Đầu tháng 6 vừa rồi, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cùng với lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã có màn huấn luyện bắn đạn thật cùng với lựu pháo M777. Nguồn ảnh: Sina.Điều đáng nói ở đây đó là Nhật Bản hiện chưa sử dụng khẩu lựu pháo M777 này trong biên chế của mình. Sau cuộc huấn luyện bắn đạn thật này, rất có khả năng Nhật sẽ sớm được trang bị M777 trong biên chế. Nguồn ảnh: Sina.Khi đó, nhiều khả năng Nhật cũng sẽ xin được giấy phép từ Mỹ để có thể tự sản xuất được khẩu lựu pháo này nội địa giống như nhiều loại vũ khí Mỹ khác đã được Nhật mua trước đây. Nguồn ảnh: Sina.M777 là một khẩu lựu pháo cực kỳ lợi hại. Dù là pháo kéo, nó cũng chỉ có trọng lượng tổng cộng 4,2 tấn và cực kỳ gọn nhẹ. Khẩu pháo này có chiều dài nòng lên tới 5,08 mét, cỡ nòng 155mm - chuẩn nòng lựu pháo lớn nhất của NATO hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Khẩu lựu pháo này có thời gian chuyển trạng thái cực nhanh, từ trạng thái hành quân chiến đấu sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu chỉ tốn đúng 2 phút 10 giây. Khi chuyển trạng thái từ sẵn sàng chiến đấu sang cơ động, khẩu pháo này cũng chỉ tốn khoảng 2 phút... 23 giây. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại M777 đang có bốn phiên bản tổng cộng, trong đó phiên bản M777 là phiên bản cơ bản nhất, chỉ bao gồm khẩu pháo và các hệ thống ngắm, điều khiển hoả lực quang học. Phiên bản cải tiến M777A1 bắt đầu sử dụng hệ thống điện tử để định hướng cũng như tính toán đường đạn. Nguồn ảnh: Sina.Lựu pháo M777A2 là phiên bản nâng cấp về phần mềm của phiên bản A1, cung cấp thêm khả năng tính toán đường đạn cho loại đạn tăng tầm, mở rộng tầm bắn của khẩu lựu pháo này lên tối đa 40 km. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản cuối cùng là phiên bản thử nghiệm, sử dụng nòng dài gấp 52 lần đường kính (thay vì dài gấp 39 lần như phiên bản gốc) để tăng tầm bắn. Tầm bắn được mở rộng lên từ 30 tới 70 km tuỳ thuộc loại đạn sử dụng. Tuy nhiên phiên bản này chỉ được chế tạo thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại vẫn chưa rõ liệu Nhật có trang bị các loại pháo này vào trong biên chế lực lượng Phòng vệ của mình hay không và nếu đưa vào trang bị, phiên bản nào sẽ được Tokyo lựa chọn. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Phiên bản pháo M777 do Ấn Độ tự sản xuất được mang ra bắn thử nghiệm.
Đầu tháng 6 vừa rồi, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cùng với lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã có màn huấn luyện bắn đạn thật cùng với lựu pháo M777. Nguồn ảnh: Sina.
Điều đáng nói ở đây đó là Nhật Bản hiện chưa sử dụng khẩu lựu pháo M777 này trong biên chế của mình. Sau cuộc huấn luyện bắn đạn thật này, rất có khả năng Nhật sẽ sớm được trang bị M777 trong biên chế. Nguồn ảnh: Sina.
Khi đó, nhiều khả năng Nhật cũng sẽ xin được giấy phép từ Mỹ để có thể tự sản xuất được khẩu lựu pháo này nội địa giống như nhiều loại vũ khí Mỹ khác đã được Nhật mua trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
M777 là một khẩu lựu pháo cực kỳ lợi hại. Dù là pháo kéo, nó cũng chỉ có trọng lượng tổng cộng 4,2 tấn và cực kỳ gọn nhẹ. Khẩu pháo này có chiều dài nòng lên tới 5,08 mét, cỡ nòng 155mm - chuẩn nòng lựu pháo lớn nhất của NATO hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Khẩu lựu pháo này có thời gian chuyển trạng thái cực nhanh, từ trạng thái hành quân chiến đấu sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu chỉ tốn đúng 2 phút 10 giây. Khi chuyển trạng thái từ sẵn sàng chiến đấu sang cơ động, khẩu pháo này cũng chỉ tốn khoảng 2 phút... 23 giây. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại M777 đang có bốn phiên bản tổng cộng, trong đó phiên bản M777 là phiên bản cơ bản nhất, chỉ bao gồm khẩu pháo và các hệ thống ngắm, điều khiển hoả lực quang học. Phiên bản cải tiến M777A1 bắt đầu sử dụng hệ thống điện tử để định hướng cũng như tính toán đường đạn. Nguồn ảnh: Sina.
Lựu pháo M777A2 là phiên bản nâng cấp về phần mềm của phiên bản A1, cung cấp thêm khả năng tính toán đường đạn cho loại đạn tăng tầm, mở rộng tầm bắn của khẩu lựu pháo này lên tối đa 40 km. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản cuối cùng là phiên bản thử nghiệm, sử dụng nòng dài gấp 52 lần đường kính (thay vì dài gấp 39 lần như phiên bản gốc) để tăng tầm bắn. Tầm bắn được mở rộng lên từ 30 tới 70 km tuỳ thuộc loại đạn sử dụng. Tuy nhiên phiên bản này chỉ được chế tạo thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại vẫn chưa rõ liệu Nhật có trang bị các loại pháo này vào trong biên chế lực lượng Phòng vệ của mình hay không và nếu đưa vào trang bị, phiên bản nào sẽ được Tokyo lựa chọn. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Phiên bản pháo M777 do Ấn Độ tự sản xuất được mang ra bắn thử nghiệm.