Cuối tuần vừa rồi, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về việc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-26 của nước này được phóng thử nghiệm trong đêm.Theo đó, truyền thông nước này khẳng định việc phóng thử nghiệm tên lửa trong đêm là khó khăn hơn nhiều so với phóng thử vào ban ngày. Tuy nhiên, buổi thử nghiệm của Trung Quốc vẫn có kết quả tốt.Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-26 - Đông Phong 26, được Trung Quốc giới thiệu cách đây chưa lâu, đã từng khiến Washington phải giật mình, với tầm bắn đủ để vươn tới đảo Guam.Cụ thể, phía Trung Quốc tuyên bố rằng loại tên lửa DF-26 của nước này sẽ có thể đạt tầm bắn lên tới 2500 dặm - tương đương với 4000 km.Khi được lộ diện lần đầu tiên trước báo giới vào năm 2015, tên lửa DF-26 của Trung Quốc được cho là vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động, cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa trước khi hoàn thiện.Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, tên lửa đạn đạo DF-26 được cho là đã hội tụ đủ các yếu tố cơ bản nhất, để có thể trở thành vũ khí tác chiến nguy hiểm trong biên chế của quân đội Trung Quốc.Truyền thông Mỹ đã không ít lần nhắc tới loại vũ khí này, thậm chí còn đặt cho chúng những biệt danh như "Tàu tốc hành Guam", "Sát thủ Guam", hay thậm chí là "Sát thủ Tàu sân bay".Dù phía Trung Quốc không bao giờ công bố, tuy nhiên các tài liệu của Mỹ nhận định rằng, Bắc Kinh đã tốn tới 1,1 tỷ USD để phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này.Ngoài ra, mỗi quả tên lửa DF-26 còn có chi phí sản xuất vào khoảng 21 triệu USD - đồng nghĩa với việc, Trung Quốc có thể sản xuất với số lượng lớn, do chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại tên lửa cùng loại của Mỹ.Các báo cáo mới nhất cũng cho thấy, Trung Quốc đang có khoảng 200 đầu đạn tên lửa DF-26. Đây là con số đủ để khiến Mỹ cùng NATO phải "suy nghĩ", nhất là khi sức mạnh của loại tên lửa này đã dần được Bắc Kinh chứng minh.Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn triển khai loại vũ khí này và đưa vào sử dụng trong thực chiến. Trên thực tế, các tổ hợp cảnh báo sớm và đánh chặn tên lửa của Mỹ, đều có khả năng phát hiện tên lửa của Trung Quốc từ không phận Nhật Bản, Hàn Quốc.Việc bị phát hiện quá sớm ngay từ khi vừa rời bệ phóng và chưa kịp đạt tốc độ tối đa, sẽ khiến loại tên lửa đạn đạo này của Trung Quốc dễ bị đánh chặn do bị bắt bài quá sớm.Và với năng lực của các máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc hiện nay đang có, việc triển khai tên lửa DF-26 từ trên không vẫn là điều không tưởng. Vậy nên, Mỹ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng để "khóa chặt" các loại vũ khí nguy hiểm này của Bắc Kinh, khi căng thẳng giữa hai nước leo thang. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh pha phóng thử tên lửa DF-26 của Quân đội Trung Quốc cách đây hai năm, nhằm chứng minh sức mạnh của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này cho thế giới. Nguồn: Sina.
Cuối tuần vừa rồi, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về việc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-26 của nước này được phóng thử nghiệm trong đêm.
Theo đó, truyền thông nước này khẳng định việc phóng thử nghiệm tên lửa trong đêm là khó khăn hơn nhiều so với phóng thử vào ban ngày. Tuy nhiên, buổi thử nghiệm của Trung Quốc vẫn có kết quả tốt.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-26 - Đông Phong 26, được Trung Quốc giới thiệu cách đây chưa lâu, đã từng khiến Washington phải giật mình, với tầm bắn đủ để vươn tới đảo Guam.
Cụ thể, phía Trung Quốc tuyên bố rằng loại tên lửa DF-26 của nước này sẽ có thể đạt tầm bắn lên tới 2500 dặm - tương đương với 4000 km.
Khi được lộ diện lần đầu tiên trước báo giới vào năm 2015, tên lửa DF-26 của Trung Quốc được cho là vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động, cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa trước khi hoàn thiện.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, tên lửa đạn đạo DF-26 được cho là đã hội tụ đủ các yếu tố cơ bản nhất, để có thể trở thành vũ khí tác chiến nguy hiểm trong biên chế của quân đội Trung Quốc.
Truyền thông Mỹ đã không ít lần nhắc tới loại vũ khí này, thậm chí còn đặt cho chúng những biệt danh như "Tàu tốc hành Guam", "Sát thủ Guam", hay thậm chí là "Sát thủ Tàu sân bay".
Dù phía Trung Quốc không bao giờ công bố, tuy nhiên các tài liệu của Mỹ nhận định rằng, Bắc Kinh đã tốn tới 1,1 tỷ USD để phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này.
Ngoài ra, mỗi quả tên lửa DF-26 còn có chi phí sản xuất vào khoảng 21 triệu USD - đồng nghĩa với việc, Trung Quốc có thể sản xuất với số lượng lớn, do chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại tên lửa cùng loại của Mỹ.
Các báo cáo mới nhất cũng cho thấy, Trung Quốc đang có khoảng 200 đầu đạn tên lửa DF-26. Đây là con số đủ để khiến Mỹ cùng NATO phải "suy nghĩ", nhất là khi sức mạnh của loại tên lửa này đã dần được Bắc Kinh chứng minh.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn triển khai loại vũ khí này và đưa vào sử dụng trong thực chiến. Trên thực tế, các tổ hợp cảnh báo sớm và đánh chặn tên lửa của Mỹ, đều có khả năng phát hiện tên lửa của Trung Quốc từ không phận Nhật Bản, Hàn Quốc.
Việc bị phát hiện quá sớm ngay từ khi vừa rời bệ phóng và chưa kịp đạt tốc độ tối đa, sẽ khiến loại tên lửa đạn đạo này của Trung Quốc dễ bị đánh chặn do bị bắt bài quá sớm.
Và với năng lực của các máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc hiện nay đang có, việc triển khai tên lửa DF-26 từ trên không vẫn là điều không tưởng. Vậy nên, Mỹ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng để "khóa chặt" các loại vũ khí nguy hiểm này của Bắc Kinh, khi căng thẳng giữa hai nước leo thang. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh pha phóng thử tên lửa DF-26 của Quân đội Trung Quốc cách đây hai năm, nhằm chứng minh sức mạnh của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này cho thế giới. Nguồn: Sina.