Những hình ảnh về đợt hiệp đồng tác chiến chống ngầm trên đã được Kênh Quốc phòng Việt Nam ghi lại và xuất hiện trong phóng sự về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 thuộc Quân chủng Hải quân. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Theo đó, trong một đợt diễn tập bắn đạn thật trong năm nay bộ đôi vũ khí chống ngầm Việt Nam gồm trực thăng chống ngầm Ka-28 thuộc Lữ đoàn 954 và tàu hộ vệ Petya thuộc Lữ đoàn 171 đã có dịp cùng nhau phô diễn khả năng chống ngầm của mình. Nguồn ảnh: QPVN.Và theo những hình ảnh có được, Ka-28 của Lữ đoàn 954 đã triển khai ít nhất 2 hai phao định vị thủy âm (có thể là loại RGB-NM-1) hỗ trợ cho tàu Petya xác định và tiêu diệt “tàu ngầm” đối phương bên dưới mặt nước bằng ngư lôi SET-40UE, vũ khí chống ngầm chính trên các tàu Petya. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh một pha phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE từ tàu hộ vệ Petya mang số hiệu “13” của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Còn nguồn gốc của Ka-28 hay Petya, chúng đều là các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất trước đây. Riêng các tàu Petya của Hải quân Việt Nam là do Liên Xô viện trợ với biên đội 5 tàu hộ vệ Petya thuộc Project 159 gồm 3 chiếc Petya II và 2 chiếc Petya III trong đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: QPVN.Về thiết kế cơ bản các tàu hộ vệ Petya của Việt Nam có lượng giãn nước tối đa 1.150 tấn, dài 81,8 m, rộng 9,2 m, mớn nước 2,9 m và có thủy thủ đoàn 90 người. Trong đầu những năm 1980, tàu hộ vệ Petya là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.Hệ thống động lực trên các tàu Petya được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất. Nguồn ảnh: QPVN.Hệ thống vũ khí của các tàu Petya Việt Nam gồm 2 hải pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước SET-53M (trên Petya III).. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCòn Ka-28, đây là biến thể xuất khẩu của mẫu trực thăng chống ngầm Ka-27PS nổi tiếng do Liên Xô chế tạo. Nó có kíp lái từ 2 – 3 người, với chiều dài cơ sở 11,3 m, đường kính cánh quạt 2 x 15,8 m, cao 5,5 m; trọng lượng rỗng 6.500 kg, có tải 11.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.000 kg. Nguồn ảnh: Soha.Mẫu trực thăng săn ngầm này được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117V công suất 1.660 kW (2.230 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay chuyển sân 980 km, trần bay 5.000 m. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.Sức tải của Ka-28 lên tới 4.000 kg vũ khí treo bên ngoài gồm bom chìm, ngư lôi và rocket chống ngầm. Khí tài đặc chủng của Ka-28 là sonar dạng nhúng VGS-3 cùng phao định vị thủy âm các dòng RGB-NM. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Bên cạnh Ka-28 và Petya, trong tương lai gần năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta hoàn tất việc đưa vào trang bị cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai có khả năng chống ngầm. Và Ka-28 và Gepard 3.9 sẽ sớm trở thành bô đội săn ngầm mới của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Những hình ảnh về đợt hiệp đồng tác chiến chống ngầm trên đã được Kênh Quốc phòng Việt Nam ghi lại và xuất hiện trong phóng sự về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 thuộc Quân chủng Hải quân. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Theo đó, trong một đợt diễn tập bắn đạn thật trong năm nay bộ đôi vũ khí chống ngầm Việt Nam gồm trực thăng chống ngầm Ka-28 thuộc Lữ đoàn 954 và tàu hộ vệ Petya thuộc Lữ đoàn 171 đã có dịp cùng nhau phô diễn khả năng chống ngầm của mình. Nguồn ảnh: QPVN.
Và theo những hình ảnh có được, Ka-28 của Lữ đoàn 954 đã triển khai ít nhất 2 hai phao định vị thủy âm (có thể là loại RGB-NM-1) hỗ trợ cho tàu Petya xác định và tiêu diệt “tàu ngầm” đối phương bên dưới mặt nước bằng ngư lôi SET-40UE, vũ khí chống ngầm chính trên các tàu Petya. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh một pha phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE từ tàu hộ vệ Petya mang số hiệu “13” của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Còn nguồn gốc của Ka-28 hay Petya, chúng đều là các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất trước đây. Riêng các tàu Petya của Hải quân Việt Nam là do Liên Xô viện trợ với biên đội 5 tàu hộ vệ Petya thuộc Project 159 gồm 3 chiếc Petya II và 2 chiếc Petya III trong đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: QPVN.
Về thiết kế cơ bản các tàu hộ vệ Petya của Việt Nam có lượng giãn nước tối đa 1.150 tấn, dài 81,8 m, rộng 9,2 m, mớn nước 2,9 m và có thủy thủ đoàn 90 người. Trong đầu những năm 1980, tàu hộ vệ Petya là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Hệ thống động lực trên các tàu Petya được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất. Nguồn ảnh: QPVN.
Hệ thống vũ khí của các tàu Petya Việt Nam gồm 2 hải pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước SET-53M (trên Petya III).. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Còn Ka-28, đây là biến thể xuất khẩu của mẫu trực thăng chống ngầm Ka-27PS nổi tiếng do Liên Xô chế tạo. Nó có kíp lái từ 2 – 3 người, với chiều dài cơ sở 11,3 m, đường kính cánh quạt 2 x 15,8 m, cao 5,5 m; trọng lượng rỗng 6.500 kg, có tải 11.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.000 kg. Nguồn ảnh: Soha.
Mẫu trực thăng săn ngầm này được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117V công suất 1.660 kW (2.230 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay chuyển sân 980 km, trần bay 5.000 m. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.
Sức tải của Ka-28 lên tới 4.000 kg vũ khí treo bên ngoài gồm bom chìm, ngư lôi và rocket chống ngầm. Khí tài đặc chủng của Ka-28 là sonar dạng nhúng VGS-3 cùng phao định vị thủy âm các dòng RGB-NM. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Bên cạnh Ka-28 và Petya, trong tương lai gần năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta hoàn tất việc đưa vào trang bị cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai có khả năng chống ngầm. Và Ka-28 và Gepard 3.9 sẽ sớm trở thành bô đội săn ngầm mới của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.