Đối mặt với thông tin chiến đấu cơ J-20 tới thời điểm cuối năm 2018 vẫn tiếp tục sử dụng động cơ nhập ngoại, Trung Quốc đã cho đăng tải lên kênh truyền hình quốc gia CCTV của nước này một loạt các tính năng mới mà trước giữa J-20 chưa từng tiết lộ. Nguồn ảnh:Sina.Đầu tiên là việc quân đội nước này khẳng định J-20 sắp được thử nghiệm khả năng tiếp liệu trên không. Theo thông tin được CCTV đăng tải, mọi yêu cầu kỹ thuật của J-20 để phục vụ việc tiếp liệu trên không giờ đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Chengdu.Tuy nhiên nguy hiểm nhất vẫn là khả năng tấn công ở tầm xa lên tới 1100 km của tiêm kích J-20 vừa mới được kênh CCTV tiết lộ. Theo đó, bán kính chiến đấu tối đa của J-20 có thể lên tới 1.100 km, đủ rộng để chiến đấu cơ này bao phủ được một khu vực rộng từ Bắc Kinh tới hết lãnh thổ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chengdu.Điều này đồng nghĩa với việc, ngay cả khi chưa có khả năng tiếp liệu trên không, sức chiến đấu và tầm phủ của J-20 đã là cực kỳ rộng, cho phép nó thực hiện nhiều vai trò tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Chengdu.CCTV cũng tiết lộ, bán kính chiến đấu của J-20 đạt được tối đa 1.100 km khi chiến đấu cơ này mang theo 6 tên lửa trong khoang chứa vũ khí của mình - nghĩa là J-20 có thể có bán kính chiến đấu 1.100 km trong trạng thái tàng hình. Nguồn ảnh: Chengdu.Trong khi đó truyền thông Mỹ vẫn khẳng định, J-20 của Trung Quốc hiện giờ vẫn chỉ nên được xem là một "con hổ giấy" vì so với F-22 và F-35 đã được thực chiến, J-20 của Trung Quốc tới thời điểm hiện tại vẫn chỉ là một máy bay bay trình diễn, thử nghiệm. Nguồn ảnh: Chengdu.Trung Quốc cũng không đề cập tới vấn đề động cơ nội địa WS-15 của chiếc J-20. Tại triển lãm hàng không Chu Hải vửa rồi, J-20 vẫn xuất hiện với động cơ nhập khẩu từ Nga. Dường như nỗ lực sản xuất động cơ nội địa cho J-20 của Trung Quốc vẫn chưa đạt được bước triển vọng nào. Nguồn ảnh: Chengdu.Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn đặt mục tiêu từ giờ tới năm 2020 hoặc 2021, nước này sẽ có ít nhất 200 chiếc J-20 trong biên chế Không quân để đối đầu với số lượng F-35 mà Mỹ đàng triển khai tới Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chengdu.Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, giới quan sát khẳng định Trung Quốc không có quá 40 chiếc J-20 trong biên chế. Nếu không sản xuất được động cơ nội địa, việc nâng số J-20 lên 200 chiếc dường như sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Nguồn ảnh: Chengdu. Mời độc giả xem Video: Không quân Trung Quốc cất cánh tiêm kích tàng hình J-20.
Đối mặt với thông tin chiến đấu cơ J-20 tới thời điểm cuối năm 2018 vẫn tiếp tục sử dụng động cơ nhập ngoại, Trung Quốc đã cho đăng tải lên kênh truyền hình quốc gia CCTV của nước này một loạt các tính năng mới mà trước giữa J-20 chưa từng tiết lộ. Nguồn ảnh:Sina.
Đầu tiên là việc quân đội nước này khẳng định J-20 sắp được thử nghiệm khả năng tiếp liệu trên không. Theo thông tin được CCTV đăng tải, mọi yêu cầu kỹ thuật của J-20 để phục vụ việc tiếp liệu trên không giờ đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Chengdu.
Tuy nhiên nguy hiểm nhất vẫn là khả năng tấn công ở tầm xa lên tới 1100 km của tiêm kích J-20 vừa mới được kênh CCTV tiết lộ. Theo đó, bán kính chiến đấu tối đa của J-20 có thể lên tới 1.100 km, đủ rộng để chiến đấu cơ này bao phủ được một khu vực rộng từ Bắc Kinh tới hết lãnh thổ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chengdu.
Điều này đồng nghĩa với việc, ngay cả khi chưa có khả năng tiếp liệu trên không, sức chiến đấu và tầm phủ của J-20 đã là cực kỳ rộng, cho phép nó thực hiện nhiều vai trò tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Chengdu.
CCTV cũng tiết lộ, bán kính chiến đấu của J-20 đạt được tối đa 1.100 km khi chiến đấu cơ này mang theo 6 tên lửa trong khoang chứa vũ khí của mình - nghĩa là J-20 có thể có bán kính chiến đấu 1.100 km trong trạng thái tàng hình. Nguồn ảnh: Chengdu.
Trong khi đó truyền thông Mỹ vẫn khẳng định, J-20 của Trung Quốc hiện giờ vẫn chỉ nên được xem là một "con hổ giấy" vì so với F-22 và F-35 đã được thực chiến, J-20 của Trung Quốc tới thời điểm hiện tại vẫn chỉ là một máy bay bay trình diễn, thử nghiệm. Nguồn ảnh: Chengdu.
Trung Quốc cũng không đề cập tới vấn đề động cơ nội địa WS-15 của chiếc J-20. Tại triển lãm hàng không Chu Hải vửa rồi, J-20 vẫn xuất hiện với động cơ nhập khẩu từ Nga. Dường như nỗ lực sản xuất động cơ nội địa cho J-20 của Trung Quốc vẫn chưa đạt được bước triển vọng nào. Nguồn ảnh: Chengdu.
Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn đặt mục tiêu từ giờ tới năm 2020 hoặc 2021, nước này sẽ có ít nhất 200 chiếc J-20 trong biên chế Không quân để đối đầu với số lượng F-35 mà Mỹ đàng triển khai tới Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chengdu.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, giới quan sát khẳng định Trung Quốc không có quá 40 chiếc J-20 trong biên chế. Nếu không sản xuất được động cơ nội địa, việc nâng số J-20 lên 200 chiếc dường như sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Nguồn ảnh: Chengdu.
Mời độc giả xem Video: Không quân Trung Quốc cất cánh tiêm kích tàng hình J-20.