Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã công bố thông tin: Dòng máy bay Tornado sẽ kết thúc sứ mệnh phục vụ trong quân đội kể từ ngày 31/3/2019 tới, kết thúc bốn thập kỷ tham gia các phi đội và trở thành dòng máy bay chủ lực của RAF. Ba biến thể của Tornado phục vụ huấn luyện sẽ tiếp tục được sử dụng, được sơn rằn ri, như những chiếc Tornado đầu tiên được biên chế trong RAF. (Ảnh Getty Images)Panavia Tornado là máy bay ném bom chiến đấu hai phi công điều khiển, được sản xuất bởi sự hợp tác giữa 3 quốc gia: Anh, Đức và Italy. Máy bay chiến đấu này có 3 phiên bản sau: tiêm kích Tornado IDS (Interdictor/Strike), đánh chặn Tornado ADV (Air Defense Variant) và ném bom/do thám tàng hình Tornado ECR (Electronic Combat/Reconaissance). (Ảnh Royal Air Force)Chiếc máy bay Tornado đầu tiên phục vụ trong biên chế Không quân Anh từ năm 1979, và chúng chưa từng thực hiện một cuộc không chiến nào trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lần đầu tiên Tornado tham chiến là cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, mở đầu cho một giai đoạn huy hoàng của Tornado trong các cuộc không kích của RAF. (Ảnh Royal Air Force)Tornado được thiết kế dựa trên F-4 của Mỹ, vì thế nó có kích thước và khả năng hoạt động gần như tương đương loại máy của Mỹ. Các thông số kỹ thuật chính của dòng máy bay này: Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m; Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m; Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ. (Ảnh Royal Air Force)Panavia Tornado được trang bị 1 pháo cỡ nòng 27mm với cơ số đạn 180 viên. Ngoài ra, nó còn có khả năng mang theo được tối đa tới 9 tấn vũ khí các loại dưới 11 giá treo. Trong khoảng thời gian từ năm 1979 tới năm 1998, đã có 992 chiếc phi cơ Panavia Tornado được sản xuất. Tới nay, Tornado vẫn đang phục vụ trong không quân Anh, Đức, Italy và Saudi Arabia. (Ảnh Royal Air Force)Một trong những điểm đặc biệt nhất của Tornado GR4 chính là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe tương tự Sukhoi Su-24 của Nga. Thiết kế này đem lại cho máy bay khả năng đạt tốc độ cao ở độ cao thấp, khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Tornado GR4 nói riêng và dòng Tornado nói chung được trang bị ba cấu hình cánh: 25, 45 và 65 độ. Tốc độ bay phù hợp với từng cấu hình nghiêng cánh đã được xác định; nó thay đổi tuỳ thuộc khối lượng vũ khí mang theo (Ảnh Getty Images)Khi cánh không cụp, chiếc Tornado tạo ra lực nâng lớn hơn bởi khi đó diện tích cánh nâng lớn. Điều này giúp cho máy bay có lực nâng lớn hơn ở tốc độ thấp hay giảm tốc độ xuống mức cần thiết khi hạ cánh và vì thế giảm khoảng cách đường băng hạ cánh. (Ảnh Royal Air Force)Khi cánh cụp vào, Tornado tăng được khả năng bay tốc độ cao ở độ cao thấp bằng cách giảm lực cản. Khi đó, cánh trượt một phần vào thân, giảm diện tích ma sát. Điều này giúp chiếc máy bay ít bị ảnh hưởng bởi gió mạnh dọc thân kể cả ở độ cao thấp. Nó không chỉ giúp phi đội cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp máy bay ổn định hơn để thả bom không điều khiển ở độ cao thấp. (Ảnh Royal Air Force)Tornado GR4 là biến thể máy bay ném bom được phát triển bởi liên doanh Panavia Aircraft GmbH từ những năm 1970. Tornado GR4 từng là máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh. Nó có khả năng mang tối đa 6 tên lửa đối đất AGM-65 Maverick hoặc 12 tên lửa chống tăng Brimstone hoặc 9 tên lửa chống radar ALARAM. Ngoài ra, nó có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-132 để tự vệ. (Ảnh Royal Air Force)Khả năng mang bom, Tornado GR4 mang tổng cộng 5 bom có điều khiển Paveway IV (230kg/quả) hoặc 3 bom Paveway II (454kg/quả) hoặc 2 bom Paeway III (loại 1 tấn) hoặc loại bom chuyên phá đường băng JP233 và MW-1. Nó cũng có khả năng mang đến 4 bom hạt nhân B61 hoặc WE.177. (Ảnh Wikipedia)Tornado GR4 được tích hợp loại radar định vị/tấn công có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu, hỗ trợ bay bám biên dạng địa hình độ cao thấp... Ngoài ra, nó có thể mang theo pod trinh sát hàng không, pod chỉ thị mục tiêu cho bom dẫn đường laser. (Ảnh Royal Air Force)Tornado GR4 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RB199-34R Mk 103 cho tốc độ bay cực đại 2.400km/h, bán kính tác chiến khoảng 700km, trần bay 15.200m. (Ảnh Getty Images)Cuối tháng 3/2019, chiến đấu cơ Tornado sẽ nghỉ hưu sau 40 năm phục vụ Không quân Hoàng gia Anh. Tornado là máy bay có thời gian phục vụ trong không lực Anh lâu nhất lịch sử. Nhiệm vụ của nó sẽ được giao phó lại cho những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ Typhoon và thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II (Ảnh Lancaster Guardian)Hồi đầu năm 2018, theo nội dung bản báo cáo của Bộ quốc phòng Đức, cường kích Panavia Tornado đã phát sinh một số lỗi thiết bị làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương và không còn phù hợp với nhiều nhiệm vụ nữa. Thừa nhận của Đức đã chỉ thẳng rằng, máy bay chiến đấu Tornado của nước này có thể không phù hợp để tiến hành các sứ mệnh của NATO. (Ảnh Lancaster Guardian)Trong số những thiếu sót của máy bay này là các thiết bị điện tử đã lỗi thời, thiếu mã hóa thích hợp cho truyền thông của nó, và sự thiếu vắng các hệ thống phát hiện kẻ thù hoặc máy bay thân thiện với NATO. Trong số 97 chiếc Tornado đang được sử dụng trong không quân Đức, hiện chỉ có khoảng 10 chiếc thỏa mãn các yêu cầu của NATO. (Ảnh Getty Images)Những chiếc máy Tornado đầu tiên được bàn giao cho RAF và Không quân Đức vào tháng 6/1979. Chiếc Tornado thứ 500 được sản xuất cho Không lực CHLB Đức vào tháng 12/1987. (Ảnh Wikipedia)Sau khi Tornado được cho phép xuất khẩu, việc tìm kiếm khách hàng chính thức được triển khai nhưng chỉ có Saudi Arabia là khách hàng duy nhất sở hữu loại máy bay này. Oman cũng đã cam kết mua Tornado nhưng đã hủy đơn đặt hàng vào năm 1990 do những khó khăn về tài chính của quốc gia này. (Ảnh Royal Air Force)Không quân Hoàng gia Australia cũng đã từng cân nhắc tham gia chương trình phát triển Tornado để thay thế những chiếc Dassault Mirage III đã cũ của họ ; cuối cùng, McDonnell Douglas F/A-18 Hornet đã được chọn để đáp ứng yêu cầu. Tương tự như vậy, Canada cũng đã chọn F/A-18 sau khi có ý định trang bị Tornado. (Ảnh Getty Images)Thời điểm này, không quân Hoàng gia Anh đang cho những chiếc máy bay chiến lược 40 năm tuổi của mình thực hiện các chuyến bay "tạm biệt" bầu trời trên khắp nước Anh. Hàng nghìn người dân Anh đã chờ đợi và ghi lại khoảnh khắc niềm tự hào châu Âu một thời. (Ảnh Lancaster Guardian)
Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã công bố thông tin: Dòng máy bay Tornado sẽ kết thúc sứ mệnh phục vụ trong quân đội kể từ ngày 31/3/2019 tới, kết thúc bốn thập kỷ tham gia các phi đội và trở thành dòng máy bay chủ lực của RAF. Ba biến thể của Tornado phục vụ huấn luyện sẽ tiếp tục được sử dụng, được sơn rằn ri, như những chiếc Tornado đầu tiên được biên chế trong RAF. (Ảnh Getty Images)
Panavia Tornado là máy bay ném bom chiến đấu hai phi công điều khiển, được sản xuất bởi sự hợp tác giữa 3 quốc gia: Anh, Đức và Italy. Máy bay chiến đấu này có 3 phiên bản sau: tiêm kích Tornado IDS (Interdictor/Strike), đánh chặn Tornado ADV (Air Defense Variant) và ném bom/do thám tàng hình Tornado ECR (Electronic Combat/Reconaissance). (Ảnh Royal Air Force)
Chiếc máy bay Tornado đầu tiên phục vụ trong biên chế Không quân Anh từ năm 1979, và chúng chưa từng thực hiện một cuộc không chiến nào trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lần đầu tiên Tornado tham chiến là cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, mở đầu cho một giai đoạn huy hoàng của Tornado trong các cuộc không kích của RAF. (Ảnh Royal Air Force)
Tornado được thiết kế dựa trên F-4 của Mỹ, vì thế nó có kích thước và khả năng hoạt động gần như tương đương loại máy của Mỹ. Các thông số kỹ thuật chính của dòng máy bay này: Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m; Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m; Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ. (Ảnh Royal Air Force)
Panavia Tornado được trang bị 1 pháo cỡ nòng 27mm với cơ số đạn 180 viên. Ngoài ra, nó còn có khả năng mang theo được tối đa tới 9 tấn vũ khí các loại dưới 11 giá treo. Trong khoảng thời gian từ năm 1979 tới năm 1998, đã có 992 chiếc phi cơ Panavia Tornado được sản xuất. Tới nay, Tornado vẫn đang phục vụ trong không quân Anh, Đức, Italy và Saudi Arabia. (Ảnh Royal Air Force)
Một trong những điểm đặc biệt nhất của Tornado GR4 chính là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe tương tự Sukhoi Su-24 của Nga. Thiết kế này đem lại cho máy bay khả năng đạt tốc độ cao ở độ cao thấp, khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Tornado GR4 nói riêng và dòng Tornado nói chung được trang bị ba cấu hình cánh: 25, 45 và 65 độ. Tốc độ bay phù hợp với từng cấu hình nghiêng cánh đã được xác định; nó thay đổi tuỳ thuộc khối lượng vũ khí mang theo (Ảnh Getty Images)
Khi cánh không cụp, chiếc Tornado tạo ra lực nâng lớn hơn bởi khi đó diện tích cánh nâng lớn. Điều này giúp cho máy bay có lực nâng lớn hơn ở tốc độ thấp hay giảm tốc độ xuống mức cần thiết khi hạ cánh và vì thế giảm khoảng cách đường băng hạ cánh. (Ảnh Royal Air Force)
Khi cánh cụp vào, Tornado tăng được khả năng bay tốc độ cao ở độ cao thấp bằng cách giảm lực cản. Khi đó, cánh trượt một phần vào thân, giảm diện tích ma sát. Điều này giúp chiếc máy bay ít bị ảnh hưởng bởi gió mạnh dọc thân kể cả ở độ cao thấp. Nó không chỉ giúp phi đội cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp máy bay ổn định hơn để thả bom không điều khiển ở độ cao thấp. (Ảnh Royal Air Force)
Tornado GR4 là biến thể máy bay ném bom được phát triển bởi liên doanh Panavia Aircraft GmbH từ những năm 1970. Tornado GR4 từng là máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của Không quân Hoàng gia Anh. Nó có khả năng mang tối đa 6 tên lửa đối đất AGM-65 Maverick hoặc 12 tên lửa chống tăng Brimstone hoặc 9 tên lửa chống radar ALARAM. Ngoài ra, nó có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-132 để tự vệ. (Ảnh Royal Air Force)
Khả năng mang bom, Tornado GR4 mang tổng cộng 5 bom có điều khiển Paveway IV (230kg/quả) hoặc 3 bom Paveway II (454kg/quả) hoặc 2 bom Paeway III (loại 1 tấn) hoặc loại bom chuyên phá đường băng JP233 và MW-1. Nó cũng có khả năng mang đến 4 bom hạt nhân B61 hoặc WE.177. (Ảnh Wikipedia)
Tornado GR4 được tích hợp loại radar định vị/tấn công có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu, hỗ trợ bay bám biên dạng địa hình độ cao thấp... Ngoài ra, nó có thể mang theo pod trinh sát hàng không, pod chỉ thị mục tiêu cho bom dẫn đường laser. (Ảnh Royal Air Force)
Tornado GR4 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RB199-34R Mk 103 cho tốc độ bay cực đại 2.400km/h, bán kính tác chiến khoảng 700km, trần bay 15.200m. (Ảnh Getty Images)
Cuối tháng 3/2019, chiến đấu cơ Tornado sẽ nghỉ hưu sau 40 năm phục vụ Không quân Hoàng gia Anh. Tornado là máy bay có thời gian phục vụ trong không lực Anh lâu nhất lịch sử. Nhiệm vụ của nó sẽ được giao phó lại cho những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ Typhoon và thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II (Ảnh Lancaster Guardian)
Hồi đầu năm 2018, theo nội dung bản báo cáo của Bộ quốc phòng Đức, cường kích Panavia Tornado đã phát sinh một số lỗi thiết bị làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương và không còn phù hợp với nhiều nhiệm vụ nữa. Thừa nhận của Đức đã chỉ thẳng rằng, máy bay chiến đấu Tornado của nước này có thể không phù hợp để tiến hành các sứ mệnh của NATO. (Ảnh Lancaster Guardian)
Trong số những thiếu sót của máy bay này là các thiết bị điện tử đã lỗi thời, thiếu mã hóa thích hợp cho truyền thông của nó, và sự thiếu vắng các hệ thống phát hiện kẻ thù hoặc máy bay thân thiện với NATO. Trong số 97 chiếc Tornado đang được sử dụng trong không quân Đức, hiện chỉ có khoảng 10 chiếc thỏa mãn các yêu cầu của NATO. (Ảnh Getty Images)
Những chiếc máy Tornado đầu tiên được bàn giao cho RAF và Không quân Đức vào tháng 6/1979. Chiếc Tornado thứ 500 được sản xuất cho Không lực CHLB Đức vào tháng 12/1987. (Ảnh Wikipedia)
Sau khi Tornado được cho phép xuất khẩu, việc tìm kiếm khách hàng chính thức được triển khai nhưng chỉ có Saudi Arabia là khách hàng duy nhất sở hữu loại máy bay này. Oman cũng đã cam kết mua Tornado nhưng đã hủy đơn đặt hàng vào năm 1990 do những khó khăn về tài chính của quốc gia này. (Ảnh Royal Air Force)
Không quân Hoàng gia Australia cũng đã từng cân nhắc tham gia chương trình phát triển Tornado để thay thế những chiếc Dassault Mirage III đã cũ của họ ; cuối cùng, McDonnell Douglas F/A-18 Hornet đã được chọn để đáp ứng yêu cầu. Tương tự như vậy, Canada cũng đã chọn F/A-18 sau khi có ý định trang bị Tornado. (Ảnh Getty Images)
Thời điểm này, không quân Hoàng gia Anh đang cho những chiếc máy bay chiến lược 40 năm tuổi của mình thực hiện các chuyến bay "tạm biệt" bầu trời trên khắp nước Anh. Hàng nghìn người dân Anh đã chờ đợi và ghi lại khoảnh khắc niềm tự hào châu Âu một thời. (Ảnh Lancaster Guardian)