Ngày 7/3, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, toàn bộ 14 xe tăng Leopard 2, mà nước này viện trợ cho Ukraine, sẽ được chuyển giao trong tuần này; trước đó Ba Lan đã bàn giao 4 xe tăng Leopard 2 vào ngày 24/2 và 10 chiếc khác hoàn thành vào đầu tháng Ba.Cùng với đó, Ba Lan đang chuẩn bị thành lập một trung tâm bảo đảm kỹ thuật trên lãnh thổ của mình, để đảm nhận việc bảo trì, sửa chữa xe tăng Leopard-2 được chuyển giao cho Ukraine (kể cả số Leopard-2 không phải của Ba Lan viện trợ).Là quốc gia tiên phong hỗ trợ Ukraine, Ba Lan bắt đầu đào tạo lái xe tăng Leopard-2 cho Quân đội Ukraine từ khi Đức chưa đồng ý cung cấp Leopard-2 cho Ukraine. Đây thực sự là bước “đi tắt đón đầu” của Ba Lan giành cho Quân đội Ukraine.Việc đào tạo kíp xe tăng Leopard-2 của Ba Lan cho Quân đội Ukraine là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất; khi chính phủ Đức đồng ý bàn giao xe tăng Leopard-2 cho Ukraine, thì lúc đó, các kíp xe tăng Leopard-2 của Ukraine đã sẵn sàng chiến đấu, mà không còn phải chờ đào tạo.Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bwashchak cho biết, nhờ nỗ lực của Ba Lan, Quân đội Ukraine cũng đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không Patriot đầu tiên và các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, lần lượt được chuyển giao, biến Ukraine thành một pháo đài “bất khả xâm phạm”.Ngược lại, các thành viên của Duma Quốc gia Nga tuyên bố rằng, các công ty Nga phải chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống phòng không mới và hiệu quả hơn, bởi vì lãnh thổ Nga quá rộng lớn và máy bay không người lái của Ukraine có thể dễ dàng tìm thấy sơ hở.Đại tướng Mỹ James Hecker, đại diện của Lực lượng Không quân Mỹ tại Châu Âu và Châu Phi tiết lộ rằng, lô bom lượn có điều khiển JDAM-ER đầu tiên đã đến Ukraine cách đây ba tuần và Quân đội Ukraine đã đưa chúng vào chiến đấu.Tầm tiến công của bom JDAM-ER vượt quá 70 km và có thể biến từ 220 đến 900 quả bom thông thường có trọng lượng 100 kg, thành vũ khí có điều khiển chính xác. Theo video thử nghiệm, hầu như 100% bom JDAM-ER đều đánh trúng mục tiêu.Ngoài việc yêu cầu Mỹ cung cấp chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16, hai thành viên Quốc hội Mỹ còn tiết lộ, chính quyền Ukraine đang thúc giục Quốc hội Mỹ cung cấp bom chùm MK-20. Mk-20 là loại bom chùm được Mỹ phát triển từ những năm 1960 và đã được dùng nhiều trong các cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ tham gia.Một quả bom “mẹ con” MK-20, mỗi quả “bom mẹ” mang 240 quả “bom con” nặng 0,63 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp thép dày nhất 80 mm; loại vũ khí này có hiệu quả cao nhất trong việc chống lại chiến thuật đám đông. Nhưng theo luật của Mỹ hiện nay, những loại vũ khí này không được phép sử dụng.Hơn nữa Mỹ không tin rằng, bom chùm là vũ khí cần thiết để Ukraine giành chiến thắng và rủi ro khi sử dụng chúng rất cao; chẳng hạn như vô tình làm bị thương dân thường. Rõ ràng, Quân đội Ukraine ít có khả năng nhận được những loại vũ khí như vậy.Để giành lợi thế chiến trường, buộc Quân đội Ukraine phải có không quân hỗ trợ; nhưng trên chiến trường, Quân đội Ukraine không có ưu thế trên không nên khó tung đòn tấn công quy mô lớn, để mở các chiến dịch phản công lớn.Trong thời gian vừa qua, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, “rất do dự” trong việc cung cấp F-16 cho Ukraine; và việc làm chủ loại tiêm kích này phức tạp và mất nhiều thời gian hơn nhiều so với việc làm chủ xe tăng Leopard-2. Trong khi đó, phi công Ukraine vốn chỉ quen sử dụng chiến đấu cơ Liên Xô.Mặt khác, Nga đưa ra cảnh báo nghiêm túc rằng, việc hỗ trợ các máy bay chiến đấu, đó là hành động phương Tây đang thách thức Nga. Cuối cùng, Mỹ đã nghĩ ra cách đôn đốc Ba Lan và Cộng hòa Séc viện trợ cho Ukraine 40 tiêm kích MiG-29, có từ thời Liên Xô, đã gần hết niên hạn sử dụng. Điều quan trọng là những chiếc MiG-29 này sẽ được NATO nâng cấp và trang bị radar mới, hệ thống hiển thị và ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay; cũng như thiết bị liên lạc, tự vệ, an toàn và các thiết bị khác.Sau khi thay thế các bộ phận liên lạc, dẫn đường và nhận dạng ban đầu do Liên Xô sản xuất bằng hệ thống của NATO, MiG-29 của Quân đội Ukraine có thể được tích hợp vào hệ thống chiến đấu của NATO.Đặc biệt là loại MiG-29 nâng cấp này, có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 tiên tiến nhất của Mỹ. Loại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 có tầm bắn hơn 100 km, dẫn đường theo kiểu “bắn và quên” và sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức mạnh không quân Nga.Bằng cách này, Mỹ không “chọc giận” Nga, mà còn đáp ứng được một số yêu cầu của Ukraine; đồng thời tạo điều kiện cho biên đội tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine nhanh chóng hình thành hiệu quả tác chiến, đạt được mục tiêu “một mũi tên trúng hai đích”.Nếu đúng theo tính toán, Quân đội Ukraine lần đầu tiên sẽ được trang bị tên lửa không đối không tiên tiến của phương Tây. Như vậy sau khi MiG-29 của Ukraine sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM, đến bom lượn JDAM-ER và tên lửa AIM-120, Không quân Ukraine có thể đạt được sức mạnh chiến đấu như sở hữu chiến đấu cơ F-16.
Ngày 7/3, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, toàn bộ 14 xe tăng Leopard 2, mà nước này viện trợ cho Ukraine, sẽ được chuyển giao trong tuần này; trước đó Ba Lan đã bàn giao 4 xe tăng Leopard 2 vào ngày 24/2 và 10 chiếc khác hoàn thành vào đầu tháng Ba.
Cùng với đó, Ba Lan đang chuẩn bị thành lập một trung tâm bảo đảm kỹ thuật trên lãnh thổ của mình, để đảm nhận việc bảo trì, sửa chữa xe tăng Leopard-2 được chuyển giao cho Ukraine (kể cả số Leopard-2 không phải của Ba Lan viện trợ).
Là quốc gia tiên phong hỗ trợ Ukraine, Ba Lan bắt đầu đào tạo lái xe tăng Leopard-2 cho Quân đội Ukraine từ khi Đức chưa đồng ý cung cấp Leopard-2 cho Ukraine. Đây thực sự là bước “đi tắt đón đầu” của Ba Lan giành cho Quân đội Ukraine.
Việc đào tạo kíp xe tăng Leopard-2 của Ba Lan cho Quân đội Ukraine là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất; khi chính phủ Đức đồng ý bàn giao xe tăng Leopard-2 cho Ukraine, thì lúc đó, các kíp xe tăng Leopard-2 của Ukraine đã sẵn sàng chiến đấu, mà không còn phải chờ đào tạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bwashchak cho biết, nhờ nỗ lực của Ba Lan, Quân đội Ukraine cũng đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không Patriot đầu tiên và các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, lần lượt được chuyển giao, biến Ukraine thành một pháo đài “bất khả xâm phạm”.
Ngược lại, các thành viên của Duma Quốc gia Nga tuyên bố rằng, các công ty Nga phải chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống phòng không mới và hiệu quả hơn, bởi vì lãnh thổ Nga quá rộng lớn và máy bay không người lái của Ukraine có thể dễ dàng tìm thấy sơ hở.
Đại tướng Mỹ James Hecker, đại diện của Lực lượng Không quân Mỹ tại Châu Âu và Châu Phi tiết lộ rằng, lô bom lượn có điều khiển JDAM-ER đầu tiên đã đến Ukraine cách đây ba tuần và Quân đội Ukraine đã đưa chúng vào chiến đấu.
Tầm tiến công của bom JDAM-ER vượt quá 70 km và có thể biến từ 220 đến 900 quả bom thông thường có trọng lượng 100 kg, thành vũ khí có điều khiển chính xác. Theo video thử nghiệm, hầu như 100% bom JDAM-ER đều đánh trúng mục tiêu.
Ngoài việc yêu cầu Mỹ cung cấp chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16, hai thành viên Quốc hội Mỹ còn tiết lộ, chính quyền Ukraine đang thúc giục Quốc hội Mỹ cung cấp bom chùm MK-20. Mk-20 là loại bom chùm được Mỹ phát triển từ những năm 1960 và đã được dùng nhiều trong các cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ tham gia.
Một quả bom “mẹ con” MK-20, mỗi quả “bom mẹ” mang 240 quả “bom con” nặng 0,63 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp thép dày nhất 80 mm; loại vũ khí này có hiệu quả cao nhất trong việc chống lại chiến thuật đám đông. Nhưng theo luật của Mỹ hiện nay, những loại vũ khí này không được phép sử dụng.
Hơn nữa Mỹ không tin rằng, bom chùm là vũ khí cần thiết để Ukraine giành chiến thắng và rủi ro khi sử dụng chúng rất cao; chẳng hạn như vô tình làm bị thương dân thường. Rõ ràng, Quân đội Ukraine ít có khả năng nhận được những loại vũ khí như vậy.
Để giành lợi thế chiến trường, buộc Quân đội Ukraine phải có không quân hỗ trợ; nhưng trên chiến trường, Quân đội Ukraine không có ưu thế trên không nên khó tung đòn tấn công quy mô lớn, để mở các chiến dịch phản công lớn.
Trong thời gian vừa qua, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, “rất do dự” trong việc cung cấp F-16 cho Ukraine; và việc làm chủ loại tiêm kích này phức tạp và mất nhiều thời gian hơn nhiều so với việc làm chủ xe tăng Leopard-2. Trong khi đó, phi công Ukraine vốn chỉ quen sử dụng chiến đấu cơ Liên Xô.
Mặt khác, Nga đưa ra cảnh báo nghiêm túc rằng, việc hỗ trợ các máy bay chiến đấu, đó là hành động phương Tây đang thách thức Nga. Cuối cùng, Mỹ đã nghĩ ra cách đôn đốc Ba Lan và Cộng hòa Séc viện trợ cho Ukraine 40 tiêm kích MiG-29, có từ thời Liên Xô, đã gần hết niên hạn sử dụng.
Điều quan trọng là những chiếc MiG-29 này sẽ được NATO nâng cấp và trang bị radar mới, hệ thống hiển thị và ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay; cũng như thiết bị liên lạc, tự vệ, an toàn và các thiết bị khác.
Sau khi thay thế các bộ phận liên lạc, dẫn đường và nhận dạng ban đầu do Liên Xô sản xuất bằng hệ thống của NATO, MiG-29 của Quân đội Ukraine có thể được tích hợp vào hệ thống chiến đấu của NATO.
Đặc biệt là loại MiG-29 nâng cấp này, có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 tiên tiến nhất của Mỹ. Loại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 có tầm bắn hơn 100 km, dẫn đường theo kiểu “bắn và quên” và sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức mạnh không quân Nga.
Bằng cách này, Mỹ không “chọc giận” Nga, mà còn đáp ứng được một số yêu cầu của Ukraine; đồng thời tạo điều kiện cho biên đội tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine nhanh chóng hình thành hiệu quả tác chiến, đạt được mục tiêu “một mũi tên trúng hai đích”.
Nếu đúng theo tính toán, Quân đội Ukraine lần đầu tiên sẽ được trang bị tên lửa không đối không tiên tiến của phương Tây. Như vậy sau khi MiG-29 của Ukraine sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM, đến bom lượn JDAM-ER và tên lửa AIM-120, Không quân Ukraine có thể đạt được sức mạnh chiến đấu như sở hữu chiến đấu cơ F-16.