Giống như việc giấu vũ khí vào các khoang chứa bên trong bụng máy bay, hệ thống nhận nhiên liệu trên tiêm kích Su-57 của Nga cũng được giấu vào trong thân, đảm bảo trạng thái tàng hình tốt nhất của loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này. Nguồn ảnh: Sina.Theo như kỳ vọng của Không quân Nga, Su-57 sẽ là một dòng chiến đấu cơ đa năng có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, do đó việc nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không là cần thiết, hệ thống này còn giúp Su-57 tăng tầm tác chiến lên gấp đôi từ bán kính chiến đấu 1.500km như hiện tại với hành trình bay siêu âm và mang đầy tải vũ khí. Nguồn ảnh: tvzvezda.Và chỉ khi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, vòi hút nhiên liệu của Su-57 mới được đưa ra bên ngoài từ bên trong thân máy bay, ngay cạnh khoang lái. Có thể dễ dàng nhận ra từ góc ảnh này, phần vỏ được cho là có khả năng tàng hình của Su-57 thực tế khá mỏng (tấm vỏ gắn trên vòi nhận nhiên liệu). Nguồn ảnh: Sina.Phần vòi tiếp nhiên liệu được giấu trong thân này có thiết kế vuông góc rất giống với hệ thống tiếp liệu trên không trên chiến đấu cơ Su-33 - một chiến đấu cơ khác của Nga cũng có thiết kế giấu vòi nhận nhiên liệu vào trong mũi máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Kiểu thiết kế này có ưu điểm rất lớn đó là nó sẽ không ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của máy bay và quan trọng hơn nữa đó là kiểu dáng khí động học của chiến đấu cơ được bảo đảm hoàn toàn, không có bất cứ một chi tiết thừa nào. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, ngược lại thiết kế cần tiếp nhiên liệu bên trong thân máy bay sẽ khiến quá trình hoạt động của hệ thống này trở nên phức tạp hơn trong vận hành cũng như bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Star.Những loại máy bay phổ biến nhất của Không quân Nga hiện nay bao gồm các loại chiến đấu cơ như Su-30, Su-33, Su-34,... đều có kiểu thiết kế tiếp nhiên liệu trên không bằng cách thò - thụt vòi nhận nhiên liệu từ trong mũi máy bay ra ngoài. Nguồn ảnh: Photo.Trong khi đó, các chiến đấu cơ Mỹ lại chuộng kiểu tiếp nhiên liệu trên không bằng cách cắm vòi. Có nghĩa là chiến đấu cơ tiếp nhiên liệu chỉ việc mở nắp bình xăng, không cần thò vòi nhận lích kích ra ngoài theo kiểu cũ. Nguồn ảnh: USAF.Kiểu tiếp nhiên liệu này được cho là khó kết nối vòi phun vào khu vực nhận nhiên liệu hơn nhưng lại là thiết kế hết sức đơn giản, không cần hệ thống vòi nhận phức tạp. Thiết kế này cũng có thể áp dụng dễ dàng trên các loại chiến đấu cơ đời mới. Ảnh: F-22 của Mỹ tiếp liệu bằng cách cắm thẳng vòi vào lưng máy bay. Nguồn ảnh: USAF.Chiến đấu cơ F-16 rẻ tiền, hiệu quả và cổ lỗ sĩ của Không quân Mỹ cũng được sử dụng kiểu tiếp liệu trên không này. Nguồn ảnh: USAF. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một pha tiếp liệu trên không.
Giống như việc giấu vũ khí vào các khoang chứa bên trong bụng máy bay, hệ thống nhận nhiên liệu trên tiêm kích Su-57 của Nga cũng được giấu vào trong thân, đảm bảo trạng thái tàng hình tốt nhất của loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này. Nguồn ảnh: Sina.
Theo như kỳ vọng của Không quân Nga, Su-57 sẽ là một dòng chiến đấu cơ đa năng có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, do đó việc nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không là cần thiết, hệ thống này còn giúp Su-57 tăng tầm tác chiến lên gấp đôi từ bán kính chiến đấu 1.500km như hiện tại với hành trình bay siêu âm và mang đầy tải vũ khí. Nguồn ảnh: tvzvezda.
Và chỉ khi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, vòi hút nhiên liệu của Su-57 mới được đưa ra bên ngoài từ bên trong thân máy bay, ngay cạnh khoang lái. Có thể dễ dàng nhận ra từ góc ảnh này, phần vỏ được cho là có khả năng tàng hình của Su-57 thực tế khá mỏng (tấm vỏ gắn trên vòi nhận nhiên liệu). Nguồn ảnh: Sina.
Phần vòi tiếp nhiên liệu được giấu trong thân này có thiết kế vuông góc rất giống với hệ thống tiếp liệu trên không trên chiến đấu cơ Su-33 - một chiến đấu cơ khác của Nga cũng có thiết kế giấu vòi nhận nhiên liệu vào trong mũi máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Kiểu thiết kế này có ưu điểm rất lớn đó là nó sẽ không ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của máy bay và quan trọng hơn nữa đó là kiểu dáng khí động học của chiến đấu cơ được bảo đảm hoàn toàn, không có bất cứ một chi tiết thừa nào. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, ngược lại thiết kế cần tiếp nhiên liệu bên trong thân máy bay sẽ khiến quá trình hoạt động của hệ thống này trở nên phức tạp hơn trong vận hành cũng như bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Star.
Những loại máy bay phổ biến nhất của Không quân Nga hiện nay bao gồm các loại chiến đấu cơ như Su-30, Su-33, Su-34,... đều có kiểu thiết kế tiếp nhiên liệu trên không bằng cách thò - thụt vòi nhận nhiên liệu từ trong mũi máy bay ra ngoài. Nguồn ảnh: Photo.
Trong khi đó, các chiến đấu cơ Mỹ lại chuộng kiểu tiếp nhiên liệu trên không bằng cách cắm vòi. Có nghĩa là chiến đấu cơ tiếp nhiên liệu chỉ việc mở nắp bình xăng, không cần thò vòi nhận lích kích ra ngoài theo kiểu cũ. Nguồn ảnh: USAF.
Kiểu tiếp nhiên liệu này được cho là khó kết nối vòi phun vào khu vực nhận nhiên liệu hơn nhưng lại là thiết kế hết sức đơn giản, không cần hệ thống vòi nhận phức tạp. Thiết kế này cũng có thể áp dụng dễ dàng trên các loại chiến đấu cơ đời mới. Ảnh: F-22 của Mỹ tiếp liệu bằng cách cắm thẳng vòi vào lưng máy bay. Nguồn ảnh: USAF.
Chiến đấu cơ F-16 rẻ tiền, hiệu quả và cổ lỗ sĩ của Không quân Mỹ cũng được sử dụng kiểu tiếp liệu trên không này. Nguồn ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một pha tiếp liệu trên không.