Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng J-10 Dragon. Thực tế J-10C được coi là bản nối tiếp sự dang dở của J-10B khi phiên bản J-10B bị dừng sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Được gọi là "nửa nạc nửa mỡ" do J-10C có khả năng bán tàng hình (Semi-stealth). Khả năng này có được nhờ vật liệu cấu tạo máy bay được coi là có khả năng hấp thụ rất tốt sóng radar của đối phương, tuy nhiên đây không được coi là một chiến đấu cơ tàng hình thực sự vì kết cấu của nó không cho phép nó hoàn toàn tàng hình trên màn hình radar của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.So với các phiên bản J-10A và J-10B trước đó, J-10C có cải tiến khí động học đáng kể ở phần mũi máy bay giúp bộ phận mũi máy bay không còn xu hướng bị kéo xuống khi máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh, tiết kiệm được đáng kể nhiên liệu tiêu thụ, tăng cường được mức độ cơ động nhất là khi cơ động ở tốc độ cao, độ cao thấp. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, điểm nổi bật nhất đó là các thiết bị điện tử được lắp đặt tăng cường trên chiếc máy bay này. Đặc biệt là hệ thống radar điện tử quét mảng chủ dộng AESA. Đây cũng chính là loại radar được Mỹ lắp đặt trên những chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm như F-22 Raptor và F-35. Nguồn ảnh: Sina.Một điểm đáng chú ý nữa đó là hệ thống động cơ được sử dụng trên chiếc phản lực "nửa nạc nửa mỡ" này là động cơ WS-10A. Mặc dù phía Không quân Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này nhưng truyền thông Trung Quốc cho rằng chỉ có WS-10A mới có thể vượt qua được các bài thử cường độ cao mà chiếc phản lực J-10C đã phải trải qua. Nguồn ảnh: Sina.Giới quan sát quốc tế cho rằng, phiên bản nâng cấp máy bay J-10C Trung Quốc này có thể sánh ngang được với các chiến đấu cơ Rafale và EF-2000 Typhoon. Mặc dù vậy, chỉ những chiến đấu cơ EF-2000 Typhoon đã được nâng cấp hệ thống radar Captor-E mới nhất mới có thể so sánh được với chiếc J-10C này. Nguồn ảnh: Sina.Giống với phiên bản J-10A, J-10C chỉ có phi hành đoàn 1 người. Chiều dài máy bay đạt 15,49 mét, sải cánh rộng 9,75 mét, diện tích mặt cánh đạt 39 mét vuông. Chiến đấu cơ hạng nhẹ, đang năng, bán tàng hình này của Trung Quốc có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 19 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản J-10A với động cơ Saturn-Lyulka của Nga có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới Mach 2,2 ở độ cao lớn và Mach 1,2 ở độ cao thấp. Đây cũng chính là động cơ được Nga lắp đặt trên những chiếc Su-27 và Su-30MKI. Nguồn ảnh: Sina.Nếu đúng là chiếc J-10C sử dụng động cơ WS-10A đời mới thì rất có thể các tính năng kỹ chiến thuật của nó sẽ có ít nhiều thay đổi so với phiên bản sử dụng động cơ của Nga. Tuy nhiên, các thông số kỹ chiến thuật này có thể sẽ ngang bằng hoặc hơn kém không đáng kể so với khi sử dụng động cơ của Nga. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng phía Trung Quốc đã sản xuất được 400 chiếc máy bay phản lực hạng nhẹ J-10. Trong đó, giá của mỗi chiếc vào khoảng 190 triệu Nhân Dân Tệ, tương đương với khoảng 27,8 triệu USD (theo thời giá năm 2010). Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc là phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng J-10 Dragon. Thực tế J-10C được coi là bản nối tiếp sự dang dở của J-10B khi phiên bản J-10B bị dừng sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Được gọi là "nửa nạc nửa mỡ" do J-10C có khả năng bán tàng hình (Semi-stealth). Khả năng này có được nhờ vật liệu cấu tạo máy bay được coi là có khả năng hấp thụ rất tốt sóng radar của đối phương, tuy nhiên đây không được coi là một chiến đấu cơ tàng hình thực sự vì kết cấu của nó không cho phép nó hoàn toàn tàng hình trên màn hình radar của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
So với các phiên bản J-10A và J-10B trước đó, J-10C có cải tiến khí động học đáng kể ở phần mũi máy bay giúp bộ phận mũi máy bay không còn xu hướng bị kéo xuống khi máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh, tiết kiệm được đáng kể nhiên liệu tiêu thụ, tăng cường được mức độ cơ động nhất là khi cơ động ở tốc độ cao, độ cao thấp. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, điểm nổi bật nhất đó là các thiết bị điện tử được lắp đặt tăng cường trên chiếc máy bay này. Đặc biệt là hệ thống radar điện tử quét mảng chủ dộng AESA. Đây cũng chính là loại radar được Mỹ lắp đặt trên những chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm như F-22 Raptor và F-35. Nguồn ảnh: Sina.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là hệ thống động cơ được sử dụng trên chiếc phản lực "nửa nạc nửa mỡ" này là động cơ WS-10A. Mặc dù phía Không quân Trung Quốc chưa xác nhận thông tin này nhưng truyền thông Trung Quốc cho rằng chỉ có WS-10A mới có thể vượt qua được các bài thử cường độ cao mà chiếc phản lực J-10C đã phải trải qua. Nguồn ảnh: Sina.
Giới quan sát quốc tế cho rằng, phiên bản nâng cấp máy bay J-10C Trung Quốc này có thể sánh ngang được với các chiến đấu cơ Rafale và EF-2000 Typhoon. Mặc dù vậy, chỉ những chiến đấu cơ EF-2000 Typhoon đã được nâng cấp hệ thống radar Captor-E mới nhất mới có thể so sánh được với chiếc J-10C này. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với phiên bản J-10A, J-10C chỉ có phi hành đoàn 1 người. Chiều dài máy bay đạt 15,49 mét, sải cánh rộng 9,75 mét, diện tích mặt cánh đạt 39 mét vuông. Chiến đấu cơ hạng nhẹ, đang năng, bán tàng hình này của Trung Quốc có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 19 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản J-10A với động cơ Saturn-Lyulka của Nga có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới Mach 2,2 ở độ cao lớn và Mach 1,2 ở độ cao thấp. Đây cũng chính là động cơ được Nga lắp đặt trên những chiếc Su-27 và Su-30MKI. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu đúng là chiếc J-10C sử dụng động cơ WS-10A đời mới thì rất có thể các tính năng kỹ chiến thuật của nó sẽ có ít nhiều thay đổi so với phiên bản sử dụng động cơ của Nga. Tuy nhiên, các thông số kỹ chiến thuật này có thể sẽ ngang bằng hoặc hơn kém không đáng kể so với khi sử dụng động cơ của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng phía Trung Quốc đã sản xuất được 400 chiếc máy bay phản lực hạng nhẹ J-10. Trong đó, giá của mỗi chiếc vào khoảng 190 triệu Nhân Dân Tệ, tương đương với khoảng 27,8 triệu USD (theo thời giá năm 2010). Nguồn ảnh: Sina.