"Có lẽ chiến đấu cơ xuất khẩu duy nhất đủ sức cung cấp các khả năng mà Iran cần là tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ mới của Nga, được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 7/2019 và hiện đang được bán cho khách hàng trên toàn thế giới"."Việc mua sắm một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu ưu tú, có thể kết hợp với việc loại bỏ một số phi đội cũ, sẽ cung cấp cho Iran phương tiện hiệu quả nhất để tăng cường khả năng chiến đấu trên không"."Cách tiếp cận như vậy sẽ là kinh nghiệm chưa từng thấy. Nga đã giảm quy mô máy bay chiến đấu sau chiến tranh Lạnh do hạn chế về ngân sách, nhưng đã đầu tư vào một số lượng nhỏ tiêm kích ưu tú, mang lại ưu thế trên không và sức mạnh răn đe", hãng tin Fars News nêu rõ.Mặc dù vậy, cần phải làm rõ rằng giới quân sự tại Tehran chưa xác nhận thông tin mà báo chí đăng tải, nhưng họ cũng không bác bỏ việc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga.Trong khi đó, các chuyên gia không loại trừ rằng trên thực tế, một hợp đồng giữa Iran và Nga đã được ký kết và chiếc máy bay thế hệ 5 đầu tiên có thể sẽ sớm được đưa đến đất nước Trung Đông này.Nhưng cũng phải lưu ý rằng trong thực tế, thông tin về việc mua 46 tiêm kích Su-57 đã làm nảy sinh một số nghi ngờ, vì số lượng như trên được đánh giá là quá lớn.Hiện tại Nga đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất Su-57 cho chính không quân nước mình, lô 12 chiếc đầu tiên chưa rõ có bàn giao đúng thời hạn hay không, vì vậy rất khó đáp ứng đơn hàng xuất khẩu lớn.Hơn nữa Su-57 vẫn chưa hoàn thiện hết tính năng chiến đấu, đặc biệt là về động cơ, không rõ Iran có chịu tình nguyện làm "vật thí nghiệm" của Nga hay không?Vấn đề tiếp theo là đơn giá của chiến đấu cơ tàng hình Su-57 đang được ước tính ít nhất cũng phải ở mức 120 triệu USD/chiếc, số tiền Iran phải bỏ ra để sở hữu 46 máy bay sẽ là cực lớn mà ngân sách của họ khó lòng chịu nổi.Những mâu thuẫn bên trong đất nước Iran giữa hai lực lượng vũ trang là quân đội chính quy quốc gia và Vệ binh cách mạng Hồi giáo cũng rất dễ gây ảnh hưởng tới kế hoạch này.Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran và quân đội Iran không thực sự có mối quan hệ tốt đẹp, khi lực lượng này luôn e ngại phía bên kia sẽ trở nên mạnh hơn và có tiếng nói quyết định.Trong quá khứ, Nga từng mất hợp đồng bán 30 tiêm kích đa năng Su-30SM cho không quân Iran ngay khi lệnh cấm vận quốc gia Trung Đông này tạm thời được dỡ bỏ chỉ vì "đấu đá nội bộ".Chính vì những nguyên nhân trên, triển vọng Nga xuất khẩu được tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 cho Iran vẫn bị đánh giá là viễn cảnh rất xa vời.
"Có lẽ chiến đấu cơ xuất khẩu duy nhất đủ sức cung cấp các khả năng mà Iran cần là tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ mới của Nga, được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 7/2019 và hiện đang được bán cho khách hàng trên toàn thế giới".
"Việc mua sắm một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu ưu tú, có thể kết hợp với việc loại bỏ một số phi đội cũ, sẽ cung cấp cho Iran phương tiện hiệu quả nhất để tăng cường khả năng chiến đấu trên không".
"Cách tiếp cận như vậy sẽ là kinh nghiệm chưa từng thấy. Nga đã giảm quy mô máy bay chiến đấu sau chiến tranh Lạnh do hạn chế về ngân sách, nhưng đã đầu tư vào một số lượng nhỏ tiêm kích ưu tú, mang lại ưu thế trên không và sức mạnh răn đe", hãng tin Fars News nêu rõ.
Mặc dù vậy, cần phải làm rõ rằng giới quân sự tại Tehran chưa xác nhận thông tin mà báo chí đăng tải, nhưng họ cũng không bác bỏ việc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga.
Trong khi đó, các chuyên gia không loại trừ rằng trên thực tế, một hợp đồng giữa Iran và Nga đã được ký kết và chiếc máy bay thế hệ 5 đầu tiên có thể sẽ sớm được đưa đến đất nước Trung Đông này.
Nhưng cũng phải lưu ý rằng trong thực tế, thông tin về việc mua 46 tiêm kích Su-57 đã làm nảy sinh một số nghi ngờ, vì số lượng như trên được đánh giá là quá lớn.
Hiện tại Nga đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất Su-57 cho chính không quân nước mình, lô 12 chiếc đầu tiên chưa rõ có bàn giao đúng thời hạn hay không, vì vậy rất khó đáp ứng đơn hàng xuất khẩu lớn.
Hơn nữa Su-57 vẫn chưa hoàn thiện hết tính năng chiến đấu, đặc biệt là về động cơ, không rõ Iran có chịu tình nguyện làm "vật thí nghiệm" của Nga hay không?
Vấn đề tiếp theo là đơn giá của chiến đấu cơ tàng hình Su-57 đang được ước tính ít nhất cũng phải ở mức 120 triệu USD/chiếc, số tiền Iran phải bỏ ra để sở hữu 46 máy bay sẽ là cực lớn mà ngân sách của họ khó lòng chịu nổi.
Những mâu thuẫn bên trong đất nước Iran giữa hai lực lượng vũ trang là quân đội chính quy quốc gia và Vệ binh cách mạng Hồi giáo cũng rất dễ gây ảnh hưởng tới kế hoạch này.
Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran và quân đội Iran không thực sự có mối quan hệ tốt đẹp, khi lực lượng này luôn e ngại phía bên kia sẽ trở nên mạnh hơn và có tiếng nói quyết định.
Trong quá khứ, Nga từng mất hợp đồng bán 30 tiêm kích đa năng Su-30SM cho không quân Iran ngay khi lệnh cấm vận quốc gia Trung Đông này tạm thời được dỡ bỏ chỉ vì "đấu đá nội bộ".
Chính vì những nguyên nhân trên, triển vọng Nga xuất khẩu được tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 cho Iran vẫn bị đánh giá là viễn cảnh rất xa vời.