Lực lượng lục quân của Đài Loan có nhiệm vụ bảo vệ đảo chính và các đảo nhỏ; đồng thời hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố và phòng chống, cứu trợ thảm họa thiên tai trong nước khi được yêu cầu.Khoảng 80% quân số quân đội Đài Loan được bố trí trên đảo chính, phần còn lại trên các đảo xa để đáp ứng với các tình huống thời chiến; sẵn sàng đẩy lùi các cuộc đổ bộ đường biển và đường không của quân đội Trung Quốc.Hiện nay lục quân Đài Loan được trang bị khoảng 400 xe tăng chiến đấu chủ lực Mãnh Hổ CM-11 và 300 chiếc M60A3. Để tăng cường sức mạnh cho quân chủng Lục quân, Đài Loan đang đề nghị mua số vũ khí của Mỹ có trị giá 2 tỷ USD, trong đó có 108 xe tăng M1A2. Nếu hợp đồng thành công, số xe tăng M1A2 dự kiến sẽ trang bị cho hai tiểu đoàn thiết giáp ở phía bắc Đài Loan.Lục quân Đài Loan cũng đang lên kế hoạch thay thế số xe chiến đấu bộ binh M113 và CM-21 bằng xe bọc thép CM-32 Báo Gấm do công nghiệp quốc phòng Đài Loan tự chế tạo, nhằm cải thiện khả năng cơ động, hỏa lực và khả năng sống sót của các lữ đoàn bộ binh cơ giới. Khi chương trình này hoàn thành, Lục quân Đài Loan sẽ trang bị khoảng 1.400 chiếc CM-32 ở tất cả các biến thể (chiến đấu, chỉ huy, cứu kéo…).Hải quân Đài Loan chịu trách nhiệm bảo vệ các tuyến hàng hải cũng như kiểm soát và giám sát các vùng biển xung quanh. Sẵn sàng đánh bại hoặc đẩy lui các cuộc tiến công và đổ bộ của lực lượng hải quân Trung Quốc.
Các tàu nổi của hải quân Đài Loan đáng kể nhất gồm bốn tàu khu trục lớp Keelung (lớp Kidd cũ của Hải quân Mỹ), được trang bị hệ thống chiến đấu mới, khả năng phòng không được tăng cường đáng kể.Mới nhất trong số này là sáu tàu hộ vệ tên lửa lớp Kang Ding, có nguồn gốc từ thiết kế tàu lớp La Fayette của Pháp, lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.800 tấn; có nhiệm vụ chủ yếu là chống tàu mặt nước và chống ngầm; tàu Kang Ding được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong I, II cũng như ngư lôi Mk46. Những tàu này đều do ngành đóng tàu Đài Loan tự đóng.Tăng cường đáng kể cho số tàu mặt nước là 10 tàu khu trục lớp Chi Yang (lớp Knox cũ của Hải quân Mỹ), có lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn, có khả năng phòng không hạm, đủ năng lực bắn hạ các loại máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc. Cùng với đó là việc nâng cấp 8 tàu khu trục lớp Cheng Kung có lượng giãn nước 2.800 tấn, được trang bị các loại tên lửa chống hạm Hùng Phong III mới nhất do Đài Loan tự phát triển.Tuy nhiên, để đối phó với số lượng tàu đông đảo và trang bị tốt hơn nhiều của hải quân Trung Quốc, hải quân Đài Loan đã nâng cao các hình thức tác chiến phi đối xứng, đó là xây dựng đội tàu tên lửa tàng hình tốc độ cao và tàu tấn công nhanh.Hải quân Đài Loan đã đặt công ty đóng tàu Lung Teh đóng mới 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Tuo Jiang, tàu được trang bị các tên lửa chống hạm Hùng Phong II và III, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công; hai loại tên lửa Hùng phong II và III áp dụng nguyên lý bay khác nhau (cận âm và siêu âm, bay bám biển và ở độ cao lớn) để gây nhầm lẫn cho các hệ thống phòng không hạm của hải quân Trung Quốc.Cùng với trang bị tàu tên lửa lớp Tuo Jiang, Đài Loan cũng trang bị một số biên đội tàu tên lửa tiến công nhanh Kuang Hua VI (KH-6), được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong II. Những tàu này không được trang bị radar giám sát mà dựa vào những thông tin trinh sát từ các tàu khác hoặc các cảm biến trên bờ.Về lực lượng tàu ngầm, hiện tại hải quân Đài Loan chỉ có 4 chiếc tàu ngầm, trong đó có 2 chiếc lớp Hải Long mua của Mỹ, nhưng được đóng từ Thế chiến II, hiện chỉ dùng vào việc huấn luyện; hai chiếc lớp Hải Sư (nguyên bản là Zvardvis) mua của Hà Lan vào những năm 1980; năm 2013 chúng được trang bị tên lửa chống tàu Harpoon.Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Đài Loan tổ chức lễ công bố dự án đóng chiếc tàu ngầm nội địa đầu tiên của vùng lãnh thổ này; theo kế hoạch, Đài Loan sẽ chế tạo từ 6 đến 8 tàu ngầm để thay thế 4 chiếc tàu ngầm cũ; tàu ngầm mới của Đài Loan có chiều dài 70 mét, chiều cao 8 mét; lượng giãn nước khi lặn là 3.000 tấn; được trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình tiến công mặt đất và tên lửa chống hạm.Không quân Đài Loan một thời được coi là lực lượng mạnh nhất của quân đội vùng lãnh thổ này; trong nhiều thập kỷ Đài Loan luôn vượt trội về công nghệ so với phi đội máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế này đã bị thay đổi bởi Trung Quốc liên tiếp đưa những loại máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4, 5 vào biên chế như J-10, J-11 và J-20; ngoài ra Trung Quốc còn mua Su-30 và Su-35 do Nga sản xuất. Không quân Trung Quốc còn được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm xa như PL-12 và PL-15, có khả năng tiêu diệt các máy bay của Đài Loan khi vừa cất cánh khỏi sân bay mà không cần tiếp cận sâu vào hòn đảo này.Bên cạnh đó không quân Đài Loan cũng đang đối mặt với việc một số máy bay chiến đấu như tiêm kích F-5E/F và Mirage 2000-5 sẽ hết niên hạn sử dụng vào năm 2020 nếu không được nâng cấp. Đài Loan đã cố gắng tăng cường phi đội F-16A/B của họ với yêu cầu mua 66 máy bay F-16C/D Block 52 từ Mỹ từ năm 2006. Tuy nhiên, Washington đã từ chối yêu cầu này và đề nghị nâng cấp số F-16A/B hiện tại của không quân Đài Loan lên cấu hình F-16V mới nhất.Niềm khích lệ cho Đài Loan là ngày 18 tháng 8 vừa qua, Washington quyết định bán số vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Hợp đồng này sẽ giúp không quân Đài Loan bổ sung 66 chiếc F-16V. Đây là phiên bản cao cấp nhất của máy bay chiến đấu F-16, được trang bị một số công nghệ dành cho máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22, F-35. Theo giới thiệu của hãng chế tạo Lockheed Martin, F-16V có thể dùng tới năm 2070, thậm chí còn lâu hơn.Ngoài số máy bay chiến đấu trên, không quân Đài Loan còn được trang bị một số loại máy bay chiến đấu CK-1 Ching Kuo do nền công nghiệp quốc phòng trong nước tự chế tạo; tuy nhiên khả năng chiến đấu còn hạn chế; chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tầm gần.
Lực lượng lục quân của Đài Loan có nhiệm vụ bảo vệ đảo chính và các đảo nhỏ; đồng thời hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố và phòng chống, cứu trợ thảm họa thiên tai trong nước khi được yêu cầu.
Khoảng 80% quân số quân đội Đài Loan được bố trí trên đảo chính, phần còn lại trên các đảo xa để đáp ứng với các tình huống thời chiến; sẵn sàng đẩy lùi các cuộc đổ bộ đường biển và đường không của quân đội Trung Quốc.
Hiện nay lục quân Đài Loan được trang bị khoảng 400 xe tăng chiến đấu chủ lực Mãnh Hổ CM-11 và 300 chiếc M60A3. Để tăng cường sức mạnh cho quân chủng Lục quân, Đài Loan đang đề nghị mua số vũ khí của Mỹ có trị giá 2 tỷ USD, trong đó có 108 xe tăng M1A2. Nếu hợp đồng thành công, số xe tăng M1A2 dự kiến sẽ trang bị cho hai tiểu đoàn thiết giáp ở phía bắc Đài Loan.
Lục quân Đài Loan cũng đang lên kế hoạch thay thế số xe chiến đấu bộ binh M113 và CM-21 bằng xe bọc thép CM-32 Báo Gấm do công nghiệp quốc phòng Đài Loan tự chế tạo, nhằm cải thiện khả năng cơ động, hỏa lực và khả năng sống sót của các lữ đoàn bộ binh cơ giới. Khi chương trình này hoàn thành, Lục quân Đài Loan sẽ trang bị khoảng 1.400 chiếc CM-32 ở tất cả các biến thể (chiến đấu, chỉ huy, cứu kéo…).
Hải quân Đài Loan chịu trách nhiệm bảo vệ các tuyến hàng hải cũng như kiểm soát và giám sát các vùng biển xung quanh. Sẵn sàng đánh bại hoặc đẩy lui các cuộc tiến công và đổ bộ của lực lượng hải quân Trung Quốc.
Các tàu nổi của hải quân Đài Loan đáng kể nhất gồm bốn tàu khu trục lớp Keelung (lớp Kidd cũ của Hải quân Mỹ), được trang bị hệ thống chiến đấu mới, khả năng phòng không được tăng cường đáng kể.
Mới nhất trong số này là sáu tàu hộ vệ tên lửa lớp Kang Ding, có nguồn gốc từ thiết kế tàu lớp La Fayette của Pháp, lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.800 tấn; có nhiệm vụ chủ yếu là chống tàu mặt nước và chống ngầm; tàu Kang Ding được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong I, II cũng như ngư lôi Mk46. Những tàu này đều do ngành đóng tàu Đài Loan tự đóng.
Tăng cường đáng kể cho số tàu mặt nước là 10 tàu khu trục lớp Chi Yang (lớp Knox cũ của Hải quân Mỹ), có lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn, có khả năng phòng không hạm, đủ năng lực bắn hạ các loại máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc. Cùng với đó là việc nâng cấp 8 tàu khu trục lớp Cheng Kung có lượng giãn nước 2.800 tấn, được trang bị các loại tên lửa chống hạm Hùng Phong III mới nhất do Đài Loan tự phát triển.
Tuy nhiên, để đối phó với số lượng tàu đông đảo và trang bị tốt hơn nhiều của hải quân Trung Quốc, hải quân Đài Loan đã nâng cao các hình thức tác chiến phi đối xứng, đó là xây dựng đội tàu tên lửa tàng hình tốc độ cao và tàu tấn công nhanh.
Hải quân Đài Loan đã đặt công ty đóng tàu Lung Teh đóng mới 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Tuo Jiang, tàu được trang bị các tên lửa chống hạm Hùng Phong II và III, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công; hai loại tên lửa Hùng phong II và III áp dụng nguyên lý bay khác nhau (cận âm và siêu âm, bay bám biển và ở độ cao lớn) để gây nhầm lẫn cho các hệ thống phòng không hạm của hải quân Trung Quốc.
Cùng với trang bị tàu tên lửa lớp Tuo Jiang, Đài Loan cũng trang bị một số biên đội tàu tên lửa tiến công nhanh Kuang Hua VI (KH-6), được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong II. Những tàu này không được trang bị radar giám sát mà dựa vào những thông tin trinh sát từ các tàu khác hoặc các cảm biến trên bờ.
Về lực lượng tàu ngầm, hiện tại hải quân Đài Loan chỉ có 4 chiếc tàu ngầm, trong đó có 2 chiếc lớp Hải Long mua của Mỹ, nhưng được đóng từ Thế chiến II, hiện chỉ dùng vào việc huấn luyện; hai chiếc lớp Hải Sư (nguyên bản là Zvardvis) mua của Hà Lan vào những năm 1980; năm 2013 chúng được trang bị tên lửa chống tàu Harpoon.
Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Đài Loan tổ chức lễ công bố dự án đóng chiếc tàu ngầm nội địa đầu tiên của vùng lãnh thổ này; theo kế hoạch, Đài Loan sẽ chế tạo từ 6 đến 8 tàu ngầm để thay thế 4 chiếc tàu ngầm cũ; tàu ngầm mới của Đài Loan có chiều dài 70 mét, chiều cao 8 mét; lượng giãn nước khi lặn là 3.000 tấn; được trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình tiến công mặt đất và tên lửa chống hạm.
Không quân Đài Loan một thời được coi là lực lượng mạnh nhất của quân đội vùng lãnh thổ này; trong nhiều thập kỷ Đài Loan luôn vượt trội về công nghệ so với phi đội máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của không quân Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế này đã bị thay đổi bởi Trung Quốc liên tiếp đưa những loại máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4, 5 vào biên chế như J-10, J-11 và J-20; ngoài ra Trung Quốc còn mua Su-30 và Su-35 do Nga sản xuất. Không quân Trung Quốc còn được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm xa như PL-12 và PL-15, có khả năng tiêu diệt các máy bay của Đài Loan khi vừa cất cánh khỏi sân bay mà không cần tiếp cận sâu vào hòn đảo này.
Bên cạnh đó không quân Đài Loan cũng đang đối mặt với việc một số máy bay chiến đấu như tiêm kích F-5E/F và Mirage 2000-5 sẽ hết niên hạn sử dụng vào năm 2020 nếu không được nâng cấp. Đài Loan đã cố gắng tăng cường phi đội F-16A/B của họ với yêu cầu mua 66 máy bay F-16C/D Block 52 từ Mỹ từ năm 2006. Tuy nhiên, Washington đã từ chối yêu cầu này và đề nghị nâng cấp số F-16A/B hiện tại của không quân Đài Loan lên cấu hình F-16V mới nhất.
Niềm khích lệ cho Đài Loan là ngày 18 tháng 8 vừa qua, Washington quyết định bán số vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Hợp đồng này sẽ giúp không quân Đài Loan bổ sung 66 chiếc F-16V. Đây là phiên bản cao cấp nhất của máy bay chiến đấu F-16, được trang bị một số công nghệ dành cho máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22, F-35. Theo giới thiệu của hãng chế tạo Lockheed Martin, F-16V có thể dùng tới năm 2070, thậm chí còn lâu hơn.
Ngoài số máy bay chiến đấu trên, không quân Đài Loan còn được trang bị một số loại máy bay chiến đấu CK-1 Ching Kuo do nền công nghiệp quốc phòng trong nước tự chế tạo; tuy nhiên khả năng chiến đấu còn hạn chế; chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tầm gần.