Đây là hình ảnh Biệt kích Hải quân sơ cấp của Mỹ thực hành bài kiểm tra bắn đạn thật với nhiều khoảng cách khác nhau (tối đa 278 mét) và mọi phát bắn của họ đều phải chính xác tuyệt đối. Lớp đặc nhiệm sơ cấp kéo dài chỉ 6 tháng trước khi các học viên được chuyển cho các đội biệt kích hải quân huấn luyện. Nguồn ảnh: BI.Biệt kích Hải quân Mỹ trong trường bắn trong nhà của lực lượng này - nơi lực lượng này huấn luyện khả năng cận chiến cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí có trong trang bị. Nguồn ảnh: BI.Biệt kích SEAL được triển khai từ trực thăng MH-60S Sea Hawk. Kiểu triển khai quân này của đặc nhiệm SEAL có phần khác với kiểu triển khai quân từ trực thăng của Lục quân hay Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Thực hành bài tập sơ tán thương binh trong quá trình giao tranh, "nạn nhân" được sơ tán là một hình nộm có trọng lượng khoảng 100 kg bao gồm đầy đủ trang bị vũ khí và khí tài thậm chí còn được đổ cả... máu giả lên người cho tăng tính chân thực. Nguồn ảnh: BI.Trong những buổi tập luyện này, biệt kích SEAL thường phải mang theo tới 30 kg trang bị để giúp họ rèn luyện thể lực. Khi tham gia thực chiến, trang bị của SEAL cũng không hề nhẹ, đảm bảo họ có đủ đạn dược và lương thực khi không may bị vây trong nhiều ngày. Nguồn ảnh: BI.Đội viên của đội SEAL 7 trèo vào bên trong tháp súng máy của một chiếc xe bọc thép. Nguồn ảnh: BI.Đội biệt kích SEAL của Mỹ làm nhiệm vụ "tìm - diệt" khủng bố al-Qaida và Taliban ở vùng núi Jaji trong chiến dịch Enduring Freedom ở Iraq. Nguồn ảnh: BI.Biệt kích Hải quân Mỹ nhảy dù từ C-130 Herculess trong buổi tập luyện đổ bộ đường không ở Forrt Pickett. Nguồn ảnh: BI.Giống với nhiều lực lượng đặc nhiệm hải quân khác, biệt kích hải quân của Mỹ cũng có khả năng được triển khai từ tàu ngầm một cách bí mật. Ảnh: Tàu ngầm USS Michigan (SSGN 727) được sử dụng để thực hiện bài tập triển khai đặc nhiệm từ lòng biển. Nguồn ảnh: BI.Tác chiến đêm dường như là điểm mạnh nhất của biệt kích SEAL khi mà những phi vụ đình đám nhất của họ thường được diễn ra vào ban đêm một cách đầy bất ngờ và bí mật. Nguồn ảnh: BI.Trong bối cảnh hiện tại, khi các cuộc xung đột đang ngày càng trở nên khó đối phó hơn thì biệt kích SEAL còn có thêm cả kỹ năng tác chiến trong môi trường đô thị - nơi mà hoả lực hạng nặng dường như vô dụng. Nguồn ảnh: BI.Diễn tập đổ quân với số lượng lớn từ trực thăng CH-47 mô phỏng lại trường hợp trong thực chiến, lính SEAL thường "đòi" được đổ quân xuống những vị trí mà trực thăng không thể hạ cánh tử tế được. Nguồn ảnh: BI.Bơi cũng là một kỹ năng mà biệt kích SEAL giỏi nhất. Điểm khác biệt so với nhiều lực lượng đặc nhiệm nước khác đó là biệt kích SEAL có thể bơi được ở nơi nước lạnh xấp xỉ 0 độ C nếu có trang bị phù hợp. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, biệt kích SEAL vẫn thích sử dụng xuồng máy hơn, họ chỉ bơi trong trường hợp bất khả kháng, không thể sử dụng được dụng cụ hỗ trợ. Nguồn ảnh: BI. Video Lực lượng đặc công thiện chiến của Thủ đô | Sức mạnh Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN
Đây là hình ảnh Biệt kích Hải quân sơ cấp của Mỹ thực hành bài kiểm tra bắn đạn thật với nhiều khoảng cách khác nhau (tối đa 278 mét) và mọi phát bắn của họ đều phải chính xác tuyệt đối. Lớp đặc nhiệm sơ cấp kéo dài chỉ 6 tháng trước khi các học viên được chuyển cho các đội biệt kích hải quân huấn luyện. Nguồn ảnh: BI.
Biệt kích Hải quân Mỹ trong trường bắn trong nhà của lực lượng này - nơi lực lượng này huấn luyện khả năng cận chiến cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí có trong trang bị. Nguồn ảnh: BI.
Biệt kích SEAL được triển khai từ trực thăng MH-60S Sea Hawk. Kiểu triển khai quân này của đặc nhiệm SEAL có phần khác với kiểu triển khai quân từ trực thăng của Lục quân hay Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Thực hành bài tập sơ tán thương binh trong quá trình giao tranh, "nạn nhân" được sơ tán là một hình nộm có trọng lượng khoảng 100 kg bao gồm đầy đủ trang bị vũ khí và khí tài thậm chí còn được đổ cả... máu giả lên người cho tăng tính chân thực. Nguồn ảnh: BI.
Trong những buổi tập luyện này, biệt kích SEAL thường phải mang theo tới 30 kg trang bị để giúp họ rèn luyện thể lực. Khi tham gia thực chiến, trang bị của SEAL cũng không hề nhẹ, đảm bảo họ có đủ đạn dược và lương thực khi không may bị vây trong nhiều ngày. Nguồn ảnh: BI.
Đội viên của đội SEAL 7 trèo vào bên trong tháp súng máy của một chiếc xe bọc thép. Nguồn ảnh: BI.
Đội biệt kích SEAL của Mỹ làm nhiệm vụ "tìm - diệt" khủng bố al-Qaida và Taliban ở vùng núi Jaji trong chiến dịch Enduring Freedom ở Iraq. Nguồn ảnh: BI.
Biệt kích Hải quân Mỹ nhảy dù từ C-130 Herculess trong buổi tập luyện đổ bộ đường không ở Forrt Pickett. Nguồn ảnh: BI.
Giống với nhiều lực lượng đặc nhiệm hải quân khác, biệt kích hải quân của Mỹ cũng có khả năng được triển khai từ tàu ngầm một cách bí mật. Ảnh: Tàu ngầm USS Michigan (SSGN 727) được sử dụng để thực hiện bài tập triển khai đặc nhiệm từ lòng biển. Nguồn ảnh: BI.
Tác chiến đêm dường như là điểm mạnh nhất của biệt kích SEAL khi mà những phi vụ đình đám nhất của họ thường được diễn ra vào ban đêm một cách đầy bất ngờ và bí mật. Nguồn ảnh: BI.
Trong bối cảnh hiện tại, khi các cuộc xung đột đang ngày càng trở nên khó đối phó hơn thì biệt kích SEAL còn có thêm cả kỹ năng tác chiến trong môi trường đô thị - nơi mà hoả lực hạng nặng dường như vô dụng. Nguồn ảnh: BI.
Diễn tập đổ quân với số lượng lớn từ trực thăng CH-47 mô phỏng lại trường hợp trong thực chiến, lính SEAL thường "đòi" được đổ quân xuống những vị trí mà trực thăng không thể hạ cánh tử tế được. Nguồn ảnh: BI.
Bơi cũng là một kỹ năng mà biệt kích SEAL giỏi nhất. Điểm khác biệt so với nhiều lực lượng đặc nhiệm nước khác đó là biệt kích SEAL có thể bơi được ở nơi nước lạnh xấp xỉ 0 độ C nếu có trang bị phù hợp. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, biệt kích SEAL vẫn thích sử dụng xuồng máy hơn, họ chỉ bơi trong trường hợp bất khả kháng, không thể sử dụng được dụng cụ hỗ trợ. Nguồn ảnh: BI.
Video Lực lượng đặc công thiện chiến của Thủ đô | Sức mạnh Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN