Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có rất nhiều máy bay chiến đấu chưa kịp cất cánh đã bị phá hủy. Điều đáng buồn là những cỗ máy dũng mãnh này khi nằm dưới đất lại tỏ ra cực kỳ mỏng manh và hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong những phi vụ đánh úp sân bay, mục tiêu lí tưởng và được các máy bay chiến đấu ưa thích nhất chính là những chiếc máy bay đang nằm trưới đất, chỉ cẩn một loạt đạn chuẩn xác, chiếc máy bay nằm dưới đất sẽ không thể cất cánh được trong một thời gian dài hoặc thậm chí bị phá hủy ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.Các máy bay nằm dưới đất cũng là một mục tiêu cực kỳ dễ dàng của các phi công vì chúng quá to và hoặc đứng yên hoặc di chuyển cực chậm. Ví dụ như trong trận Trân Châu Cảng, phía Mỹ không có một máy bay nào cất cánh nổi khi bị Nhật tấn công bất ngờ, tuy nhiên Mỹ lại mất tới gần 400 máy aby các loại do bị không quân Nhật tiêu diệt khi còn nằm ở dưới đất. Nguồn ảnh: Pinterest.Một vài phi công Mỹ trong trận Trân Châu Cảng cũng cố cất cánh máy bay của mình lên để nghênh chiến với không quân Nhật Bản nhưng tất cả đều thất bại, họ đều bị bắn hạ ngay khi còn đang trên đường băng hoặc ngay khi vừa rời mặt đất. Trong thời gian chạy đà ngoài đường băng, các máy bay này sẽ là mục tiêu dễ dàng cho lực lượng Không quân đối phương. Nguồn ảnh: Paradox.Ngoài ra, máy bay cũng là một mục tiêu giá trị rất cao rất được lực lượng bộ binh để ý và "triệt hạ" ngay từ khi chúng còn nằm trên mặt đất. Một phần cũng là do nếu để các máy bay địch có thể cất cánh được, lực lượng bộ binh dưới mặt đất sẽ gặp nguy to, phần khác, khi các máy bay này nằm dưới đất chỉ cần một khẩu súng phóng lựu hoặc một loạt đạn súng máy vào trúng động cơ là chiếc máy bay sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn, hết sức đơn giản và dễ tiêu diệt. Nguồn ảnh: Flickr.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhiệm vụ tấn công, đột kích vào sân bay thường có mục đích tiêu diệt càng nhiều máy bay địch càng tốt. Ví dụ như các vụ đột kích của đặc nhiệm SAS vào các sân bay của Đức ở Bắc Phi, người lính sẽ được đưa cho một đống thuốc nổ C4, sau khi hẹn giờ họ chỉ việc ném khối thuốc nổ đó vào động cơ máy bay của đối phương và chạy thật nhanh, chỉ cần như vậy cũng đủ để con chim sắt của đối phương phải "gẫy cánh" và nằm im dưới đất một thời gian dài. Nguồn ảnh: Ibib.Tùy theo từng loại máy bay mà các điểm yếu của chúng sẽ khác nhau nhưng phần lớn các máy bay đều có hai điểm yếu chí tử đó là mặt trước động cơ và phần ngay sau buồng lái của phi công nối vào đuôi. Ở hai bộ phận này, chỉ cần một quả lựu đạn cũng có thể vô hiệu hóa được cả chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Ibib.Nếu động cơ máy bay bị hỏng, chắc chắn chiéc máy bay đó sẽ trở nên vô dụng, với khu vực đằng sau khoang lái của máy bay, đó là nơi có rất nhiều hẹ thống điện và dầu trợ lực lái của phi công chạy qua, nếu khu vực này bị tổn thương thì máy bay sẽ gần như bị hỏng hoàn toàn hệ thống lái, thời gian sửa chữa hệ thống lái của máy bay thời này đôi khi còn tốn công hơn so với việc thay động cơ máy bay. Nguồn ảnh: Ibib.Khi các máy bay đang chạy đà trên đường băng cất cánh, vị trí ghế lái của phi công sẽ là nơi dễ "ăn đạn" nhất, các máy bay địch chỉ cần bổ nhào từ trên không, nhắm thẳng vào buồng lái là chắc chắn sẽ tiêu diệt được chiếc phi công. Sau khi phi công thiệt mạng, chiếc máy bay sẽ không còn ai điều khiển và cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chiến nếu chẳng may đâm vào đâu đó khi chạy trong vô định. Nguồn ảnh: Ibib.Nói tóm lại, những chiếc máy bay chỉ có thể trở nên nguy hiểm khi chúng đang tung cánh trên trời, khi ở dưới mặt đất, chúng sẽ là mục tiêu cực kỳ ngon ăn của toàn bộ các lực lượng của đối phương, đặc biệt là lực lượng không quân. Một tốp không quân với vài ba chiếc tiêm kích có thể tiêu diệt hàng chục máy bay địch dưới sân bay mà chỉ cấn hai vòng lượn "cơ bản". Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có rất nhiều máy bay chiến đấu chưa kịp cất cánh đã bị phá hủy. Điều đáng buồn là những cỗ máy dũng mãnh này khi nằm dưới đất lại tỏ ra cực kỳ mỏng manh và hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong những phi vụ đánh úp sân bay, mục tiêu lí tưởng và được các máy bay chiến đấu ưa thích nhất chính là những chiếc máy bay đang nằm trưới đất, chỉ cẩn một loạt đạn chuẩn xác, chiếc máy bay nằm dưới đất sẽ không thể cất cánh được trong một thời gian dài hoặc thậm chí bị phá hủy ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các máy bay nằm dưới đất cũng là một mục tiêu cực kỳ dễ dàng của các phi công vì chúng quá to và hoặc đứng yên hoặc di chuyển cực chậm. Ví dụ như trong trận Trân Châu Cảng, phía Mỹ không có một máy bay nào cất cánh nổi khi bị Nhật tấn công bất ngờ, tuy nhiên Mỹ lại mất tới gần 400 máy aby các loại do bị không quân Nhật tiêu diệt khi còn nằm ở dưới đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một vài phi công Mỹ trong trận Trân Châu Cảng cũng cố cất cánh máy bay của mình lên để nghênh chiến với không quân Nhật Bản nhưng tất cả đều thất bại, họ đều bị bắn hạ ngay khi còn đang trên đường băng hoặc ngay khi vừa rời mặt đất. Trong thời gian chạy đà ngoài đường băng, các máy bay này sẽ là mục tiêu dễ dàng cho lực lượng Không quân đối phương. Nguồn ảnh: Paradox.
Ngoài ra, máy bay cũng là một mục tiêu giá trị rất cao rất được lực lượng bộ binh để ý và "triệt hạ" ngay từ khi chúng còn nằm trên mặt đất. Một phần cũng là do nếu để các máy bay địch có thể cất cánh được, lực lượng bộ binh dưới mặt đất sẽ gặp nguy to, phần khác, khi các máy bay này nằm dưới đất chỉ cần một khẩu súng phóng lựu hoặc một loạt đạn súng máy vào trúng động cơ là chiếc máy bay sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn, hết sức đơn giản và dễ tiêu diệt. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhiệm vụ tấn công, đột kích vào sân bay thường có mục đích tiêu diệt càng nhiều máy bay địch càng tốt. Ví dụ như các vụ đột kích của đặc nhiệm SAS vào các sân bay của Đức ở Bắc Phi, người lính sẽ được đưa cho một đống thuốc nổ C4, sau khi hẹn giờ họ chỉ việc ném khối thuốc nổ đó vào động cơ máy bay của đối phương và chạy thật nhanh, chỉ cần như vậy cũng đủ để con chim sắt của đối phương phải "gẫy cánh" và nằm im dưới đất một thời gian dài. Nguồn ảnh: Ibib.
Tùy theo từng loại máy bay mà các điểm yếu của chúng sẽ khác nhau nhưng phần lớn các máy bay đều có hai điểm yếu chí tử đó là mặt trước động cơ và phần ngay sau buồng lái của phi công nối vào đuôi. Ở hai bộ phận này, chỉ cần một quả lựu đạn cũng có thể vô hiệu hóa được cả chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Ibib.
Nếu động cơ máy bay bị hỏng, chắc chắn chiéc máy bay đó sẽ trở nên vô dụng, với khu vực đằng sau khoang lái của máy bay, đó là nơi có rất nhiều hẹ thống điện và dầu trợ lực lái của phi công chạy qua, nếu khu vực này bị tổn thương thì máy bay sẽ gần như bị hỏng hoàn toàn hệ thống lái, thời gian sửa chữa hệ thống lái của máy bay thời này đôi khi còn tốn công hơn so với việc thay động cơ máy bay. Nguồn ảnh: Ibib.
Khi các máy bay đang chạy đà trên đường băng cất cánh, vị trí ghế lái của phi công sẽ là nơi dễ "ăn đạn" nhất, các máy bay địch chỉ cần bổ nhào từ trên không, nhắm thẳng vào buồng lái là chắc chắn sẽ tiêu diệt được chiếc phi công. Sau khi phi công thiệt mạng, chiếc máy bay sẽ không còn ai điều khiển và cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chiến nếu chẳng may đâm vào đâu đó khi chạy trong vô định. Nguồn ảnh: Ibib.
Nói tóm lại, những chiếc máy bay chỉ có thể trở nên nguy hiểm khi chúng đang tung cánh trên trời, khi ở dưới mặt đất, chúng sẽ là mục tiêu cực kỳ ngon ăn của toàn bộ các lực lượng của đối phương, đặc biệt là lực lượng không quân. Một tốp không quân với vài ba chiếc tiêm kích có thể tiêu diệt hàng chục máy bay địch dưới sân bay mà chỉ cấn hai vòng lượn "cơ bản". Nguồn ảnh: Pinterest.