Ảnh vệ tinh do Defence News đăng tải ngày 12/5 cho thấy, ít nhất 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 đã được Không quân Trung Quốc điều động đến đảo Hải Nam. Bức ảnh cho thấy 2 chiếc KJ-500 bên cạnh một chiếc vận tải cơ Y-8 và một chiếc KJ-200 AEW&C cũ. Ảnh: Sina.Đây là lần đầu tiên máy bay cảnh báo sớm KJ-500 được triển khai đến căn cứ không quân ở đảo Hải Nam. Trước đó, Không quân Trung Quốc đã triển khai nhiều loại máy bay đặc biệt đến hòn đảo này. Ảnh: Sina.KJ-500 là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không mới nhất do Trung Quốc chế tạo. Máy bay này sẽ thay thế cho KJ-200 trong vai trò cảnh báo sớm và chỉ huy phi đội đánh chặn. Ảnh: Sina.KJ-500 được phát triển dựa trên bộ khung máy bay vận tải quân sự Y-9. Máy bay được tiết lộ lần đầu trong năm 2014. Ảnh: Sina.KJ-500 được trang bị radar bên trong đĩa hình tròn tương tự máy bay A-50 của Nga. Theo Global Security, radar của KJ-500 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu nhưng không rõ cự ly phát hiện là bao nhiêu. Ảnh: SinaRadar của KJ-500 chưa rõ định danh thuộc loại radar mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, gồm 3 phần chia đều trên mái vòm hình đĩa trên đỉnh máy bay. Mái vòm cũng chứa bên trong ăng ten liên lạc vệ tinh, cùng 2 mảng điện toán tình báo thụ động. Ảnh: Sina.KJ-500 được trang bị 4 động cơ cánh quạt FWJ-6C với công suất 5.100 mã lực/động cơ, tốc độ hành trình khoảng 650 km/h, phạm vi hoạt động 5.700 km, trần bay 10,4 km. Ảnh: Sina.KJ-500 có chiều dài 36 m, sải cánh 40 m, cao 11,3 m, trọng lượng rỗng 39 tấn, tải trọng hữu ích 25 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 77 tấn. Ảnh: Sina.Cũng theo Global Security, khoảng 6 chiếc KJ-500 đã được bàn giao cho Không quân Trung Quốc, trong đó có 2 chiếc thuộc Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.Theo Defence News, 2 chiếc KJ-500 điều động đến đảo Hải Nam thuộc Trung đoàn không quân hải quân số 9, đóng quân tại sân bay Jialaishi, đảo Hải Nam. Ảnh: Sina.Những chiếc KJ-500 này nhiều khả năng sẽ đóng quân lâu dài tại căn cứ trên đảo Hải Nam, thay vì triển khai quay vòng tạm thời như các máy bay khác. Ảnh: Sina.
Ảnh vệ tinh do Defence News đăng tải ngày 12/5 cho thấy, ít nhất 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không KJ-500 đã được Không quân Trung Quốc điều động đến đảo Hải Nam. Bức ảnh cho thấy 2 chiếc KJ-500 bên cạnh một chiếc vận tải cơ Y-8 và một chiếc KJ-200 AEW&C cũ. Ảnh: Sina.
Đây là lần đầu tiên máy bay cảnh báo sớm KJ-500 được triển khai đến căn cứ không quân ở đảo Hải Nam. Trước đó, Không quân Trung Quốc đã triển khai nhiều loại máy bay đặc biệt đến hòn đảo này. Ảnh: Sina.
KJ-500 là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không mới nhất do Trung Quốc chế tạo. Máy bay này sẽ thay thế cho KJ-200 trong vai trò cảnh báo sớm và chỉ huy phi đội đánh chặn. Ảnh: Sina.
KJ-500 được phát triển dựa trên bộ khung máy bay vận tải quân sự Y-9. Máy bay được tiết lộ lần đầu trong năm 2014. Ảnh: Sina.
KJ-500 được trang bị radar bên trong đĩa hình tròn tương tự máy bay A-50 của Nga. Theo Global Security, radar của KJ-500 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu nhưng không rõ cự ly phát hiện là bao nhiêu. Ảnh: Sina
Radar của KJ-500 chưa rõ định danh thuộc loại radar mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, gồm 3 phần chia đều trên mái vòm hình đĩa trên đỉnh máy bay. Mái vòm cũng chứa bên trong ăng ten liên lạc vệ tinh, cùng 2 mảng điện toán tình báo thụ động. Ảnh: Sina.
KJ-500 được trang bị 4 động cơ cánh quạt FWJ-6C với công suất 5.100 mã lực/động cơ, tốc độ hành trình khoảng 650 km/h, phạm vi hoạt động 5.700 km, trần bay 10,4 km. Ảnh: Sina.
KJ-500 có chiều dài 36 m, sải cánh 40 m, cao 11,3 m, trọng lượng rỗng 39 tấn, tải trọng hữu ích 25 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 77 tấn. Ảnh: Sina.
Cũng theo Global Security, khoảng 6 chiếc KJ-500 đã được bàn giao cho Không quân Trung Quốc, trong đó có 2 chiếc thuộc Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Theo Defence News, 2 chiếc KJ-500 điều động đến đảo Hải Nam thuộc Trung đoàn không quân hải quân số 9, đóng quân tại sân bay Jialaishi, đảo Hải Nam. Ảnh: Sina.
Những chiếc KJ-500 này nhiều khả năng sẽ đóng quân lâu dài tại căn cứ trên đảo Hải Nam, thay vì triển khai quay vòng tạm thời như các máy bay khác. Ảnh: Sina.