"Đây là hoạt động thể hiện quan hệ đối tác. Không có hoạt động nào thể hiện tốt hơn cam kết của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ngoài hợp tác trên biển", chuẩn đô đốc Joey Tynch, chỉ huy Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết trong thông cáo hôm nay khi kết thúc đợt Huấn luyện và Hợp tác Sẵn sàng Trên biển (CARAT) với hải quân Brunei.Đợt diễn tập chung thường niên lần thứ 25 giữa Mỹ và Brunei diễn ra từ ngày 22/10 đến 31/10 trên Biển Đông, trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực như Philippines, Australia và Brunei nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này."Chúng tôi có quan hệ rất đặc biệt với Brunei vì đã làm việc cùng quân đội hoàng gia nước này trong hơn 50 năm qua. Chúng tôi chia sẻ quan hệ đối tác toàn diện đặc biệt được xây dựng dựa trên niềm tin và cam kết sẽ tiếp tục huấn luyện trong các tình huống hàng hải khác nhau", chỉ huy liên đội khu trục hạm 7, đại tá Matthew Jerbi, cho biết.Trong 10 ngày diễn tập, tàu tác chiến ven biển USS Montgomery và tàu vận tải tốc độ cao USNS Millinocket của Mỹ phối hợp hoạt động với tàu tuần tra xa bờ KDB Darulaman cùng tàu tuần tra gần bờ KDB Syafaat của hải quân Brunei.Các binh sĩ thực hiện bài tập theo dõi mục tiêu, hạ cánh trực thăng trên boong tàu, mô phỏng tình huống sơ tán y tế, thực hành chiến thuật tác chiến và tiếp vận trên biển.Cuộc diễn tập năm nay còn có khoa mục tìm kiếm cứu nạn trên không với sự tham gia của trinh sát cơ P-8A Poseidon cùng các trực thăng quân sự của Brunei. Mỹ cũng điều một trực thăng trinh sát không người lái MQ-8B tham gia CARAT Brunei 2019.Nỗ lực đối phó với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại tây Thái Bình Dương là một phần trong chiến lược quốc phòng của Mỹ năm 2018.CARAT Brunei 2019 là đợt huấn luyện thứ 4 trong chuỗi hoạt động hợp tác của Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trước đó, quân đội các nước Sri Lanka, Indonesia và Thái Lan cũng đã tổ chức diễn tập riêng rẽ với Mỹ.CARAT Brunei 2019 trong số các vũ khí uy lực còn có cả tàu độ bộ siêu tốc lớp Spearhead.Lớp tàu Spearhead có thiết kế hai thân cực kỳ độc đáo, khiến cho độ giãn nước của nó chỉ là 1515 tấn dù nó có kích thước khổng lồ.Tàu dài 103 mét, rộng 28,5 mét và mớn nước tối đa 3,83 mét. Khác với tàu chiến thông thường, cấu trúc tàu đổ bộ Spearhead được thiết kế theo kiểu hai thân giúp tăng đáng kể về tốc độ.Tàu được trang bị 4 động cơ Diesel MTU cho phép chúng chạy với tốc độ 70-80km/h.Điểm nổi trội của tàu đổ bộ lớp Spearhead là số lượng thủy thủ chỉ còn 41 người nhờ áp dụng những kỹ thuật điện tử mới trong việc vận hành tàu.Trên tàu còn thiết kế sàn đáp trực thăng, nhờ vậy tàu có thể triển khai được trực thăng săn ngầm MH-60 Seahawk.Với khả năng vận tải 600 tấn hàng hóa hoặc 312 binh sĩ với trang bị đầy đủ, tàu là phương tiện đổ bộ tốc độ cao rất nguy hiểm của Hải quân Mỹ.
"Đây là hoạt động thể hiện quan hệ đối tác. Không có hoạt động nào thể hiện tốt hơn cam kết của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ngoài hợp tác trên biển", chuẩn đô đốc Joey Tynch, chỉ huy Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết trong thông cáo hôm nay khi kết thúc đợt Huấn luyện và Hợp tác Sẵn sàng Trên biển (CARAT) với hải quân Brunei.
Đợt diễn tập chung thường niên lần thứ 25 giữa Mỹ và Brunei diễn ra từ ngày 22/10 đến 31/10 trên Biển Đông, trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực như Philippines, Australia và Brunei nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này.
"Chúng tôi có quan hệ rất đặc biệt với Brunei vì đã làm việc cùng quân đội hoàng gia nước này trong hơn 50 năm qua. Chúng tôi chia sẻ quan hệ đối tác toàn diện đặc biệt được xây dựng dựa trên niềm tin và cam kết sẽ tiếp tục huấn luyện trong các tình huống hàng hải khác nhau", chỉ huy liên đội khu trục hạm 7, đại tá Matthew Jerbi, cho biết.
Trong 10 ngày diễn tập, tàu tác chiến ven biển USS Montgomery và tàu vận tải tốc độ cao USNS Millinocket của Mỹ phối hợp hoạt động với tàu tuần tra xa bờ KDB Darulaman cùng tàu tuần tra gần bờ KDB Syafaat của hải quân Brunei.
Các binh sĩ thực hiện bài tập theo dõi mục tiêu, hạ cánh trực thăng trên boong tàu, mô phỏng tình huống sơ tán y tế, thực hành chiến thuật tác chiến và tiếp vận trên biển.
Cuộc diễn tập năm nay còn có khoa mục tìm kiếm cứu nạn trên không với sự tham gia của trinh sát cơ P-8A Poseidon cùng các trực thăng quân sự của Brunei. Mỹ cũng điều một trực thăng trinh sát không người lái MQ-8B tham gia CARAT Brunei 2019.
Nỗ lực đối phó với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại tây Thái Bình Dương là một phần trong chiến lược quốc phòng của Mỹ năm 2018.
CARAT Brunei 2019 là đợt huấn luyện thứ 4 trong chuỗi hoạt động hợp tác của Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trước đó, quân đội các nước Sri Lanka, Indonesia và Thái Lan cũng đã tổ chức diễn tập riêng rẽ với Mỹ.
CARAT Brunei 2019 trong số các vũ khí uy lực còn có cả tàu độ bộ siêu tốc lớp Spearhead.
Lớp tàu Spearhead có thiết kế hai thân cực kỳ độc đáo, khiến cho độ giãn nước của nó chỉ là 1515 tấn dù nó có kích thước khổng lồ.
Tàu dài 103 mét, rộng 28,5 mét và mớn nước tối đa 3,83 mét. Khác với tàu chiến thông thường, cấu trúc tàu đổ bộ Spearhead được thiết kế theo kiểu hai thân giúp tăng đáng kể về tốc độ.
Tàu được trang bị 4 động cơ Diesel MTU cho phép chúng chạy với tốc độ 70-80km/h.
Điểm nổi trội của tàu đổ bộ lớp Spearhead là số lượng thủy thủ chỉ còn 41 người nhờ áp dụng những kỹ thuật điện tử mới trong việc vận hành tàu.
Trên tàu còn thiết kế sàn đáp trực thăng, nhờ vậy tàu có thể triển khai được trực thăng săn ngầm MH-60 Seahawk.
Với khả năng vận tải 600 tấn hàng hóa hoặc 312 binh sĩ với trang bị đầy đủ, tàu là phương tiện đổ bộ tốc độ cao rất nguy hiểm của Hải quân Mỹ.