Tiêm kích chiến đấu MiG-15 là máy bay phản lực “hoàn toàn mới” đầu tiên của Liên Xô, sử dụng cánh xuôi ngược, vây đuôi và bộ ổn định ngang để giảm lực cản khi máy bay đạt tới tốc độ âm thanh, nó đã khai thác rõ ràng các nguyên tắc khí động học được học từ kỹ thuật của Đức vào cuối Thế chiến 2.Thiết kế của MiG-15 có ống hút gắn ở mũi máy bay, một đặc điểm nhận dạng của dòng Mikoyan-Gurevich đầu tiên bao gồm MiG-17, MiG-19. Cho đến khi MiG-21 sau này xuất hiện với hình nón bên trong cửa hút.Thân máy bay chiến đấu MiG-15 được sắp xếp hợp lý và có vị trí hiệu quả với trọng tâm nghiêng về phía sau, với thiết kế khung và đinh tán hoàn toàn bằng kim loại bán nguyên khối. Thân máy bay được chia thành hai phần chính: khu vực phía trước là buồng lái, khoang chứa vũ khí và thiết bị ở mũi; khu vực phía sau là động cơ, cánh và phần đuôi.Khoang lái là một vòm cong mềm mại được bố trí về phía trước, mang đến một tầm nhìn ấn tượng, đặc biệt là cả hai bên. Hầu hết các đồng hồ đo công cụ được đặt trên bảng điều khiển phía trước, với một cột điều khiển que bay truyền thống giữa hai chân của phi công.MiG-15 được trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1. MiG-15, có đủ sức mạnh để bổ nhào ở tốc độ siêu thanh, nhưng việc thiếu một chiếc đuôi “bay hết cỡ” đã làm giảm đáng kể khả năng điều khiển máy bay của phi công, khi nó tiến đến tốc độ Mach 1.Để đảm bảo tiêu diệt các máy bay ném bom lớn như vậy, MiG-15 mang theo các khẩu pháo tự động, gồm hai khẩu 23 mm với 80 viên đạn trên mỗi khẩu và một khẩu 37 mm với 40 viên đạn.Những vũ khí này mang lại sức mạnh to lớn trong vai trò đánh chặn, nhưng tốc độ bắn hạn chế và vận tốc tương đối thấp khiến việc bắn trúng các máy bay phản lực nhỏ và cơ động của đối phương khó khăn hơn trong không chiến.Pháo 23 mm và 37 mm có đường đạn hoàn toàn khác nhau, các phi công của Liên Hợp Quốc ở Triều Tiên đã kinh ngạc khi đạn 23 mm bay ở phía trên, trong khi đạn 37 mm bay dưới. Pháo được lắp vào một gói đơn giản có thể tháo ra khỏi đáy mũi máy bay để bảo dưỡng và nạp đạn, cho phép nhanh chóng hoán đổi các gói đã chuẩn bị trước.MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi, và nó nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên, nơi trong thời kì đầu của cuộc chiến nó đã hạ gục mọi loại máy bay cánh thẳng của Mỹ và phương Tây và có thể chiến đấu ngang bằng với loại F-86 hiện đại nhất của Mỹ khi đó (trong khi MiG-15 có giá rẻ hơn và dễ bảo trì hơn).MiG-15 là điểm khởi đầu cho sự phát triển MiG-17, một phiên bản cải tiến hơn đã trở thành lực lượng đối chọi với máy bay phương Tây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam những năm 1960.MiG-15 là một trong những loại máy bay từng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, với khoảng 13.130 chiếc đã được sản xuất và với việc cung cấp giấy phép cho các nước khác sản xuất thì con số MiG-15 lên tới khoảng 17.300 chiếc.MiG-15 bay lần đầu tiên vào ngày 30/12/1947, được đưa vào sử dụng trong khoảng từ năm 1949-1950 và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Một biến thể khác của MiG-15 rất nổi tiếng là MiG-15UTI "Midget". Ảnh: Warhistory.
Tiêm kích chiến đấu MiG-15 là máy bay phản lực “hoàn toàn mới” đầu tiên của Liên Xô, sử dụng cánh xuôi ngược, vây đuôi và bộ ổn định ngang để giảm lực cản khi máy bay đạt tới tốc độ âm thanh, nó đã khai thác rõ ràng các nguyên tắc khí động học được học từ kỹ thuật của Đức vào cuối Thế chiến 2.
Thiết kế của MiG-15 có ống hút gắn ở mũi máy bay, một đặc điểm nhận dạng của dòng Mikoyan-Gurevich đầu tiên bao gồm MiG-17, MiG-19. Cho đến khi MiG-21 sau này xuất hiện với hình nón bên trong cửa hút.
Thân máy bay chiến đấu MiG-15 được sắp xếp hợp lý và có vị trí hiệu quả với trọng tâm nghiêng về phía sau, với thiết kế khung và đinh tán hoàn toàn bằng kim loại bán nguyên khối. Thân máy bay được chia thành hai phần chính: khu vực phía trước là buồng lái, khoang chứa vũ khí và thiết bị ở mũi; khu vực phía sau là động cơ, cánh và phần đuôi.
Khoang lái là một vòm cong mềm mại được bố trí về phía trước, mang đến một tầm nhìn ấn tượng, đặc biệt là cả hai bên. Hầu hết các đồng hồ đo công cụ được đặt trên bảng điều khiển phía trước, với một cột điều khiển que bay truyền thống giữa hai chân của phi công.
MiG-15 được trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1. MiG-15, có đủ sức mạnh để bổ nhào ở tốc độ siêu thanh, nhưng việc thiếu một chiếc đuôi “bay hết cỡ” đã làm giảm đáng kể khả năng điều khiển máy bay của phi công, khi nó tiến đến tốc độ Mach 1.
Để đảm bảo tiêu diệt các máy bay ném bom lớn như vậy, MiG-15 mang theo các khẩu pháo tự động, gồm hai khẩu 23 mm với 80 viên đạn trên mỗi khẩu và một khẩu 37 mm với 40 viên đạn.
Những vũ khí này mang lại sức mạnh to lớn trong vai trò đánh chặn, nhưng tốc độ bắn hạn chế và vận tốc tương đối thấp khiến việc bắn trúng các máy bay phản lực nhỏ và cơ động của đối phương khó khăn hơn trong không chiến.
Pháo 23 mm và 37 mm có đường đạn hoàn toàn khác nhau, các phi công của Liên Hợp Quốc ở Triều Tiên đã kinh ngạc khi đạn 23 mm bay ở phía trên, trong khi đạn 37 mm bay dưới. Pháo được lắp vào một gói đơn giản có thể tháo ra khỏi đáy mũi máy bay để bảo dưỡng và nạp đạn, cho phép nhanh chóng hoán đổi các gói đã chuẩn bị trước.
MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi, và nó nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên, nơi trong thời kì đầu của cuộc chiến nó đã hạ gục mọi loại máy bay cánh thẳng của Mỹ và phương Tây và có thể chiến đấu ngang bằng với loại F-86 hiện đại nhất của Mỹ khi đó (trong khi MiG-15 có giá rẻ hơn và dễ bảo trì hơn).
MiG-15 là điểm khởi đầu cho sự phát triển MiG-17, một phiên bản cải tiến hơn đã trở thành lực lượng đối chọi với máy bay phương Tây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam những năm 1960.
MiG-15 là một trong những loại máy bay từng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, với khoảng 13.130 chiếc đã được sản xuất và với việc cung cấp giấy phép cho các nước khác sản xuất thì con số MiG-15 lên tới khoảng 17.300 chiếc.
MiG-15 bay lần đầu tiên vào ngày 30/12/1947, được đưa vào sử dụng trong khoảng từ năm 1949-1950 và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Một biến thể khác của MiG-15 rất nổi tiếng là MiG-15UTI "Midget". Ảnh: Warhistory.