Tiêm kích Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Pháp được phát triển, tiếp nối từ Mirage 2000 bay lần đầu năm 1978 và Mirage 4000, bay vào năm 1979. Mirage 2000 trước đây chiếm phần lớn trong lực lượng Không quân Pháp và có tính năng tương tự như F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Tuy nhiên thời gian sản xuất loại máy bay này rất ngắn.Mirage 4000 là máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư duy nhất của phương Tây, từng bay bên ngoài nước Mỹ; Pháp hy vọng cung cấp một loại máy bay cao cấp, có thể so sánh với F-15 Eagle và F-14 Tomcat của Mỹ. Nhưng do không tìm được khách mua, cùng với ngân sách eo hẹp của Pháp, đã khiến Mirage 4000 đội giá và phải hủy bỏ trước khi sản xuất loạt.Chiến đấu cơ Rafale là máy bay thế hệ thứ tư, tiên tiến hơn và có trọng lượng tương tự như Mirage 2000 (nặng hơn khoảng 10%) nhưng được chế tạo bằng nhiều vật liệu composite tiên tiến hơn và tập trung nhiều hơn vào tác chiến điện tử.Không giống như Mirage 2000, Rafale sử dụng hai động cơ, thay vì một động cơ duy nhất; thiết kế này làm tăng yêu cầu bảo dưỡng, nhưng cũng cung cấp khả năng dự phòng lớn hơn và do đó cải thiện khả năng sống sót.Tuy nhiên, động cơ Snecma M88, trang bị trên Rafale là một trong những động cơ phản lực đốt sau yếu nhất trên thế giới, nếu so với bất kỳ loại động cơ được sử dụng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của các quốc gia khác.Trong khi chờ động cơ M88 phát triển, các nguyên mẫu Rafale đã bay với động cơ F404, được phát triển cho các mẫu máy bay chiến đấu YF-17 và F/A-18 của Hải quân Mỹ (đây là những nguyên mẫu được phát triển, như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-16 cho Không quân Mỹ). Do hiệu suất rất hạn chế của động cơ M88, đã khiến Rafale chỉ đạt tốc độ tối đa Mach 1,8; trong đó F-16 Mỹ và J-10 của Trung Quốc có thể bay với tốc độ Mach 2 và tiêm kích MiG-29 nặng hơn một chút của Nga, có thể đạt tốc độ Mach 2,3. Mặc dù M88 là một động cơ yếu, nhưng bù lại, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp của nó, đã mang lại cho máy bay chiến đấu Rafale tầm hoạt động và khả năng mang tải tương đối tốt, nếu so với một máy bay chiến đấu hạng trung.Tuy nhiên, so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30 hoặc F-15, cả hai đều được bán với giá thấp hơn Rafale, thì động cơ của Rafale là điểm yếu, khi cạnh tranh các hợp đồng ở Singapore, Algeria và Hàn Quốc. Rafale đã tham gia các hoạt động chiến đấu hạn chế, như chống lại hệ thống phòng không của Libya vào năm 2011. Thực tế khi đó, hệ thống phòng không của Lybia đã bị tên lửa hành trình của Mỹ "làm mềm", lúc này chỉ còn các hệ thống pháo phòng không tầm thấp mà thôi.Máy bay chiến đấu Rafale có một số điểm mạnh bao gồm, hệ thống tác chiến điện tử tích hợp, cho phép nó hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu nặng, mà không cần phụ thuộc vào máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng; có thể tự chế áp, gây nhiễu hệ thống radar phòng không của đối phương.Các biến thể mới nhất của Rafale đã được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), có khả năng phát hiện mục tiêu tốt hơn; đồng thời có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa Meteor, hiện đại nhất của châu Âu hiện nay.Tên lửa Meteor là đối thủ cạnh tranh với các loại tên lửa R-37M của Nga và PL-15 của Trung Quốc. Tuy nhiên, kích thước nhỏ của Rafale có nghĩa là nó không thể chứa các radar lớn hơn, mạnh hơn như các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-15, Su-30, J-20 hoặc MiG-31.Khách quan đánh giá, Rafale chỉ tương đương với một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, và giống như chiếc Gripen nhỏ hơn một chút của Thụy Điển. Tuy nhiên các nhà thiết kế Pháp đã bù đắp cho Rafale, với các hệ thống điện tử hàng không hiện đại; đi kèm là chi phí hoạt động và bảo dưỡng thấp. Nếu so sánh với các máy bay chiến đấu khác trong phạm vi trọng lượng của nó như MiG-29, F/A-18 E/F Super Hornet, thì Rafale là một trong những máy bay có năng lực nhất; mặc dù giá bán rất cao, thậm chí còn vượt xa so với các chiến đấu cơ hạng nặng có tính năng tốt hơn như F-15EX, Su-30SM và J-16.Chi phí cao của Rafale là kết quả của cả sự kém hiệu quả, trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng của Pháp, đặc biệt là so với Mỹ, Nga và Trung Quốc. Do quy mô nhỏ sản xuất nhỏ, Rafale được sản xuất trước hết chủ yếu phục vụ Không quân Pháp, mà không quân Pháp thì biên chế với số lượng phi đội hạn chế.Rafale trong nhiều năm phải chật vật cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, bất chấp các ưu đãi kinh tế và chính trị đáng kể, mà Paris đưa ra cho khách hàng của mình; chẳng hạn như các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế của họ.Mặc dù nỗ lực của Pháp để tiếp thị máy bay Rafales qua sử dụng, với chi phí thấp hơn nhiều cho các quốc gia nghèo, đã chứng minh thành công hơn. Tuy nhiên, Rafale mới chỉ tìm được ba khách hàng ở nước ngoài đó là Qatar, Ấn Độ và Ai Cập.Mới đây có một số khách hàng tiềm năng như Hy Lạp, Indonesia, Croatia. Danh sách này ngắn hơn nhiều so với những máy bay tiền nhiệm của nó là Mirage 2000 và Mirage F1, đều có tính cạnh tranh hơn nhiều trên thị trường quốc tế.Nhưng một điều đáng buồn cho Rafale, một số quốc gia như Ai Cập hay Indonesia, không phải mua máy bay Rafale, vì tính năng quá xuất sắc; mà do Mỹ ngăn cản những nước này mua máy bay Nga, do vậy họ phải quay sang mua máy bay của Pháp. Nguồn ảnh: Airlift.
Cận cảnh từng góc cạnh của máy bay chiến đấu Rafale - tiêm kích thế hệ 4 đắt nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Armies.
Tiêm kích Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Pháp được phát triển, tiếp nối từ Mirage 2000 bay lần đầu năm 1978 và Mirage 4000, bay vào năm 1979. Mirage 2000 trước đây chiếm phần lớn trong lực lượng Không quân Pháp và có tính năng tương tự như F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Tuy nhiên thời gian sản xuất loại máy bay này rất ngắn.
Mirage 4000 là máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư duy nhất của phương Tây, từng bay bên ngoài nước Mỹ; Pháp hy vọng cung cấp một loại máy bay cao cấp, có thể so sánh với F-15 Eagle và F-14 Tomcat của Mỹ. Nhưng do không tìm được khách mua, cùng với ngân sách eo hẹp của Pháp, đã khiến Mirage 4000 đội giá và phải hủy bỏ trước khi sản xuất loạt.
Chiến đấu cơ Rafale là máy bay thế hệ thứ tư, tiên tiến hơn và có trọng lượng tương tự như Mirage 2000 (nặng hơn khoảng 10%) nhưng được chế tạo bằng nhiều vật liệu composite tiên tiến hơn và tập trung nhiều hơn vào tác chiến điện tử.
Không giống như Mirage 2000, Rafale sử dụng hai động cơ, thay vì một động cơ duy nhất; thiết kế này làm tăng yêu cầu bảo dưỡng, nhưng cũng cung cấp khả năng dự phòng lớn hơn và do đó cải thiện khả năng sống sót.
Tuy nhiên, động cơ Snecma M88, trang bị trên Rafale là một trong những động cơ phản lực đốt sau yếu nhất trên thế giới, nếu so với bất kỳ loại động cơ được sử dụng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của các quốc gia khác.
Trong khi chờ động cơ M88 phát triển, các nguyên mẫu Rafale đã bay với động cơ F404, được phát triển cho các mẫu máy bay chiến đấu YF-17 và F/A-18 của Hải quân Mỹ (đây là những nguyên mẫu được phát triển, như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-16 cho Không quân Mỹ).
Do hiệu suất rất hạn chế của động cơ M88, đã khiến Rafale chỉ đạt tốc độ tối đa Mach 1,8; trong đó F-16 Mỹ và J-10 của Trung Quốc có thể bay với tốc độ Mach 2 và tiêm kích MiG-29 nặng hơn một chút của Nga, có thể đạt tốc độ Mach 2,3.
Mặc dù M88 là một động cơ yếu, nhưng bù lại, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp của nó, đã mang lại cho máy bay chiến đấu Rafale tầm hoạt động và khả năng mang tải tương đối tốt, nếu so với một máy bay chiến đấu hạng trung.
Tuy nhiên, so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30 hoặc F-15, cả hai đều được bán với giá thấp hơn Rafale, thì động cơ của Rafale là điểm yếu, khi cạnh tranh các hợp đồng ở Singapore, Algeria và Hàn Quốc.
Rafale đã tham gia các hoạt động chiến đấu hạn chế, như chống lại hệ thống phòng không của Libya vào năm 2011. Thực tế khi đó, hệ thống phòng không của Lybia đã bị tên lửa hành trình của Mỹ "làm mềm", lúc này chỉ còn các hệ thống pháo phòng không tầm thấp mà thôi.
Máy bay chiến đấu Rafale có một số điểm mạnh bao gồm, hệ thống tác chiến điện tử tích hợp, cho phép nó hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu nặng, mà không cần phụ thuộc vào máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng; có thể tự chế áp, gây nhiễu hệ thống radar phòng không của đối phương.
Các biến thể mới nhất của Rafale đã được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), có khả năng phát hiện mục tiêu tốt hơn; đồng thời có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa Meteor, hiện đại nhất của châu Âu hiện nay.
Tên lửa Meteor là đối thủ cạnh tranh với các loại tên lửa R-37M của Nga và PL-15 của Trung Quốc. Tuy nhiên, kích thước nhỏ của Rafale có nghĩa là nó không thể chứa các radar lớn hơn, mạnh hơn như các máy bay chiến đấu hạng nặng như F-15, Su-30, J-20 hoặc MiG-31.
Khách quan đánh giá, Rafale chỉ tương đương với một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, và giống như chiếc Gripen nhỏ hơn một chút của Thụy Điển. Tuy nhiên các nhà thiết kế Pháp đã bù đắp cho Rafale, với các hệ thống điện tử hàng không hiện đại; đi kèm là chi phí hoạt động và bảo dưỡng thấp.
Nếu so sánh với các máy bay chiến đấu khác trong phạm vi trọng lượng của nó như MiG-29, F/A-18 E/F Super Hornet, thì Rafale là một trong những máy bay có năng lực nhất; mặc dù giá bán rất cao, thậm chí còn vượt xa so với các chiến đấu cơ hạng nặng có tính năng tốt hơn như F-15EX, Su-30SM và J-16.
Chi phí cao của Rafale là kết quả của cả sự kém hiệu quả, trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng của Pháp, đặc biệt là so với Mỹ, Nga và Trung Quốc. Do quy mô nhỏ sản xuất nhỏ, Rafale được sản xuất trước hết chủ yếu phục vụ Không quân Pháp, mà không quân Pháp thì biên chế với số lượng phi đội hạn chế.
Rafale trong nhiều năm phải chật vật cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, bất chấp các ưu đãi kinh tế và chính trị đáng kể, mà Paris đưa ra cho khách hàng của mình; chẳng hạn như các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế của họ.
Mặc dù nỗ lực của Pháp để tiếp thị máy bay Rafales qua sử dụng, với chi phí thấp hơn nhiều cho các quốc gia nghèo, đã chứng minh thành công hơn. Tuy nhiên, Rafale mới chỉ tìm được ba khách hàng ở nước ngoài đó là Qatar, Ấn Độ và Ai Cập.
Mới đây có một số khách hàng tiềm năng như Hy Lạp, Indonesia, Croatia. Danh sách này ngắn hơn nhiều so với những máy bay tiền nhiệm của nó là Mirage 2000 và Mirage F1, đều có tính cạnh tranh hơn nhiều trên thị trường quốc tế.
Nhưng một điều đáng buồn cho Rafale, một số quốc gia như Ai Cập hay Indonesia, không phải mua máy bay Rafale, vì tính năng quá xuất sắc; mà do Mỹ ngăn cản những nước này mua máy bay Nga, do vậy họ phải quay sang mua máy bay của Pháp. Nguồn ảnh: Airlift.
Cận cảnh từng góc cạnh của máy bay chiến đấu Rafale - tiêm kích thế hệ 4 đắt nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Armies.