Theo tờ East Pendulum của Pháp, một chiếc tiêm kích J-10 của Sư đoàn không quân 24, Không quân Trung Quốc đã rơi xuống đất và phát nổ tại công viên Võ Thanh Nam Hồ, phía bắc tỉnh Thiên Tân vào hôm 28/9. Đáng lưu ý, không có một tờ báo Trung Quốc nào (Hoàn Cầu, Sina) đăng tải thông tin này. Mặc dù các hình ảnh trên mạng cho thấy, vụ rơi máy bay gây ra đám cháy rất lớn, khói đen bốc mù trời, đứng cách vài km cũng trông thấy.Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn không gây thiệt hại về người trên mặt đất, trong khi phi công cũng kịp bung dù thoát ra ngoài an toàn.Nguyên nhân vụ việc đưa cho là chiếc tiêm kích J-10 vừa cất cánh rời khỏi căn cứ Dương Thôn khoảng 6km thì chim trời đã đâm vào cửa hút không khí của động cơ khiến động cơ AL-31FN bị hư hỏng. Lúc này, chiếc máy bay vẫn chưa đạt đủ tốc độ và độ cao cần thiết để phi công lấy lại kiểm soát.Đây được coi là vụ tai nạn thứ hai của dòng tiêm kích J-10 trong năm 2016. Vụ tai nạn ngày 28/9 nâng tổng số lần gặp sự cố của tiêm kích J-10 kể từ khi đưa vào hoạt động năm 2005 lên con số 17. Trong năm 2016, một chiếc J-10 của Hạm đội Đông Hải đã gặp nạn vào ngày 11/5. Ảnh một vụ tai nạn J-10 vào năm 2014.Trong năm 2015, một chiếc J-10AY (loại hai chỗ ngồi) cũng gặp nạn tại tỉnh Triết Giang, hai phi công kịp nhảy dù. Ảnh: Mảnh xác máy bay J-10B gặp nạn gần thành phố Thành Đô vào ngày 15/11/2014.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thảm khốc của tiêm kích J-10. Thế nhưng, theo các chuyên gia, thì một trong những nguyên nhân chính nhất là từ các trục trặc của động cơ phản lực AL-31N mà Trung Quốc mua của Nga.Hoặc không loại trừ khả năng xuất phát từ động cơ Thái Hành WS-10A mà Trung Quốc tự sản xuất đã được trang bị trên một số chiếc J-10 và J-11.J-10 là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ do Tổng công ty máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc phát triển cho không quân nước này và phục vụ xuất khẩu. Khoảng 400 chiếc đã được sản xuất từ năm 2002 tới nay, đơn giá ước tính 27,84 triệu USD.J-10 được quảng cáo là một tiêm kích đa năng, cơ động cao, khả năng tác chiến mạnh mẽ, là niềm tự hào lớn của Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc. Nó có khả năng đạt tốc độ tối Mach 2,2, bán kính tác chiến 500km, trần bay 18.000m. Nó có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các loại tên lửa không đối không và cả bom dẫn đường thông minh.Hiện Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển phiên bản J-10B hay gọi là Super-10 được thiết kế lại cửa hút không khí ở dưới bụng máy bay theo kiểu DSI đem lại sự ổn định khi bay tốc độ cao, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến IRST và nhất là động cơ phản lực mới.
Theo tờ East Pendulum của Pháp, một chiếc tiêm kích J-10 của Sư đoàn không quân 24, Không quân Trung Quốc đã rơi xuống đất và phát nổ tại công viên Võ Thanh Nam Hồ, phía bắc tỉnh Thiên Tân vào hôm 28/9. Đáng lưu ý, không có một tờ báo Trung Quốc nào (Hoàn Cầu, Sina) đăng tải thông tin này. Mặc dù các hình ảnh trên mạng cho thấy, vụ rơi máy bay gây ra đám cháy rất lớn, khói đen bốc mù trời, đứng cách vài km cũng trông thấy.
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn không gây thiệt hại về người trên mặt đất, trong khi phi công cũng kịp bung dù thoát ra ngoài an toàn.
Nguyên nhân vụ việc đưa cho là chiếc tiêm kích J-10 vừa cất cánh rời khỏi căn cứ Dương Thôn khoảng 6km thì chim trời đã đâm vào cửa hút không khí của động cơ khiến động cơ AL-31FN bị hư hỏng. Lúc này, chiếc máy bay vẫn chưa đạt đủ tốc độ và độ cao cần thiết để phi công lấy lại kiểm soát.
Đây được coi là vụ tai nạn thứ hai của dòng tiêm kích J-10 trong năm 2016. Vụ tai nạn ngày 28/9 nâng tổng số lần gặp sự cố của tiêm kích J-10 kể từ khi đưa vào hoạt động năm 2005 lên con số 17. Trong năm 2016, một chiếc J-10 của Hạm đội Đông Hải đã gặp nạn vào ngày 11/5. Ảnh một vụ tai nạn J-10 vào năm 2014.
Trong năm 2015, một chiếc J-10AY (loại hai chỗ ngồi) cũng gặp nạn tại tỉnh Triết Giang, hai phi công kịp nhảy dù. Ảnh: Mảnh xác máy bay J-10B gặp nạn gần thành phố Thành Đô vào ngày 15/11/2014.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thảm khốc của tiêm kích J-10. Thế nhưng, theo các chuyên gia, thì một trong những nguyên nhân chính nhất là từ các trục trặc của động cơ phản lực AL-31N mà Trung Quốc mua của Nga.
Hoặc không loại trừ khả năng xuất phát từ động cơ Thái Hành WS-10A mà Trung Quốc tự sản xuất đã được trang bị trên một số chiếc J-10 và J-11.
J-10 là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ do Tổng công ty máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc phát triển cho không quân nước này và phục vụ xuất khẩu. Khoảng 400 chiếc đã được sản xuất từ năm 2002 tới nay, đơn giá ước tính 27,84 triệu USD.
J-10 được quảng cáo là một tiêm kích đa năng, cơ động cao, khả năng tác chiến mạnh mẽ, là niềm tự hào lớn của Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc. Nó có khả năng đạt tốc độ tối Mach 2,2, bán kính tác chiến 500km, trần bay 18.000m. Nó có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các loại tên lửa không đối không và cả bom dẫn đường thông minh.
Hiện Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển phiên bản J-10B hay gọi là Super-10 được thiết kế lại cửa hút không khí ở dưới bụng máy bay theo kiểu DSI đem lại sự ổn định khi bay tốc độ cao, trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động, cảm biến IRST và nhất là động cơ phản lực mới.