độ còn tự sản xuất và lắp ráp một số mẫu xe tăng và xe bọc thép trong nước nhằm tự tăng cường tiềm lực quân sự của bản thân và giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn ảnh: Chindits.
Điển hình nhất trong số đó có thể kể tới dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun do Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo. Trong ảnh là đội hình xe tăng Arjun Mk I tham gia một lễ duyệt binh ở Ấn Độ. Nguồn ảnh: aame.in.
Giống như nhiều cường quốc khác trên thế giới Ấn Độ cũng sở hữu cho mình một kho tên lửa tấn công đa dạng có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân ở nhiều cấp độ khác nhau. Và lực lượng này được xem như là lực lượng răn đe chiến lược của Ấn Độ trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: aame.in.
Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Ấn Độ cũng không hề thua kém các nước trong khu vực, khi mà gần đây họ đã hoàn tất việc phát triển mẫu ICBM mới nhất của mình là Agni-V có tầm bắn lên đến hơn 8.000km. Bản thân Agni-V cũng là mẫu ICBM đa nền tảng có thể được triển khai từ nhiều phương tiện phóng khác nhau. Nguồn ảnh: i2.wp.
Ấn Độ cũng sở hữu lực lượng không quân đáng mơ ước của nhiều nước với hơn 1.700 máy bay quân sự các loại và hầu hết trong số đó đều có nguồn gốc từ Nga. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu thay đổi chiến lược phát triển không quân của mình khi bắt đầu trang bị thêm những dòng chiến đấu cơ của phương Tây như một giải pháp mở rộng khả năng tác chiến trong tương lai. Nguồn ảnh: Best Wallpaper.
Mặc dù vậy hầu hết các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ đều đã lỗi thời và có niên hạn sử dụng lên đến hàng thập kỷ. Ngay cả khi họ được trang bị những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI mới nhất thì lực lượng này vẫn có những vấn đề riêng của mình. Nguồn ảnh: New York Times.
Bên cạnh việc nhập khẩu hầu hết các dòng máy bay quân sự, Ấn Độ cũng bước đầu xây dựng cho mình một ngành hàng không quân sự riêng biệt. Cụ thể như chương trình phát triển chiến đấu cơ nội địa Tejas hay mua lại lại giấy phép sản xuất Su-30MKI của Nga. Nguồn ảnh: indiawest.com.
Trái ngược hoàn toàn với không quân, Ấn Độ lại sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất nhì ở Châu Á với hạm đội tàu chiến lên đến gần 300 chiếc trong đó có cả một biên đội tàu sân bay. Lực lượng không quân hải quân của Ấn Độ cũng được trang bị khá tốt với hơn 250 máy bay quân sự các loại. Nguồn ảnh: The Better India.
Lực lượng Hải quân Ấn Độ ngày nay gần như đã được phát triển toàn diện về mọi mặt mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng nhìn chung họ có đủ khả năng bảo vệ các vùng lãnh thổ trên biển của mình. Nguồn ảnh: SSBCrack.
Không như không quân, Hải quân Ấn Độ được trang bị hầu hết các mẫu tàu chiến do Ấn Độ tự chế tạo và họ còn có đủ cả công nghệ để có thể tự đóng mới tàu sân bay hay tàu ngầm tấn công hạt nhân. Nguồn ảnh: Join Indian Navy.
Về mặt chiến lược Ấn Độ luôn phải duy trì một lực lượng lớn bộ binh nhằm duy trì khả năng tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài nhất là từ các khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan ở cả phía đông và phía tây nước này. Điều này vô hình trung tác động lớn đến việc hiện đại hóa sức mạnh quân sự của Ấn Độ. Nguồn ảnh: The Better India.
Xét về sức mạnh quân sự Ấn Độ hầu như không thể đối đầu với một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc hay thậm chí cả Pakistan trong tương lai gần, nếu như họ không thể hoàn tất việc hiện đại hóa quân đội trong vòng 10 năm nữa. Và kết quả tất yếu khi xung đột nổ ra là Ấn Độ sẽ mất hết các khu vực biên giới tranh chấp mà họ cố gắng kiểm soát trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nguồn ảnh: The Better India.