Quân đội Mỹ đang dành thời gian nhiều hơn vào công tác huấn luyện ở Bắc Cực. “Chúng tôi đã thực sự dành thời gian và công sức cho việc này”, Trung tướng James Slife - Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của Không quân Mỹ nói đến nỗ lực cải thiện hoạt động ở Bắc Cực trong vài năm qua.Trong một cuộc tập trận ở Alaska vào tháng 1-2020, các phi công của Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt đã thực hành thiết lập trạm tiếp nhiên liệu cho máy bay phía sau phòng tuyến đối phương trong điều kiện thời tiết cực lạnh. Đây là cuộc tập trận đầu tiên như vậy với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F22.Trung tướng James Slife cho biết, đơn vị của ông đang lên kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch viễn chinh ở Bắc Cực. “Đầu tiên là chúng tôi phải thay đổi một số quy trình bảo dưỡng máy bay để đảm bảo rằng có đủ không khí trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt đó”, ông Slife nói.Không quân Mỹ đã đầu tư vào quần áo bảo hộ cho cả phi hành đoàn và nhân viên hỗ trợ mặt đất.Xe trượt tuyết là vật “bất ly thân” của lính Mỹ khi những chiếc V-22 hạ cánh ở những nơi phủ đầy tuyết. Để hỗ trợ phi công còn thiếu kinh nghiệm, không quân Mỹ đã đưa vào một số phụ kiện cải tiến để chiếc xe trượt tuyết có thể đưa vào – lấy ra khỏi cabin một cách dễ dàng.Vĩ độ cao cũng đặt ra những thách thức riêng cho thông tin liên lạc, ảnh hưởng đến cả máy bay và tàu chiến. Trung tướng James Slife cho biết, Bộ Tư lệnh của ông đã đầu tư vào “công nghệ để tăng cường giao tiếp đáng tin cậy” ở nơi hoang vu của thế giới.Lực lượng Không quân Mỹ chiếm tới 80% nguồn lực của Lầu Năm góc tại Bắc Cực, bao gồm 2 căn cứ không quân lớn ở Alaska. Những căn cứ này sẽ sớm tập trung nhiều nhất các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ.Ngoài giá trị chiến lược, các căn cứ ở Alaska còn là nơi có chương trình đào tạo độc đáo. Căn cứ Không quân Eielson có Trường sinh tồn Bắc Cực, trong 60 năm đã đào tạo chương trình cho các phi công sống sót đủ lâu để được giải cứu.Trong khi đó, thủy thủ đoàn của tàu khu trục USS Thomas Hudner của Hải quân Mỹ và Canada cũng đã tham gia huấn luyện trong chiến dịch Nanook ở Bắc Cực, kết thúc vào cuối tháng 8/2020.Các tàu ngầm của Hải quân Mỹ từ lâu đã hoạt động ở Bắc Cực, nổi tiếng với các cuộc tập trận mang tên ICEX. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua các tàu mặt nước của Hải quân đã mạo hiểm đi lên Bắc Cực.“Hạm đội tàu mặt nước của Mỹ đã vắng bóng ở Bắc Cực trong một thời gian dài, và chỉ trong 2 năm gần đây, hạm đội này mới bắt đầu cố gắng giành lại sự hiện diện của mình cả ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực”, giáo sư Rob Huebert, chuyên gia về Bắc Cực tại Đại học Calgary cho biết.“Vì vậy, ở một mức độ nhất định, những gì chúng ta đang thấy là sự tái phát triển của các kỹ năng cũ về cơ bản đã biến mất”, giáo sư Rob Huebert nhận định.Điều đó đòi hỏi sự học hỏi nhanh chóng và một chút ứng biến. Chẳng hạn, khi tàu sân bay USS Harry S. Truman đến Bắc Cực vào năm 2018, thủy thủ đoàn đã mang theo gậy bóng chày để đánh bật băng khỏi bề mặt con tàu.Healy - một tàu phá băng của Mỹ, gần đây đã bị hỏng trong một chuyến đi đến Bắc Cực. Tàu phá băng duy nhất khác của họ là Polar Star đã hơn 40 năm tuổi và đang gặp khó khăn mặc dù được bảo trì liên tục.Lần này, tàu khu trục USS Thomas Hudner cũng chú ý đến nhiều thứ hơn là đồ chống băng tuyết. Vùng biển ngoài khơi phía tây Greenland rất rộng và sâu, nhưng theo ông Brett Litchfield, sĩ quan chỉ huy của tàu Hudner, khó khăn nhất là thiếu bản đồ kỹ thuật số trong hệ thống quản lý hành trình của mình.Đó không phải là thách thức duy nhất. Ngay khi đi qua eo biển Bering vào vùng biển của Bắc Băng Dương, cơ sở hạ tầng của con người là rất hiếm. Binh sĩ Canada có câu: “Tác chiến ở Afghanistan còn dễ dàng hơn nhiều so với Bắc Cực, vì ít nhất ở Afghanistan, anh còn gặp căn cứ của người khác”.Đối với binh sĩ Mỹ, các kỹ năng dành riêng cho môi trường Bắc Cực sẽ ngày càng quan trọng khi cuộc cạnh tranh của các nước ở khu vực này ngày càng tăng lên. Hoạt động quân sự, thương mại và dân sự bắt đầu “nhộn nhịp” hơn do biến đổi khí hậu khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn.
Quân đội Mỹ đang dành thời gian nhiều hơn vào công tác huấn luyện ở Bắc Cực. “Chúng tôi đã thực sự dành thời gian và công sức cho việc này”, Trung tướng James Slife - Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của Không quân Mỹ nói đến nỗ lực cải thiện hoạt động ở Bắc Cực trong vài năm qua.
Trong một cuộc tập trận ở Alaska vào tháng 1-2020, các phi công của Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt đã thực hành thiết lập trạm tiếp nhiên liệu cho máy bay phía sau phòng tuyến đối phương trong điều kiện thời tiết cực lạnh. Đây là cuộc tập trận đầu tiên như vậy với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F22.
Trung tướng James Slife cho biết, đơn vị của ông đang lên kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch viễn chinh ở Bắc Cực. “Đầu tiên là chúng tôi phải thay đổi một số quy trình bảo dưỡng máy bay để đảm bảo rằng có đủ không khí trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt đó”, ông Slife nói.
Không quân Mỹ đã đầu tư vào quần áo bảo hộ cho cả phi hành đoàn và nhân viên hỗ trợ mặt đất.
Xe trượt tuyết là vật “bất ly thân” của lính Mỹ khi những chiếc V-22 hạ cánh ở những nơi phủ đầy tuyết. Để hỗ trợ phi công còn thiếu kinh nghiệm, không quân Mỹ đã đưa vào một số phụ kiện cải tiến để chiếc xe trượt tuyết có thể đưa vào – lấy ra khỏi cabin một cách dễ dàng.
Vĩ độ cao cũng đặt ra những thách thức riêng cho thông tin liên lạc, ảnh hưởng đến cả máy bay và tàu chiến. Trung tướng James Slife cho biết, Bộ Tư lệnh của ông đã đầu tư vào “công nghệ để tăng cường giao tiếp đáng tin cậy” ở nơi hoang vu của thế giới.
Lực lượng Không quân Mỹ chiếm tới 80% nguồn lực của Lầu Năm góc tại Bắc Cực, bao gồm 2 căn cứ không quân lớn ở Alaska. Những căn cứ này sẽ sớm tập trung nhiều nhất các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Ngoài giá trị chiến lược, các căn cứ ở Alaska còn là nơi có chương trình đào tạo độc đáo. Căn cứ Không quân Eielson có Trường sinh tồn Bắc Cực, trong 60 năm đã đào tạo chương trình cho các phi công sống sót đủ lâu để được giải cứu.
Trong khi đó, thủy thủ đoàn của tàu khu trục USS Thomas Hudner của Hải quân Mỹ và Canada cũng đã tham gia huấn luyện trong chiến dịch Nanook ở Bắc Cực, kết thúc vào cuối tháng 8/2020.
Các tàu ngầm của Hải quân Mỹ từ lâu đã hoạt động ở Bắc Cực, nổi tiếng với các cuộc tập trận mang tên ICEX. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua các tàu mặt nước của Hải quân đã mạo hiểm đi lên Bắc Cực.
“Hạm đội tàu mặt nước của Mỹ đã vắng bóng ở Bắc Cực trong một thời gian dài, và chỉ trong 2 năm gần đây, hạm đội này mới bắt đầu cố gắng giành lại sự hiện diện của mình cả ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực”, giáo sư Rob Huebert, chuyên gia về Bắc Cực tại Đại học Calgary cho biết.
“Vì vậy, ở một mức độ nhất định, những gì chúng ta đang thấy là sự tái phát triển của các kỹ năng cũ về cơ bản đã biến mất”, giáo sư Rob Huebert nhận định.
Điều đó đòi hỏi sự học hỏi nhanh chóng và một chút ứng biến. Chẳng hạn, khi tàu sân bay USS Harry S. Truman đến Bắc Cực vào năm 2018, thủy thủ đoàn đã mang theo gậy bóng chày để đánh bật băng khỏi bề mặt con tàu.
Healy - một tàu phá băng của Mỹ, gần đây đã bị hỏng trong một chuyến đi đến Bắc Cực. Tàu phá băng duy nhất khác của họ là Polar Star đã hơn 40 năm tuổi và đang gặp khó khăn mặc dù được bảo trì liên tục.
Lần này, tàu khu trục USS Thomas Hudner cũng chú ý đến nhiều thứ hơn là đồ chống băng tuyết. Vùng biển ngoài khơi phía tây Greenland rất rộng và sâu, nhưng theo ông Brett Litchfield, sĩ quan chỉ huy của tàu Hudner, khó khăn nhất là thiếu bản đồ kỹ thuật số trong hệ thống quản lý hành trình của mình.
Đó không phải là thách thức duy nhất. Ngay khi đi qua eo biển Bering vào vùng biển của Bắc Băng Dương, cơ sở hạ tầng của con người là rất hiếm. Binh sĩ Canada có câu: “Tác chiến ở Afghanistan còn dễ dàng hơn nhiều so với Bắc Cực, vì ít nhất ở Afghanistan, anh còn gặp căn cứ của người khác”.
Đối với binh sĩ Mỹ, các kỹ năng dành riêng cho môi trường Bắc Cực sẽ ngày càng quan trọng khi cuộc cạnh tranh của các nước ở khu vực này ngày càng tăng lên. Hoạt động quân sự, thương mại và dân sự bắt đầu “nhộn nhịp” hơn do biến đổi khí hậu khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn.