Được thành lập từ năm 1922, cho tới nay Cục thiết kế hàng không Tupolev đã có lịch sử phát triển 95 năm cho ra đời hơn 300 thiết kế máy bay khác nhau, trong đó có 50 thiết kế được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên điều khiến Tupolev trở nên nổi danh nhất vẫn đến từ những dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa đình đám như Tu-95, Tu-160 hay cả mẫu máy siêu thanh Tu-154. Nguồn ảnh: English Russia.Và nằm sâu trong một cánh rừng tại thành phố Zhukovsky cách Moscow 40km về phía đông nam chính là nơi Tupolev đặt đại bản doanh của mình, đây cũng là nơi Tupolev thử nghiệm các mẫu máy bay mới nhất của mình với hệ thống đường băng được cho là dài nhất châu Âu lên đến 5.500m. Nguồn ảnh: English Russia.Nói về Tupolev, cái tên gần nhất mà người ta có thể nghĩ đến chắc chắn là Tu-160, mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga và một là trong những thành tựu quan trọng nhất của Tupolev. Nó được Tupolev phát triển từ những năm 1970 và còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như “Blackjack” hay "White Swan". Nguồn ảnh: English Russia.Hệ thống động cơ phản lực Samara NK-321 có khả năng thực hiện hành trình siêu âm, Tu-160 có tốc độ bay lên đến Mach 2 tương đương hơn 2.200km/h, với tải trọng tối đa 275 tấn. Trên bầu trời nó gần như không có đối thủ trong các dòng máy bay ném bom cùng thời. Nguồn ảnh: English Russia.Cho tới nay, Tu-160 đã phục vụ 36 năm trong biên chế Không quân Liên Xô và Nga sau này nhưng nó chỉ được chế tạo khoảng 35 chiếc trong đó có 8 nguyên mẫu thử nghiệm. Còn con số đang hoạt động chỉ khoảng hơn 10 chiếc trong biên chế Không quân Nga. Nguồn ảnh: English Russia.Hiện tại Nga nói chung và Tupolev nói riêng đang tiến hành nâng cấp Tu-160 lên biến thể Tu-160M2 để nó có thể tiếp tục thêm nhiều thập kỷ nữa sau khi Tupolev cho ra đời một huyền thoại máy bay ném bom chiến lược mới. Nguồn ảnh: English Russia.Nếu Tu-160 đứng đầu danh sách các dòng máy bay huyền thoại của Tupolev thì Tu-95 sẽ đứng vị trí thứ hai, khi nó là người tiền nhiệm của “Blackjack” và cùng là dòng máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động. Nguồn ảnh: English Russia.Giống như Tu-160, Tu-95 cũng hoạt động chủ yếu trong Không quân Nga với số lượng biên chế khoảng hơn 50 chiếc và là nền tảng chính cho “cánh tay vươn dài” của Không quân Nga. Tuổi đời phục vụ của Tu-95 đã lên tới con số 65 năm ngang ngửa với máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: English Russia.Tu-95 còn được xem là biểu tượng một thời của Chiến tranh Lạnh khi nó thực hiện hành trình bay vòng quanh thế giới nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân của Liên Xô trước các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Dù chỉ có thể mang theo 15 tấn vũ khí các loại nhưng sức mạnh của Tu-95 chưa bao giờ bị xem thường. Nguồn ảnh: English Russia.Điểm đặc trưng nữa của mẫu máy bay ném bom này chính là hệ thống động cơ cánh quạt kép Kuznetsov NK-12, cho phép nó có thể bay tới vận tốc 830km/h với trọng tải cất cánh tối đa 188 tấn. Tầm hoạt động của mẫu máy bay này cũng lên đến hơn 10.000km. Nguồn ảnh: English Russia.Và cái tên cuối cùng làm nên tên tuổi Tupolev trong ngành công nghiệp hàng không thế giới chính là mẫu máy bay chở khách siêu thanh Tu-144 và nó là một trong hai mẫu máy bay chở khách siêu thanh duy nhất trên thế giới được đưa vào hoạt động bên cạnh chiếc Concorde của Pháp. Nguồn ảnh: English Russia.Trái tim của Tu-144 dĩ nhiên là hệ thống động cơ phản lực Kolesov RD-36-51 có công suất 44.122 lbf mỗi chiếc, cho phép máy bay đạt tới vận tốc hơn Mach 2.1 tương đương khoảng 2.300km/h. Dù vậy tầm hoạt động của Tu-144 chỉ hơn 6.000km. Nguồn ảnh: English Russia.Tu-144 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối năm 1968 diễn ra trước khi Concorde xuất hiện khoảng 2 tháng. Trong một đợt thử nghiệm vào tháng 6/1969 nó đã thực hiện thành công hành trình siêu thanh ở độ cao 11.000m. Trong ảnh là phần đầu phía trước của Tu-144 với cánh mũi đặc trưng. Nguồn ảnh: English Russia.Những chiếc Tu-144 thương mại đầu tiên được Liên Xô đưa vào vận hành từ năm 1975 với khoảng 55 chuyến bay thương mại trước khi bị rút khỏi dịch vụ vào năm 1978. Dù không thành bằng Concorde, nhưng may cho Tu-144 là trong quá trình hoạt động thương mại nó không xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Nguồn ảnh: English Russia.Ngày nay dù sự phát triển của Tupolev không còn được như trước đây nhưng cục thiết kế này vẫn không ngừng vươn lên với các mẫu máy bay thương mại mới, bên cạnh việc giúp Không quân Nga duy trì các biên đội máy bay ném bom già nua hiện tại. Và họ vẫn xứng đáng với danh hiệu cục thiết kế máy bay hàng đầu thế giới. Nguồn ảnh: English Russia.
Được thành lập từ năm 1922, cho tới nay Cục thiết kế hàng không Tupolev đã có lịch sử phát triển 95 năm cho ra đời hơn 300 thiết kế máy bay khác nhau, trong đó có 50 thiết kế được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên điều khiến Tupolev trở nên nổi danh nhất vẫn đến từ những dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa đình đám như Tu-95, Tu-160 hay cả mẫu máy siêu thanh Tu-154. Nguồn ảnh: English Russia.
Và nằm sâu trong một cánh rừng tại thành phố Zhukovsky cách Moscow 40km về phía đông nam chính là nơi Tupolev đặt đại bản doanh của mình, đây cũng là nơi Tupolev thử nghiệm các mẫu máy bay mới nhất của mình với hệ thống đường băng được cho là dài nhất châu Âu lên đến 5.500m. Nguồn ảnh: English Russia.
Nói về Tupolev, cái tên gần nhất mà người ta có thể nghĩ đến chắc chắn là Tu-160, mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Nga và một là trong những thành tựu quan trọng nhất của Tupolev. Nó được Tupolev phát triển từ những năm 1970 và còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như “Blackjack” hay "White Swan". Nguồn ảnh: English Russia.
Hệ thống động cơ phản lực Samara NK-321 có khả năng thực hiện hành trình siêu âm, Tu-160 có tốc độ bay lên đến Mach 2 tương đương hơn 2.200km/h, với tải trọng tối đa 275 tấn. Trên bầu trời nó gần như không có đối thủ trong các dòng máy bay ném bom cùng thời. Nguồn ảnh: English Russia.
Cho tới nay, Tu-160 đã phục vụ 36 năm trong biên chế Không quân Liên Xô và Nga sau này nhưng nó chỉ được chế tạo khoảng 35 chiếc trong đó có 8 nguyên mẫu thử nghiệm. Còn con số đang hoạt động chỉ khoảng hơn 10 chiếc trong biên chế Không quân Nga. Nguồn ảnh: English Russia.
Hiện tại Nga nói chung và Tupolev nói riêng đang tiến hành nâng cấp Tu-160 lên biến thể Tu-160M2 để nó có thể tiếp tục thêm nhiều thập kỷ nữa sau khi Tupolev cho ra đời một huyền thoại máy bay ném bom chiến lược mới. Nguồn ảnh: English Russia.
Nếu Tu-160 đứng đầu danh sách các dòng máy bay huyền thoại của Tupolev thì Tu-95 sẽ đứng vị trí thứ hai, khi nó là người tiền nhiệm của “Blackjack” và cùng là dòng máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động. Nguồn ảnh: English Russia.
Giống như Tu-160, Tu-95 cũng hoạt động chủ yếu trong Không quân Nga với số lượng biên chế khoảng hơn 50 chiếc và là nền tảng chính cho “cánh tay vươn dài” của Không quân Nga. Tuổi đời phục vụ của Tu-95 đã lên tới con số 65 năm ngang ngửa với máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: English Russia.
Tu-95 còn được xem là biểu tượng một thời của Chiến tranh Lạnh khi nó thực hiện hành trình bay vòng quanh thế giới nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân của Liên Xô trước các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Dù chỉ có thể mang theo 15 tấn vũ khí các loại nhưng sức mạnh của Tu-95 chưa bao giờ bị xem thường. Nguồn ảnh: English Russia.
Điểm đặc trưng nữa của mẫu máy bay ném bom này chính là hệ thống động cơ cánh quạt kép Kuznetsov NK-12, cho phép nó có thể bay tới vận tốc 830km/h với trọng tải cất cánh tối đa 188 tấn. Tầm hoạt động của mẫu máy bay này cũng lên đến hơn 10.000km. Nguồn ảnh: English Russia.
Và cái tên cuối cùng làm nên tên tuổi Tupolev trong ngành công nghiệp hàng không thế giới chính là mẫu máy bay chở khách siêu thanh Tu-144 và nó là một trong hai mẫu máy bay chở khách siêu thanh duy nhất trên thế giới được đưa vào hoạt động bên cạnh chiếc Concorde của Pháp. Nguồn ảnh: English Russia.
Trái tim của Tu-144 dĩ nhiên là hệ thống động cơ phản lực Kolesov RD-36-51 có công suất 44.122 lbf mỗi chiếc, cho phép máy bay đạt tới vận tốc hơn Mach 2.1 tương đương khoảng 2.300km/h. Dù vậy tầm hoạt động của Tu-144 chỉ hơn 6.000km. Nguồn ảnh: English Russia.
Tu-144 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối năm 1968 diễn ra trước khi Concorde xuất hiện khoảng 2 tháng. Trong một đợt thử nghiệm vào tháng 6/1969 nó đã thực hiện thành công hành trình siêu thanh ở độ cao 11.000m. Trong ảnh là phần đầu phía trước của Tu-144 với cánh mũi đặc trưng. Nguồn ảnh: English Russia.
Những chiếc Tu-144 thương mại đầu tiên được Liên Xô đưa vào vận hành từ năm 1975 với khoảng 55 chuyến bay thương mại trước khi bị rút khỏi dịch vụ vào năm 1978. Dù không thành bằng Concorde, nhưng may cho Tu-144 là trong quá trình hoạt động thương mại nó không xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Nguồn ảnh: English Russia.
Ngày nay dù sự phát triển của Tupolev không còn được như trước đây nhưng cục thiết kế này vẫn không ngừng vươn lên với các mẫu máy bay thương mại mới, bên cạnh việc giúp Không quân Nga duy trì các biên đội máy bay ném bom già nua hiện tại. Và họ vẫn xứng đáng với danh hiệu cục thiết kế máy bay hàng đầu thế giới. Nguồn ảnh: English Russia.