Thông tin được tờ Liberty Times đăng tải vào hôm 18/3 cho biết, thương vụ mua bán 250 tên lửa Stinger giữa Mỹ và Đài Loan với tổng trị giá 442 triệu USD đã được ký kết.Dự kiến Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan số tên lửa trên vào cuối tháng 3/2026.Ban đầu, hải quân Đài Loan muốn trang bị toàn bộ số tên lửa mới trên các chiến hạm và đặt tại căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến.Nhưng sau đó, quân đội Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu hiện đại hóa kho tên lửa Stinger sẵn có.Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẵn sàng bán các tên lửa đất đối không vác vai Stinger cho Đài Loan.Tới ngày 17/3 vừa qua, quân đội Đài Loan đã thống nhất chi trả một phần trong thỏa thuận mua tên lửa Stinger của Mỹ tương đương 215 triệu USD.Ngoài các tên lửa Stinger, Mỹ sẽ chuyển giao cả 108 hệ thống phóng cùng 108 hệ thống radar “nhận diện địch và ta” (IFF) cho phía Đài Loan.Như vậy, Đài Loan sắp sửa có trong tay một trong số những loại tên lửa phòng không hiệu quả.Có thể nói rằng, trong số những tên lửa phòng không vác vai trên thế giới thì Stinger đứng hàng đầu. Đây chính là loại vũ khí từng khiến không quân Liên Xô gặp khó tại chiến trường Afghanistan.Theo ước tính, tình báo Trung ương Mỹ cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen khoảng 2.000 quả tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ngay khi có trong tay tên lửa Stinger, phiến quân Hồi giáo cực đoan đã khiến con số máy bay Liên Xô bị tổn thất tăng lên gần 200 máy bay.Theo những báo cáo sau này, hiệu suất của tên lửa Stinger Mỹ cung cấp cho phiến quân lên tới 75%.Tại chiến trường Syria, tên lửa Stinger được coi là một trong những vũ khí đáng sợ khi nó bắn hạ nhiều trực thăng và cả chiến đấu cơ của quân đội Syria.Chính vì vậy, ngay cả không quân Nga cũng luôn lo lắng về mối nguy hại do loại tên lửa này gây ra.Điều đáng chú ý là 250 tên lửa Stinger mà Mỹ bán cho Đài Loan năm nay không phải là lần đầu tiên quân đội của hòn đảo này có trong tay FIM-92. Việc Mỹ bán cho Đài Loan FIM-92 Stinger đã diễn ra nhiều năm (gần đây nhất là vào năm 2016 và 2018).FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.Với đơn giá 38.000 - 50.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới.Đây là loại tên lửa được thiết kế khá thông minh khi cài sẵn hệ thống phân biệt bạn-thù, vì vậy dù đối phương có loại tên lửa này cũng khó lòng bắn vào máy bay Mỹ hoặc đồng minh.Điều này đã được minh chứng khi phiến quân Taliban dùng tên lửa Stinger mà Mỹ đã cung cấp trong cuộc chiến tranh Afghanistan - Liên Xô vào năm 1979, để bắn vào máy bay Mỹ trong cuộc chiến năm 2001, tuy vậy tất cả các hệ thống tên lửa này đã không khai hỏa mỗi khi nhắm vào chiến đấu cơ Mỹ.Tên lửa Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m.Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.Hiện nay Mỹ đã thêm cảm biến vòng quay mới và sửa đổi phần mềm điều khiển, nên độ ổn định trong hành trình bay của tên lửa đã được cải thiện.Hiệu suất biến thể mới của Stinger đã được cải thiện đáng kể nhằm chống lại các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái, tên lửa hành trình và máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ đã được cải thiện.Phiên bản FIM-92 Stinger được Mỹ bán cho Đài Loan năm nay được cho là các phiên bản FIM-92K mới nhất với cơ chế kích nổ tự động ở khoảng cách xác định với mục tiêu (thay vì chạm nổ như các phiên bản trước).Tên lửa cũng có thể được nâng cấp khung sườn để tăng tầm bay và máy tính được nâng cấp để tên lửa có thể nhận diện mục tiêu dựa vào dữ liệu có sẵn được cho là tăng hiệu quả khi mục tiêu là máy bay không người lái.
Thông tin được tờ Liberty Times đăng tải vào hôm 18/3 cho biết, thương vụ mua bán 250 tên lửa Stinger giữa Mỹ và Đài Loan với tổng trị giá 442 triệu USD đã được ký kết.
Dự kiến Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan số tên lửa trên vào cuối tháng 3/2026.
Ban đầu, hải quân Đài Loan muốn trang bị toàn bộ số tên lửa mới trên các chiến hạm và đặt tại căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến.
Nhưng sau đó, quân đội Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu hiện đại hóa kho tên lửa Stinger sẵn có.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẵn sàng bán các tên lửa đất đối không vác vai Stinger cho Đài Loan.
Tới ngày 17/3 vừa qua, quân đội Đài Loan đã thống nhất chi trả một phần trong thỏa thuận mua tên lửa Stinger của Mỹ tương đương 215 triệu USD.
Ngoài các tên lửa Stinger, Mỹ sẽ chuyển giao cả 108 hệ thống phóng cùng 108 hệ thống radar “nhận diện địch và ta” (IFF) cho phía Đài Loan.
Như vậy, Đài Loan sắp sửa có trong tay một trong số những loại tên lửa phòng không hiệu quả.
Có thể nói rằng, trong số những tên lửa phòng không vác vai trên thế giới thì Stinger đứng hàng đầu. Đây chính là loại vũ khí từng khiến không quân Liên Xô gặp khó tại chiến trường Afghanistan.
Theo ước tính, tình báo Trung ương Mỹ cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen khoảng 2.000 quả tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ngay khi có trong tay tên lửa Stinger, phiến quân Hồi giáo cực đoan đã khiến con số máy bay Liên Xô bị tổn thất tăng lên gần 200 máy bay.
Theo những báo cáo sau này, hiệu suất của tên lửa Stinger Mỹ cung cấp cho phiến quân lên tới 75%.
Tại chiến trường Syria, tên lửa Stinger được coi là một trong những vũ khí đáng sợ khi nó bắn hạ nhiều trực thăng và cả chiến đấu cơ của quân đội Syria.
Chính vì vậy, ngay cả không quân Nga cũng luôn lo lắng về mối nguy hại do loại tên lửa này gây ra.
Điều đáng chú ý là 250 tên lửa Stinger mà Mỹ bán cho Đài Loan năm nay không phải là lần đầu tiên quân đội của hòn đảo này có trong tay FIM-92. Việc Mỹ bán cho Đài Loan FIM-92 Stinger đã diễn ra nhiều năm (gần đây nhất là vào năm 2016 và 2018).
FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.
Với đơn giá 38.000 - 50.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới.
Đây là loại tên lửa được thiết kế khá thông minh khi cài sẵn hệ thống phân biệt bạn-thù, vì vậy dù đối phương có loại tên lửa này cũng khó lòng bắn vào máy bay Mỹ hoặc đồng minh.
Điều này đã được minh chứng khi phiến quân Taliban dùng tên lửa Stinger mà Mỹ đã cung cấp trong cuộc chiến tranh Afghanistan - Liên Xô vào năm 1979, để bắn vào máy bay Mỹ trong cuộc chiến năm 2001, tuy vậy tất cả các hệ thống tên lửa này đã không khai hỏa mỗi khi nhắm vào chiến đấu cơ Mỹ.
Tên lửa Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m.
Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.
Hiện nay Mỹ đã thêm cảm biến vòng quay mới và sửa đổi phần mềm điều khiển, nên độ ổn định trong hành trình bay của tên lửa đã được cải thiện.
Hiệu suất biến thể mới của Stinger đã được cải thiện đáng kể nhằm chống lại các mục tiêu nhỏ như máy bay không người lái, tên lửa hành trình và máy bay trực thăng trinh sát hạng nhẹ đã được cải thiện.
Phiên bản FIM-92 Stinger được Mỹ bán cho Đài Loan năm nay được cho là các phiên bản FIM-92K mới nhất với cơ chế kích nổ tự động ở khoảng cách xác định với mục tiêu (thay vì chạm nổ như các phiên bản trước).
Tên lửa cũng có thể được nâng cấp khung sườn để tăng tầm bay và máy tính được nâng cấp để tên lửa có thể nhận diện mục tiêu dựa vào dữ liệu có sẵn được cho là tăng hiệu quả khi mục tiêu là máy bay không người lái.