Nghe có vẻ khó tin thế nhưng quân đội các nước châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng về năng lực chiến đấu của lực lượng không quân, vốn được xem là lợi thế của họ trong suốt 100 năm qua. Khi mà hết Không quân Đức giờ lại đến Không quân Hoàng gia Anh không thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của mình trên mức 30% quân số. Gov.uk.Theo thông tin được tờ Miror đăng tải, cứ ba chiếc máy bay trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh thì có một chiếc không đủ tiêu chuẩn bay. Điều này có nghĩa là 1/3 lực lượng Không quân Anh đang trong tình trạng nằm đất. Nguồn ảnh: Sputnik.Cụ thể, phía Anh thừa nhận trong tổng số 434 máy bay trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh hiện tại có tới 142 chiếc không đủ khả năng cất cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.Những chiếc máy bay không đủ khả năng cất cành này có một phần là do sự cố kỹ thuật còn lại một phần là do thiếu phi công và không đủ chi phí vận hành. Nguồn ảnh: Aviation.Điều nguy hiểm nhất đó là trong số các chiến đấu cơ không thể cất cánh của Không quân Anh có rất nhiều tiêm kích chủ lực chứ không chỉ có máy bay vận tải hay trực thăng. Nguồn ảnh: RAF.Tổng cộng theo báo cáo được the Miror đăng tải Không quân Hoàng gia Anh có 55 trên tổng số 156 chiếc tiêm kích loại Typhoon đang trong tình trạng không thể cất cánh. Nguồn ảnh: Drive.Hồi mùa hè năm 2018, Không quân Đức cũng dính vào bê bối tương tự khi các báo cáo của lực lượng này bị lộ ra cho thấy trong số 128 tiêm kích Typhoon của nước này chỉ có chưa đầy 10 chiếc có thể chiến đấu được. Nguồn ảnh: DAG.Số còn lại luôn trong tình trạng thiếu vũ khí hoặc bị sự cố kỹ thuật và không thể sử dụng. Nguồn ảnh: Flickr.Việc cả không quân Đức và không quân Anh - hai lực lượng không quân được coi là trụ cột của NATO rơi vào tình trạng không sẵn sàng chiến đấu khiến cả châu Âu gặp phải mối hiểm hoạ không thể lường trước được trong tình trạng xảy ra chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: Tube.Đây cũng chính là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu toàn bộ các quốc gia thuộc NATO phải chi đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng theo đúng thoả thuận gia nhập lực lượng này nhằm có thêm chi phí để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay mới nhất của Không quân Hải quân Anh chiếc HMS Queen Elizabeth.
Nghe có vẻ khó tin thế nhưng quân đội các nước châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng về năng lực chiến đấu của lực lượng không quân, vốn được xem là lợi thế của họ trong suốt 100 năm qua. Khi mà hết Không quân Đức giờ lại đến Không quân Hoàng gia Anh không thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của mình trên mức 30% quân số. Gov.uk.
Theo thông tin được tờ Miror đăng tải, cứ ba chiếc máy bay trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh thì có một chiếc không đủ tiêu chuẩn bay. Điều này có nghĩa là 1/3 lực lượng Không quân Anh đang trong tình trạng nằm đất. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cụ thể, phía Anh thừa nhận trong tổng số 434 máy bay trong biên chế của Không quân Hoàng gia Anh hiện tại có tới 142 chiếc không đủ khả năng cất cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những chiếc máy bay không đủ khả năng cất cành này có một phần là do sự cố kỹ thuật còn lại một phần là do thiếu phi công và không đủ chi phí vận hành. Nguồn ảnh: Aviation.
Điều nguy hiểm nhất đó là trong số các chiến đấu cơ không thể cất cánh của Không quân Anh có rất nhiều tiêm kích chủ lực chứ không chỉ có máy bay vận tải hay trực thăng. Nguồn ảnh: RAF.
Tổng cộng theo báo cáo được the Miror đăng tải Không quân Hoàng gia Anh có 55 trên tổng số 156 chiếc tiêm kích loại Typhoon đang trong tình trạng không thể cất cánh. Nguồn ảnh: Drive.
Hồi mùa hè năm 2018, Không quân Đức cũng dính vào bê bối tương tự khi các báo cáo của lực lượng này bị lộ ra cho thấy trong số 128 tiêm kích Typhoon của nước này chỉ có chưa đầy 10 chiếc có thể chiến đấu được. Nguồn ảnh: DAG.
Số còn lại luôn trong tình trạng thiếu vũ khí hoặc bị sự cố kỹ thuật và không thể sử dụng. Nguồn ảnh: Flickr.
Việc cả không quân Đức và không quân Anh - hai lực lượng không quân được coi là trụ cột của NATO rơi vào tình trạng không sẵn sàng chiến đấu khiến cả châu Âu gặp phải mối hiểm hoạ không thể lường trước được trong tình trạng xảy ra chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: Tube.
Đây cũng chính là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu toàn bộ các quốc gia thuộc NATO phải chi đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng theo đúng thoả thuận gia nhập lực lượng này nhằm có thêm chi phí để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay mới nhất của Không quân Hải quân Anh chiếc HMS Queen Elizabeth.