Ngày 21/4, Quân đội Ukraine đã công bố một bức ảnh, thông báo rằng, lần đầu tiên ở khu vực phía đông, họ đã sử dụng tên lửa phòng không di động Stinger, để bắn hạ một máy bay trực thăng không người lái S-100 của Nga.Trước đó trực thăng không người lái của Nga, đã được xác nhận xuất hiện tại chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, xét từ những bức ảnh xác máy bay do Quân đội Ukraine tung ra, rõ ràng họ đã nhầm mẫu.Qua các chi tiết và logo của nhà sản xuất, có thể không khó để nhận ra, đây không phải trực thăng không người lái S-100 của Quân đội Nga, mà là chiếc trực thăng không người lái KBLA-IVT.Không giống như UAV S-100, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát, UAV KBLA-IVT chỉ được sử dụng làm máy bay mục tiêu trong Quân đội Nga. Còn ở chiến trường Ukraine, loại máy bay KBLA-IVT, được Không quân Nga sử dụng làm “mồi nhử” trên không.UAV KBLA-IVT là sản phẩm, được phát triển bởi công ty Tekhnodinamika của Nga, đây là một thiết bị mới, vừa được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào ngày 24/12/2020; tức là thời gian chưa đầy một năm rưỡi phục vụ. Còn UAV S-100 là trang bị cũ của Quân đội Nga.Theo hồ sơ nhập khẩu, Quân đội Nga đã nhập khẩu trực thăng không người lái S-100 từ Áo từ năm 2011, sau đó trực tiếp mua giấy phép sản xuất để lắp ráp và sản xuất tại Nga.Mặc dù hai máy bay trực thăng không người lái KBLA-IVT và S-100 giống nhau về cách bố trí và thiết kế khí động học; nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về mục đích sử dụng. Trọng lượng cất cánh tối đa của UAV S-100 là khoảng 200 kg, bụng được trang bị các pod quang điện ba trong một (quang học, hồng ngoại và laser) tiên tiến, nên nó chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát. S-100 có thể bay liên tục trên không trong 6 giờ, bán kính điều khiển và truyền dữ liệu tối đa là 180 km.UAV KBLA-IVT thì hoàn toàn khác, trọng lượng cất cánh tối đa là 315 kg và kích thước lớn hơn, nhưng nó không được trang bị pod quang điện tử độc lập, vì mục tiêu ban đầu của nó là dùng làm máy bay mục tiêu; mục đích để kiểm tra hoàn thiện vũ khí và là mục tiêu tập bắn của các đơn vị phòng không.Vì vậy, UAV KBLA-IVT không cần trọng tải trinh sát, và chỉ bố trí một camera bay dưới mũi để giúp trắc thủ điều khiển đường bay. Về khả năng bay liên tục, KBLA-IVT không đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, nên không yêu cầu cao về thời lượng pin, chỉ bay được trong 2 giờ; cự ly điều khiển tối đa là 150 km.Do UAV KBLA-IVT không thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vậy Quân đội Nga có ý định sử dụng loại máy bay này trên chiến trường Ukraine như thế nào? Điều này có thể được suy ra từ các đặc tính bay của chính UAV KBLA-IVT.Vì KBLA-IVT là máy bay không người lái mục tiêu, đặc điểm bay của nó phải rộng, để có thể mô phỏng các thiết bị mục tiêu khác nhau. Theo tài liệu của nhà sản xuất Nga, ngoài việc mô phỏng trực thăng, KBLA-IVT còn có thể mô phỏng UAV trinh sát chiến thuật cỡ nhỏ và vừa, với tốc độ bay chậm.Vì vậy, từ quan điểm này, Quân đội Nga có thể sử dụng KBLA-IVT để mô phỏng trực thăng hoặc UAV cỡ nhỏ của họ, cố tình bay trên chiến trường, để dụ những tên lửa Buk-M1 hoặc S300 còn lại của Ukraine và các hệ thống phòng không khác nổ súng.Do lầm tưởng UAV KBLA-IVT là mục tiêu, nên các trận địa tên lửa nổ súng và làm lộ trận địa, và sau đó UAV tuần tra làm nhiệm vụ đi cùng (bay ở độ cao lớn hơn và xa hơn) sẽ thông báo trận địa, để máy bay chiến đấu tấn công.Nhưng do độ cao bay tối đa của UAV KBLA-IVT chỉ là 2.500 mét, lại nằm trong vùng tiêu diệt của tên lửa phòng không di động, nên nó cũng dễ là mục tiêu bắn hạ, của các loại tên lửa phòng không vác vai, của Quân đội Ukraine.Tuy nhiên UAV KBLA-IVT lần này bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ bằng tên lửa Stinger, chứ chưa thu hút được hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Quân đội Ukraine khai hỏa, như mong muốn của chỉ huy Nga.
Ngày 21/4, Quân đội Ukraine đã công bố một bức ảnh, thông báo rằng, lần đầu tiên ở khu vực phía đông, họ đã sử dụng tên lửa phòng không di động Stinger, để bắn hạ một máy bay trực thăng không người lái S-100 của Nga.
Trước đó trực thăng không người lái của Nga, đã được xác nhận xuất hiện tại chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, xét từ những bức ảnh xác máy bay do Quân đội Ukraine tung ra, rõ ràng họ đã nhầm mẫu.
Qua các chi tiết và logo của nhà sản xuất, có thể không khó để nhận ra, đây không phải trực thăng không người lái S-100 của Quân đội Nga, mà là chiếc trực thăng không người lái KBLA-IVT.
Không giống như UAV S-100, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát, UAV KBLA-IVT chỉ được sử dụng làm máy bay mục tiêu trong Quân đội Nga. Còn ở chiến trường Ukraine, loại máy bay KBLA-IVT, được Không quân Nga sử dụng làm “mồi nhử” trên không.
UAV KBLA-IVT là sản phẩm, được phát triển bởi công ty Tekhnodinamika của Nga, đây là một thiết bị mới, vừa được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào ngày 24/12/2020; tức là thời gian chưa đầy một năm rưỡi phục vụ. Còn UAV S-100 là trang bị cũ của Quân đội Nga.
Theo hồ sơ nhập khẩu, Quân đội Nga đã nhập khẩu trực thăng không người lái S-100 từ Áo từ năm 2011, sau đó trực tiếp mua giấy phép sản xuất để lắp ráp và sản xuất tại Nga.
Mặc dù hai máy bay trực thăng không người lái KBLA-IVT và S-100 giống nhau về cách bố trí và thiết kế khí động học; nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về mục đích sử dụng.
Trọng lượng cất cánh tối đa của UAV S-100 là khoảng 200 kg, bụng được trang bị các pod quang điện ba trong một (quang học, hồng ngoại và laser) tiên tiến, nên nó chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát. S-100 có thể bay liên tục trên không trong 6 giờ, bán kính điều khiển và truyền dữ liệu tối đa là 180 km.
UAV KBLA-IVT thì hoàn toàn khác, trọng lượng cất cánh tối đa là 315 kg và kích thước lớn hơn, nhưng nó không được trang bị pod quang điện tử độc lập, vì mục tiêu ban đầu của nó là dùng làm máy bay mục tiêu; mục đích để kiểm tra hoàn thiện vũ khí và là mục tiêu tập bắn của các đơn vị phòng không.
Vì vậy, UAV KBLA-IVT không cần trọng tải trinh sát, và chỉ bố trí một camera bay dưới mũi để giúp trắc thủ điều khiển đường bay. Về khả năng bay liên tục, KBLA-IVT không đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, nên không yêu cầu cao về thời lượng pin, chỉ bay được trong 2 giờ; cự ly điều khiển tối đa là 150 km.
Do UAV KBLA-IVT không thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vậy Quân đội Nga có ý định sử dụng loại máy bay này trên chiến trường Ukraine như thế nào? Điều này có thể được suy ra từ các đặc tính bay của chính UAV KBLA-IVT.
Vì KBLA-IVT là máy bay không người lái mục tiêu, đặc điểm bay của nó phải rộng, để có thể mô phỏng các thiết bị mục tiêu khác nhau. Theo tài liệu của nhà sản xuất Nga, ngoài việc mô phỏng trực thăng, KBLA-IVT còn có thể mô phỏng UAV trinh sát chiến thuật cỡ nhỏ và vừa, với tốc độ bay chậm.
Vì vậy, từ quan điểm này, Quân đội Nga có thể sử dụng KBLA-IVT để mô phỏng trực thăng hoặc UAV cỡ nhỏ của họ, cố tình bay trên chiến trường, để dụ những tên lửa Buk-M1 hoặc S300 còn lại của Ukraine và các hệ thống phòng không khác nổ súng.
Do lầm tưởng UAV KBLA-IVT là mục tiêu, nên các trận địa tên lửa nổ súng và làm lộ trận địa, và sau đó UAV tuần tra làm nhiệm vụ đi cùng (bay ở độ cao lớn hơn và xa hơn) sẽ thông báo trận địa, để máy bay chiến đấu tấn công.
Nhưng do độ cao bay tối đa của UAV KBLA-IVT chỉ là 2.500 mét, lại nằm trong vùng tiêu diệt của tên lửa phòng không di động, nên nó cũng dễ là mục tiêu bắn hạ, của các loại tên lửa phòng không vác vai, của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên UAV KBLA-IVT lần này bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ bằng tên lửa Stinger, chứ chưa thu hút được hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Quân đội Ukraine khai hỏa, như mong muốn của chỉ huy Nga.