Được đưa vào sản xuất hàng loạt bắt đầu từ ngày 18/5/2001, các chiến đấu cơ Rafale do Pháp tự thiết kế và sản xuất nổi tiếng với sự đắt đỏ của mình. Nguồn ảnh: Gettyimg.Hiện tất cả các tiêm kích Rafale trên thế giới đều được lắp ráp bởi hãng Dassault Aviation có trụ sở đặt tại Paris, Pháp. Dassault Aviation vừa là hãng công nghiệp máy bay của Pháp vừa chế tạo, lắp ráp các loại máy bay quân sự, vừa phục vụ trong ngành hàng không dân dụng. Nguồn ảnh: Reuter.Tính riêng tới năm 2013, giá thành của một chiếc tiêm kích đa năng Dassault Rafale đã lên tới 74 triệu Euro cho phiên bản Rafale B; phiên bản Rafale M thậm chí còn có giá đắt đỏ hơn, lên tới 79 triệu Euro cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Medi.Với giá thành quá đắt đỏ cho một chiến đấu cơ đã được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, hiển nhiên là Dassault Rafale không giành được nhiều sự ưu ái trên thị trường xuất khẩu và thậm chí ngay cả trong nước, Rafale cũng được sử dụng một cách hạn chế.Tính tới tháng 7/2017 vừa rồi, nghĩa là trải qua 31 năm kể từ chuyến bay thử thành công đầu tiên của phiên bản Rafale A thử nghiệm, chiến đấu cơ này mới chỉ được sản xuất 160 chiếc và được sử dụng bởi lực lượng Không quân bốn nước trên thế giới bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Trong quá khứ, Brazil, Singapore, Kuwait và nhiều quốc gia khác đã từng tìm cách tiếp cận và ngồi vào bàn đàm phán với phía Pháp để đặt mua các chiến cơ Rafale này nhưng đều từ chối do vấn đề giá thành quá cao trong khi tính năng chiến đấu của Rafale hoàn toàn không có gì nổi bật nếu không muốn nói là đã có phần lỗi thời. Nguồn ảnh: Gettyimg.Có phi hành đoàn từ 1 tới tối đa 2 người, chiến đấu cơ hai động cơ này có chiều dài 15,27 mét, sải cánh rộng 10,8 mét, diện tích mặt cánh vào khoảng 45,7 mét vuông và có trọng lượng rỗng tùy phiên bản từ 9,85 tấn tới 10,6 tấn. Nguồn ảnh: Globe.Rafale được trang bị 2 động cơ Snecma M88 do Pháp tự sản xuất, cho phép chiến đấu cơ này có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 24,5 tấn. Nguồn ảnh: Quartz.Lượng nhiên liệu tối đa mà chiến đấu cơ này có thể mang theo vào khoảng 4,7 tấn, chưa kể các bình nhiên liệu gắn ngoài cho phép nó có tầm hoạt động tối đa khoảng 3700 km. Nguồn ảnh: Quartz.Rafale có tổng cộng 14 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Không quân và 13 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Hải quân cho phép nó mang theo được tối đa 9,5 tấn bom. Ngoài ra, Rafale còn được trang bị 1 pháo 30 mm với cơ số đạn 125 viên tổng cộng. Nguồn ảnh: Youtube.Chiến đấu cơ Rafale có vị trí khá đặc biệt trong Không quân Pháp và nước này có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 286 Rafale ở tất cả các biến thể. Nguồn ảnh: Quartz. Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN
Được đưa vào sản xuất hàng loạt bắt đầu từ ngày 18/5/2001, các chiến đấu cơ Rafale do Pháp tự thiết kế và sản xuất nổi tiếng với sự đắt đỏ của mình. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Hiện tất cả các tiêm kích Rafale trên thế giới đều được lắp ráp bởi hãng Dassault Aviation có trụ sở đặt tại Paris, Pháp. Dassault Aviation vừa là hãng công nghiệp máy bay của Pháp vừa chế tạo, lắp ráp các loại máy bay quân sự, vừa phục vụ trong ngành hàng không dân dụng. Nguồn ảnh: Reuter.
Tính riêng tới năm 2013, giá thành của một chiếc tiêm kích đa năng Dassault Rafale đã lên tới 74 triệu Euro cho phiên bản Rafale B; phiên bản Rafale M thậm chí còn có giá đắt đỏ hơn, lên tới 79 triệu Euro cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Medi.
Với giá thành quá đắt đỏ cho một chiến đấu cơ đã được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, hiển nhiên là Dassault Rafale không giành được nhiều sự ưu ái trên thị trường xuất khẩu và thậm chí ngay cả trong nước, Rafale cũng được sử dụng một cách hạn chế.
Tính tới tháng 7/2017 vừa rồi, nghĩa là trải qua 31 năm kể từ chuyến bay thử thành công đầu tiên của phiên bản Rafale A thử nghiệm, chiến đấu cơ này mới chỉ được sản xuất 160 chiếc và được sử dụng bởi lực lượng Không quân bốn nước trên thế giới bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Trong quá khứ, Brazil, Singapore, Kuwait và nhiều quốc gia khác đã từng tìm cách tiếp cận và ngồi vào bàn đàm phán với phía Pháp để đặt mua các chiến cơ Rafale này nhưng đều từ chối do vấn đề giá thành quá cao trong khi tính năng chiến đấu của Rafale hoàn toàn không có gì nổi bật nếu không muốn nói là đã có phần lỗi thời. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Có phi hành đoàn từ 1 tới tối đa 2 người, chiến đấu cơ hai động cơ này có chiều dài 15,27 mét, sải cánh rộng 10,8 mét, diện tích mặt cánh vào khoảng 45,7 mét vuông và có trọng lượng rỗng tùy phiên bản từ 9,85 tấn tới 10,6 tấn. Nguồn ảnh: Globe.
Rafale được trang bị 2 động cơ Snecma M88 do Pháp tự sản xuất, cho phép chiến đấu cơ này có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 24,5 tấn. Nguồn ảnh: Quartz.
Lượng nhiên liệu tối đa mà chiến đấu cơ này có thể mang theo vào khoảng 4,7 tấn, chưa kể các bình nhiên liệu gắn ngoài cho phép nó có tầm hoạt động tối đa khoảng 3700 km. Nguồn ảnh: Quartz.
Rafale có tổng cộng 14 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Không quân và 13 giá treo vũ khí cho phiên bản dành cho Hải quân cho phép nó mang theo được tối đa 9,5 tấn bom. Ngoài ra, Rafale còn được trang bị 1 pháo 30 mm với cơ số đạn 125 viên tổng cộng. Nguồn ảnh: Youtube.
Chiến đấu cơ Rafale có vị trí khá đặc biệt trong Không quân Pháp và nước này có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 286 Rafale ở tất cả các biến thể. Nguồn ảnh: Quartz.
Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN