Nếu độc giả Kiến Thức có dịp đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội, thì ngay khi bước chân vào khuôn viên bảo tàng bạn không thể bỏ qua một trong những hiện vật có giá trị lịch sử vô cùng lớn đối với lịch sử quân sự Việt Nam, một "nhân chứng" đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Và "nhân chứng" trên đó chính là khẩu lựu pháo 105mm M2A1 do công ty Rock Island Arsenal của Mỹ chế tạo. Tuy nhiên, khác với những khẩu lựu pháo M2A1 khác (do Trung Quốc viện trợ) của lực lượng pháo binh non trẻ của ta vào thời điểm, khẩu pháo trên lại là chiến lợi phẩm mà Quân đội ta thu giữ được từ chính tay thực dân Pháp trong chiến dịch Tây Bắc trong năm 1952.Theo đó khẩu pháo M2A1 này là chiến lợi phẩm do Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 thu giữ được của địch khi đánh cứ điểm Nghĩa Lộ vào ngày 18/10/1952, một trong những trận đánh quan trọng của Quân đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc.Và càng đặc biệt là hai năm sau đó, khẩu pháo M2A1 trên lại được Đại đội 806 thuộc Trung đoàn pháo binh 45 (một trong hai trung đoàn pháo binh đâì tiên của Việt Nam), Đại đoàn 351 sử dụng nổ những phát súng đầu tiên tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ngày 13/3/1954.Về lựu pháo M2A1 hay còn được biết tới với cái tên M101A1, là một trng những mẫu pháo chủ lực của Quân đội Mỹ cũng như quân Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.Pháo M2A1 được chế tạo theo công nghệ khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả chiến đấu vợt trội hơn một số mẫu lựu pháo cùng thời. Pháo có một bộ phận giảm giật bằng khí thủy lực ở phía trên, cùng một máng trượt phía dưới để hấp thụ độ giật khi bắn. Pháo có 2 càng vừa để tăng độ ổn định cho pháo vừa được sử dụng để kéo pháo đi khi hành quân.M2A1 sử dụng nòng pháo cỡ 105mm bắn đạn cỡ 105x372R, tầm bắn tối đa hơn 11km, sơ tốc đầu đạn 472m/s. Nó thường sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu công sự, chế áp hỏa lực pháo binh nhờ tầm bắn xa, độ chính xác cùng khả năng sát thương cao.Tổng trọng lượng chiến đấu của M2A1 là hơn 2.2 tấn, chiều dài thân pháo tính từ đầu nòng cho tới đuôi càng là 5.9m, trong đó chiều dài nòng là 2.3m. Góc nâng hạ nòng của M2A1 là từ -5 ° đến + 66 °, góc quay tối đa 46 °.Giống như nhiều mẫu pháo cùng thời khác, M2A1 cũng được trang bị các tấm chắn đạn bằng thép giúp bảo vệ kíp pháo thủ trước mảnh bom đạn, hoặc hỏa lực bắn thẳng từ đối phương.Quay lại với chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù thực dân Pháp biết rằng chúng ta đã có lực lượng pháo binh, nhưng chúng không thể ngờ chúng ta lại đưa lực lượng này lên lòng chảo Điện Biên, bất chấp việc ở thời điểm đó Quân đội ta chưa có các phương tiện cơ giới chuyên dụng. Cận cảnh nòng pháo 105mm của M2A1.Tại Việt Nam, pháo M2A1 xuất trận lần đầu tiên tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được quân viễn chinh Pháp tuyên bố là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Lựu pháo được chuyển đến trận địa một cách bí mật theo cách chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.Để đảm bảo tính bí mật và bất ngờ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, việc di chuyển pháo vào vị trí chiến đấu hoàn toàn được thực hiện bằng sức người. Những khẩu lựu pháo nặng hơn 2 tấn được kéo qua những dốc đèo hiểm trở bằng ý chí quật cường của những người lính cụ Hồ.Hành trình thần kỳ đấy đã khiến cả thế giới phải thán phục, nhất là khi quân và dân ta đã kéo những khẩu M2A1 qua những con dốc cao tới 60 độ chỉ hoàn toàn bằng tay. Chính điều "không tưởng" này đã khiến toàn bộ quân đội Pháp ở Mường Thanh phải ngỡ ngàng khi nghe thấy những loạt đạn pháo đầu tiên được ta bắn đi. Nguồn ảnh: Jean-Claude LABBECó tầm bắn xa nhất là 11270 mét, khi đặt trên hai đỉnh núi cao nhất của dẫy Pú Hồng Mèo và Pú Tà Cọ bao xung quanh thung lũng Mường Thanh, hai khẩu pháo này của ta có thể khai hỏa vào bất cứ vị trí nào trong trận địa của quân đội Pháp. Nguồn ảnh: Jean-Claude LABBEVới hỏa lực cực mạnh và lợi thế bất ngờ như vậy, M2A1 đã góp phần giúp quân và dân ta dành chiến thắng lịch sử trong trận Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nguồn ảnh: AFP.Mời độc giả xem video: Pháo binh Việt Nam tại Điện Biên Phủ. (nguồn QPVN)
Nếu độc giả Kiến Thức có dịp đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội, thì ngay khi bước chân vào khuôn viên bảo tàng bạn không thể bỏ qua một trong những hiện vật có giá trị lịch sử vô cùng lớn đối với lịch sử quân sự Việt Nam, một "nhân chứng" đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Và "nhân chứng" trên đó chính là khẩu lựu pháo 105mm M2A1 do công ty Rock Island Arsenal của Mỹ chế tạo. Tuy nhiên, khác với những khẩu lựu pháo M2A1 khác (do Trung Quốc viện trợ) của lực lượng pháo binh non trẻ của ta vào thời điểm, khẩu pháo trên lại là chiến lợi phẩm mà Quân đội ta thu giữ được từ chính tay thực dân Pháp trong chiến dịch Tây Bắc trong năm 1952.
Theo đó khẩu pháo M2A1 này là chiến lợi phẩm do Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 thu giữ được của địch khi đánh cứ điểm Nghĩa Lộ vào ngày 18/10/1952, một trong những trận đánh quan trọng của Quân đội ta trong Chiến dịch Tây Bắc.
Và càng đặc biệt là hai năm sau đó, khẩu pháo M2A1 trên lại được Đại đội 806 thuộc Trung đoàn pháo binh 45 (một trong hai trung đoàn pháo binh đâì tiên của Việt Nam), Đại đoàn 351 sử dụng nổ những phát súng đầu tiên tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ngày 13/3/1954.
Về lựu pháo M2A1 hay còn được biết tới với cái tên M101A1, là một trng những mẫu pháo chủ lực của Quân đội Mỹ cũng như quân Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Pháo M2A1 được chế tạo theo công nghệ khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả chiến đấu vợt trội hơn một số mẫu lựu pháo cùng thời. Pháo có một bộ phận giảm giật bằng khí thủy lực ở phía trên, cùng một máng trượt phía dưới để hấp thụ độ giật khi bắn. Pháo có 2 càng vừa để tăng độ ổn định cho pháo vừa được sử dụng để kéo pháo đi khi hành quân.
M2A1 sử dụng nòng pháo cỡ 105mm bắn đạn cỡ 105x372R, tầm bắn tối đa hơn 11km, sơ tốc đầu đạn 472m/s. Nó thường sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu công sự, chế áp hỏa lực pháo binh nhờ tầm bắn xa, độ chính xác cùng khả năng sát thương cao.
Tổng trọng lượng chiến đấu của M2A1 là hơn 2.2 tấn, chiều dài thân pháo tính từ đầu nòng cho tới đuôi càng là 5.9m, trong đó chiều dài nòng là 2.3m. Góc nâng hạ nòng của M2A1 là từ -5 ° đến + 66 °, góc quay tối đa 46 °.
Giống như nhiều mẫu pháo cùng thời khác, M2A1 cũng được trang bị các tấm chắn đạn bằng thép giúp bảo vệ kíp pháo thủ trước mảnh bom đạn, hoặc hỏa lực bắn thẳng từ đối phương.
Quay lại với chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù thực dân Pháp biết rằng chúng ta đã có lực lượng pháo binh, nhưng chúng không thể ngờ chúng ta lại đưa lực lượng này lên lòng chảo Điện Biên, bất chấp việc ở thời điểm đó Quân đội ta chưa có các phương tiện cơ giới chuyên dụng. Cận cảnh nòng pháo 105mm của M2A1.
Tại Việt Nam, pháo M2A1 xuất trận lần đầu tiên tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được quân viễn chinh Pháp tuyên bố là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Lựu pháo được chuyển đến trận địa một cách bí mật theo cách chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Để đảm bảo tính bí mật và bất ngờ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, việc di chuyển pháo vào vị trí chiến đấu hoàn toàn được thực hiện bằng sức người. Những khẩu lựu pháo nặng hơn 2 tấn được kéo qua những dốc đèo hiểm trở bằng ý chí quật cường của những người lính cụ Hồ.
Hành trình thần kỳ đấy đã khiến cả thế giới phải thán phục, nhất là khi quân và dân ta đã kéo những khẩu M2A1 qua những con dốc cao tới 60 độ chỉ hoàn toàn bằng tay. Chính điều "không tưởng" này đã khiến toàn bộ quân đội Pháp ở Mường Thanh phải ngỡ ngàng khi nghe thấy những loạt đạn pháo đầu tiên được ta bắn đi. Nguồn ảnh: Jean-Claude LABBE
Có tầm bắn xa nhất là 11270 mét, khi đặt trên hai đỉnh núi cao nhất của dẫy Pú Hồng Mèo và Pú Tà Cọ bao xung quanh thung lũng Mường Thanh, hai khẩu pháo này của ta có thể khai hỏa vào bất cứ vị trí nào trong trận địa của quân đội Pháp. Nguồn ảnh: Jean-Claude LABBE
Với hỏa lực cực mạnh và lợi thế bất ngờ như vậy, M2A1 đã góp phần giúp quân và dân ta dành chiến thắng lịch sử trong trận Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nguồn ảnh: AFP.
Mời độc giả xem video: Pháo binh Việt Nam tại Điện Biên Phủ. (nguồn QPVN)