Trong thông báo tình hình chiến sự, do Không quân Ukraine công bố ngày 27/7 cho thấy, trong đợt "tấn công chính xác tầm xa" mới nhất, quân đội Nga đã phóng 45 tên lửa các loại về phía Ukraine, bao gồm tên lửa siêu thanh Kinzhal, tên lửa hành trình Kh-101, Kh-555 và Kalibr. Mục tiêu chủ yếu là các sân bay quân sự của Ukraine, nhằm lùng diệt những chiến đấu cơ ít ỏi còn lại của Không quân Ukraine.Không quân Ukraine cũng cho biết, họ đã đánh chặn thành công 38 tên lửa của Nga, chỉ 7 tên lửa trúng mục tiêu và tỷ lệ đánh chặn đạt 84,4%. Bốn tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal và ba tên lửa hành trình phóng từ trên không Kk-101/Kh-555 do quân đội Nga phóng đã xuyên thủng thành công phòng thủ.Đại tá Yuri Ignat, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine, cho biết, Căn cứ Không quân Starokostiniv ở khu vực Khmelnytsky là mục tiêu chính của cuộc không kích của Nga trong đợt này, nơi các máy bay chiến đấu-ném bom Su-24M Fencer của Không quân Ukraine đang đóng quân.Tuy nhiên, Đại tá Ignat không tiết lộ tình hình cụ thể của "đòn tấn công chính xác tầm xa" của quân đội Nga, để tránh rò rỉ bất kỳ thông tin nào, để quân đội Nga đánh giá hiệu quả đòn tấn công. Như vậy, để đánh giá kết quả đòn tấn công, Nga chỉ có thể dựa vào duy nhất là hệ thống quan sát vệ tinh và tình báo mặt đất.Kể từ khi bắt đầu bùng nổ "chiến dịch quân sự đặc biệt", quân đội Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào nhiều căn cứ của Không quân Ukraine, nhằm triệt tiêu khả năng chiến đấu của lực lượng không quân nước này; trong đó chủ yếu là các đòn tấn công bằng tên lửa tầm xa.Trong khi đó, Trung tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đã nhiều lần khẳng định rằng, lực lượng phòng không của Ukraine đã không ngừng tấn công, bao gồm đánh chặn chiến đấu cơ của Nga, dùng tên lửa tấn công các lực lượng mặt đất của Nga; do vậy lực lượng này là những mục tiêu “cần ưu tiên tiêu diệt”.So sánh với bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS do Mỹ viện trợ và tên lửa đạn đạo Thunder-2 do Ukraine tự phát triển cùng tên lửa đạn đạo Tochka-U của Liên Xô để lại (có khả năng đã hết đạn); thì tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh mới viện trợ, do máy bay Su-24 phóng đi, là mối đe dọa quân Nga nhiều nhất.Với tầm hoạt động tương đối rộng của cường kích Su-24 và tầm bắn xa của tên lửa hành trình Storm Shadow, biến vũ khí này thành mối đe dọa nguy hiểm nhất với quân Nga hiện nay. Đặc biệt là tính năng khó bị phát hiện và đánh chặn của tên lửa Storm Shadow.Mặc dù Ukraine đã cho là phát triển thành công loại tên lửa đạn đạo Thunder-2, có tính năng tương đương tên lửa Iskander của Nga, nhưng loại tên lửa này hiện có tham chiến hay không, vẫn chưa có thông tin chắc chắn. Phía Nga thì cho rằng, Thunder-2 đã bị đánh chặn khi tấn công Crimea, nhưng không có bằng chứng.Do vậy tên lửa hành trình Storm Shadow, hiện vẫn là vũ khí tấn công tầm xa chính xác nhất mà Ukraine hiện đang sở hữu và thực tế là vũ khí tấn công được coi như là loại vũ khí tiến công chiến lược của Ukraine. Do vậy Nga phải tìm mọi cánh để loại bỏ.Loại máy bay ném bom chiến đấu Su-24M của Không quân Ukraine, trang bị tên lửa hành trình Storm Shadow, đã tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với quân đội Nga, bao gồm cả khu vực bán đảo Crimea và nhiều căn cứ quân sự nằm sâu phía sau chiến tuyến của quân đội Nga, đều nằm trong tầm tấn công của Storm Shadow.Nếu không có những tên lửa tấn công tầm xa như Storm Shadow, thì những chiếc Su-24 ít ỏi còn lại của Ukraine, cũng chỉ “để làm cảnh”; do chúng không thể bay tới khu vực chiến tuyến để ném bom thường, do phòng không Nga quá mạnh.Nhưng giờ đã là “quá muộn” để quân đội Nga tấn công căn cứ Ukraine, nơi các tiêm kích-ném bom Su-24M đồn trú. Hiện có thông tin Ukraine chỉ còn rất ít số máy bay cường kích Su-24 và Không quân Ukraine sẽ bằng mọi cách để bảo vệ số máy bay chiến đấu ít ỏi và quý giá này; do vậy Nga khó có thể phá hủy được số Su-24 này của Ukraine.Nhưng cũng cần lưu ý rằng, tên lửa hành trình Storm Shadow thực chất giống với tên lửa chống bức xạ AGM-88 và bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM-ER do Mỹ sản xuất, hiện cũng được Không quân Ukraine sử dụng; chúng chỉ có thể đánh trúng các mục tiêu cố định và Ukraine chưa thể phát huy hết tác dụng của loại vũ khí dẫn đường chính xác này của phương Tây.Lý do là những vũ khí này, khi trang bị trên các máy bay do Liên Xô sản xuất, hiện Ukraine sở hữu, chỉ là các phương tiện “chở vũ khí” mà thôi, khi các thông số về mục tiêu phải nạp dưới mặt đất vào bộ nhớ của tên lửa hoặc bom thông qua một thiết bị chuyên dùng của phương Tây viện trợ; chứ không phi công không thể nạp trực tiếp tọa độ mục tiêu vào tên lửa như trên máy bay của phương Tây.Nhưng trong điều kiện chiến đấu ác liệt như hiện nay, thì đây là cách nhanh nhất để số máy bay chiến đấu ít ỏi còn lại của Không quân Ukraine sử dụng được vũ khí dẫn đường chính xác của phương Tây và Ukraine không thể có điều kiện để nâng cấp các máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo, để sử dụng hầu hết số vũ khí dẫn đường tiêu chuẩn của phương Tây.Tuy nhiên, một khi có được máy bay chiến đấu F-16, các phương pháp tấn công đất đối hải của Không quân Ukraine sẽ phong phú hơn. Khi đó, các mục tiêu khác nhau phía sau mặt trận của Nga, bao gồm cả tàu chiến mặt nước của Hạm đội Biển Đen, sẽ nằm trong phạm vi tấn công của các loại vũ khí dẫn đường của phương Tây.Câu hỏi duy nhất là liệu các cơ quan tình báo Ukraine có thể tìm đủ mục tiêu cho F-16 hay không, khi các cơ quan tình báo phương Tây từ chối cung cấp thông tin về mục tiêu của Nga cho Ukraine? Nếu Nga phát hiện ra, đó là cái cớ để Nga “thẳng tay loại bỏ” các phương tiện trinh sát của phương Tây, như UAV trinh sát tầm cao, thậm chí là bắn hạ cả vệ tinh quân sự.>>> Mời độc giả xem thêm video Soi tàu tuần dương được mệnh danh “kho tên lửa trên biển” của Nga:
Trong thông báo tình hình chiến sự, do Không quân Ukraine công bố ngày 27/7 cho thấy, trong đợt "tấn công chính xác tầm xa" mới nhất, quân đội Nga đã phóng 45 tên lửa các loại về phía Ukraine, bao gồm tên lửa siêu thanh Kinzhal, tên lửa hành trình Kh-101, Kh-555 và Kalibr. Mục tiêu chủ yếu là các sân bay quân sự của Ukraine, nhằm lùng diệt những chiến đấu cơ ít ỏi còn lại của Không quân Ukraine.
Không quân Ukraine cũng cho biết, họ đã đánh chặn thành công 38 tên lửa của Nga, chỉ 7 tên lửa trúng mục tiêu và tỷ lệ đánh chặn đạt 84,4%. Bốn tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal và ba tên lửa hành trình phóng từ trên không Kk-101/Kh-555 do quân đội Nga phóng đã xuyên thủng thành công phòng thủ.
Đại tá Yuri Ignat, phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine, cho biết, Căn cứ Không quân Starokostiniv ở khu vực Khmelnytsky là mục tiêu chính của cuộc không kích của Nga trong đợt này, nơi các máy bay chiến đấu-ném bom Su-24M Fencer của Không quân Ukraine đang đóng quân.
Tuy nhiên, Đại tá Ignat không tiết lộ tình hình cụ thể của "đòn tấn công chính xác tầm xa" của quân đội Nga, để tránh rò rỉ bất kỳ thông tin nào, để quân đội Nga đánh giá hiệu quả đòn tấn công. Như vậy, để đánh giá kết quả đòn tấn công, Nga chỉ có thể dựa vào duy nhất là hệ thống quan sát vệ tinh và tình báo mặt đất.
Kể từ khi bắt đầu bùng nổ "chiến dịch quân sự đặc biệt", quân đội Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào nhiều căn cứ của Không quân Ukraine, nhằm triệt tiêu khả năng chiến đấu của lực lượng không quân nước này; trong đó chủ yếu là các đòn tấn công bằng tên lửa tầm xa.
Trong khi đó, Trung tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, đã nhiều lần khẳng định rằng, lực lượng phòng không của Ukraine đã không ngừng tấn công, bao gồm đánh chặn chiến đấu cơ của Nga, dùng tên lửa tấn công các lực lượng mặt đất của Nga; do vậy lực lượng này là những mục tiêu “cần ưu tiên tiêu diệt”.
So sánh với bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS do Mỹ viện trợ và tên lửa đạn đạo Thunder-2 do Ukraine tự phát triển cùng tên lửa đạn đạo Tochka-U của Liên Xô để lại (có khả năng đã hết đạn); thì tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh mới viện trợ, do máy bay Su-24 phóng đi, là mối đe dọa quân Nga nhiều nhất.
Với tầm hoạt động tương đối rộng của cường kích Su-24 và tầm bắn xa của tên lửa hành trình Storm Shadow, biến vũ khí này thành mối đe dọa nguy hiểm nhất với quân Nga hiện nay. Đặc biệt là tính năng khó bị phát hiện và đánh chặn của tên lửa Storm Shadow.
Mặc dù Ukraine đã cho là phát triển thành công loại tên lửa đạn đạo Thunder-2, có tính năng tương đương tên lửa Iskander của Nga, nhưng loại tên lửa này hiện có tham chiến hay không, vẫn chưa có thông tin chắc chắn. Phía Nga thì cho rằng, Thunder-2 đã bị đánh chặn khi tấn công Crimea, nhưng không có bằng chứng.
Do vậy tên lửa hành trình Storm Shadow, hiện vẫn là vũ khí tấn công tầm xa chính xác nhất mà Ukraine hiện đang sở hữu và thực tế là vũ khí tấn công được coi như là loại vũ khí tiến công chiến lược của Ukraine. Do vậy Nga phải tìm mọi cánh để loại bỏ.
Loại máy bay ném bom chiến đấu Su-24M của Không quân Ukraine, trang bị tên lửa hành trình Storm Shadow, đã tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với quân đội Nga, bao gồm cả khu vực bán đảo Crimea và nhiều căn cứ quân sự nằm sâu phía sau chiến tuyến của quân đội Nga, đều nằm trong tầm tấn công của Storm Shadow.
Nếu không có những tên lửa tấn công tầm xa như Storm Shadow, thì những chiếc Su-24 ít ỏi còn lại của Ukraine, cũng chỉ “để làm cảnh”; do chúng không thể bay tới khu vực chiến tuyến để ném bom thường, do phòng không Nga quá mạnh.
Nhưng giờ đã là “quá muộn” để quân đội Nga tấn công căn cứ Ukraine, nơi các tiêm kích-ném bom Su-24M đồn trú. Hiện có thông tin Ukraine chỉ còn rất ít số máy bay cường kích Su-24 và Không quân Ukraine sẽ bằng mọi cách để bảo vệ số máy bay chiến đấu ít ỏi và quý giá này; do vậy Nga khó có thể phá hủy được số Su-24 này của Ukraine.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng, tên lửa hành trình Storm Shadow thực chất giống với tên lửa chống bức xạ AGM-88 và bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM-ER do Mỹ sản xuất, hiện cũng được Không quân Ukraine sử dụng; chúng chỉ có thể đánh trúng các mục tiêu cố định và Ukraine chưa thể phát huy hết tác dụng của loại vũ khí dẫn đường chính xác này của phương Tây.
Lý do là những vũ khí này, khi trang bị trên các máy bay do Liên Xô sản xuất, hiện Ukraine sở hữu, chỉ là các phương tiện “chở vũ khí” mà thôi, khi các thông số về mục tiêu phải nạp dưới mặt đất vào bộ nhớ của tên lửa hoặc bom thông qua một thiết bị chuyên dùng của phương Tây viện trợ; chứ không phi công không thể nạp trực tiếp tọa độ mục tiêu vào tên lửa như trên máy bay của phương Tây.
Nhưng trong điều kiện chiến đấu ác liệt như hiện nay, thì đây là cách nhanh nhất để số máy bay chiến đấu ít ỏi còn lại của Không quân Ukraine sử dụng được vũ khí dẫn đường chính xác của phương Tây và Ukraine không thể có điều kiện để nâng cấp các máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo, để sử dụng hầu hết số vũ khí dẫn đường tiêu chuẩn của phương Tây.
Tuy nhiên, một khi có được máy bay chiến đấu F-16, các phương pháp tấn công đất đối hải của Không quân Ukraine sẽ phong phú hơn. Khi đó, các mục tiêu khác nhau phía sau mặt trận của Nga, bao gồm cả tàu chiến mặt nước của Hạm đội Biển Đen, sẽ nằm trong phạm vi tấn công của các loại vũ khí dẫn đường của phương Tây.
Câu hỏi duy nhất là liệu các cơ quan tình báo Ukraine có thể tìm đủ mục tiêu cho F-16 hay không, khi các cơ quan tình báo phương Tây từ chối cung cấp thông tin về mục tiêu của Nga cho Ukraine? Nếu Nga phát hiện ra, đó là cái cớ để Nga “thẳng tay loại bỏ” các phương tiện trinh sát của phương Tây, như UAV trinh sát tầm cao, thậm chí là bắn hạ cả vệ tinh quân sự.
>>> Mời độc giả xem thêm video Soi tàu tuần dương được mệnh danh “kho tên lửa trên biển” của Nga: