Bắt đầu được đóng mới từ năm 2005 cho tới nay, ít người biết rằng các tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu của Nhật Bản còn được gọi với một cái tên khác là "Rồng Xanh". Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng trong Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản hiện tại đang được biên chế 8 tàu ngầm lớp Soryu. Trong đó chiếc cũ nhất được đặt lườn đóng mới từ năm 2005, nhập biên năm 2009 còn chiếc mới nhất được đặt lườn năm 2013 và nhập biên năm 2017. Nguồn ảnh: National.Toàn bộ các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật đều được đánh số theo thứ tự từ SS-501 (chiếc cũ nhất) tới SS-508 (chiếc mới nhất). Một điểm thú vị là mỗi tàu Soryu đều được tên theo một loài rồng khác nhau của Nhật Bản, với chiếc Soryu đầu tiên được đặt tên là Sōryū (そうりゅう) nghĩa là "Rồng Xanh". Nguồn ảnh: National.Còn các tàu Soryu được đóng mới sau đó có tên lần lượt là Rồng Mây (Cloud Dragon), Rồng Trắng (White Dragon), Rồng Kiếm (Sword Dragon), Rồng May Mắn (Auspicious Dragon), Rồng Đen (Black Dragon), Rồng Nhân Từ (Benevolent Dragon) và chiếc thứ 8 mới nhất là Rồng Đỏ (Red Dragon). Nguồn ảnh: Naval.Hai chiếc tàu ngầm Soryu tiếp theo của Nhật Bản hiện đang được đóng mới bao gồm Rồng Tinh Khiết (Pure Dragon) và Rồng Bay (Soaring Dragon) lần lượt được đặt lườn vào năm 2013 và năm 2015 hiện đang trong giai đoạn hoàn thành, dự kiến sẽ được nhập biên vào năm 2018 và 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Wiki.Mới đây nhất, ngày 6/11/2017, tàu ngầm SS-510 Soaring Dragon của Nhật Bản đã được hạ thủy. Đây là tàu ngầm lớp Soryu thứ 10 của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Times.Soryu là lớp tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại nhất của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) hiện nay và cũng là hàng tối tân bậc nhất thế giới. Với hệ thống đẩy AIP và công nghệ ngói chống dội âm, tàu ngầm lớp Soryu có tính năng kỹ chiến thuật tương đương thậm chí là vượt trội hơn cả lớp tàu ngầm Kilo của người Nga. Nguồn ảnh: Times.Các tàu ngầm lớp Soryu có lượng giãn nước toàn tải khi nổi là 2.900 tấn, khi lặn là 4.200 tấn, dài 84m, rộng 9,1m, mớn nước 8,5m. Nguồn ảnh: Adver.Soryu được trang bị hai động cơ diesel - điện Kawasaki 12V 25/25 và 4 động cơ Stirling V4-275R cho phép tàu hoạt động với tốc độ đến 20 hải lý/h dưới mặt nước, tầm hoạt động hơn 10.000km. lặn sâu đến 500m. Nguồn ảnh: Military.Tàu ngầm được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép triển khai ngư lôi hạng nặng Type 89 và đặc biệt là tên lửa chống hạm UGM-84C có tầm bắn tới 140-150km. Nguồn ảnh: Times.Trước việc Nhật Bản có thể xuất khẩu các tàu ngầm lớp Soryu ra nước ngoài, nhiều chuyên gia cho rằng lớp tàu ngầm này của Nhật có thể sẽ vượt mặt Kilo của Nga, Type 214 của Đức và Scorpene của Pháp trên thị trường tàu ngầm quốc tế. Nguồn ảnh: Sopt.Với giá chào bán khoảng 500 triệu USD cho mỗi chiếc, đây được coi là một mức giá khá phải chăng với một mẫu tàu ngầm như Soryus. Hiện tại, phía Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đóng mới các tàu ngầm Soryu để đảm bảo số lượng 13 chiếc như đã định cho Lực lượng Phòng vệ Trên Biển của nước này. Nguồn ảnh: Reddit.
Bắt đầu được đóng mới từ năm 2005 cho tới nay, ít người biết rằng các tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu của Nhật Bản còn được gọi với một cái tên khác là "Rồng Xanh". Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng trong Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản hiện tại đang được biên chế 8 tàu ngầm lớp Soryu. Trong đó chiếc cũ nhất được đặt lườn đóng mới từ năm 2005, nhập biên năm 2009 còn chiếc mới nhất được đặt lườn năm 2013 và nhập biên năm 2017. Nguồn ảnh: National.
Toàn bộ các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật đều được đánh số theo thứ tự từ SS-501 (chiếc cũ nhất) tới SS-508 (chiếc mới nhất). Một điểm thú vị là mỗi tàu Soryu đều được tên theo một loài rồng khác nhau của Nhật Bản, với chiếc Soryu đầu tiên được đặt tên là Sōryū (そうりゅう) nghĩa là "Rồng Xanh". Nguồn ảnh: National.
Còn các tàu Soryu được đóng mới sau đó có tên lần lượt là Rồng Mây (Cloud Dragon), Rồng Trắng (White Dragon), Rồng Kiếm (Sword Dragon), Rồng May Mắn (Auspicious Dragon), Rồng Đen (Black Dragon), Rồng Nhân Từ (Benevolent Dragon) và chiếc thứ 8 mới nhất là Rồng Đỏ (Red Dragon). Nguồn ảnh: Naval.
Hai chiếc tàu ngầm Soryu tiếp theo của Nhật Bản hiện đang được đóng mới bao gồm Rồng Tinh Khiết (Pure Dragon) và Rồng Bay (Soaring Dragon) lần lượt được đặt lườn vào năm 2013 và năm 2015 hiện đang trong giai đoạn hoàn thành, dự kiến sẽ được nhập biên vào năm 2018 và 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Wiki.
Mới đây nhất, ngày 6/11/2017, tàu ngầm SS-510 Soaring Dragon của Nhật Bản đã được hạ thủy. Đây là tàu ngầm lớp Soryu thứ 10 của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Times.
Soryu là lớp tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại nhất của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JSDF) hiện nay và cũng là hàng tối tân bậc nhất thế giới. Với hệ thống đẩy AIP và công nghệ ngói chống dội âm, tàu ngầm lớp Soryu có tính năng kỹ chiến thuật tương đương thậm chí là vượt trội hơn cả lớp tàu ngầm Kilo của người Nga. Nguồn ảnh: Times.
Các tàu ngầm lớp Soryu có lượng giãn nước toàn tải khi nổi là 2.900 tấn, khi lặn là 4.200 tấn, dài 84m, rộng 9,1m, mớn nước 8,5m. Nguồn ảnh: Adver.
Soryu được trang bị hai động cơ diesel - điện Kawasaki 12V 25/25 và 4 động cơ Stirling V4-275R cho phép tàu hoạt động với tốc độ đến 20 hải lý/h dưới mặt nước, tầm hoạt động hơn 10.000km. lặn sâu đến 500m. Nguồn ảnh: Military.
Tàu ngầm được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép triển khai ngư lôi hạng nặng Type 89 và đặc biệt là tên lửa chống hạm UGM-84C có tầm bắn tới 140-150km. Nguồn ảnh: Times.
Trước việc Nhật Bản có thể xuất khẩu các tàu ngầm lớp Soryu ra nước ngoài, nhiều chuyên gia cho rằng lớp tàu ngầm này của Nhật có thể sẽ vượt mặt Kilo của Nga, Type 214 của Đức và Scorpene của Pháp trên thị trường tàu ngầm quốc tế. Nguồn ảnh: Sopt.
Với giá chào bán khoảng 500 triệu USD cho mỗi chiếc, đây được coi là một mức giá khá phải chăng với một mẫu tàu ngầm như Soryus. Hiện tại, phía Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đóng mới các tàu ngầm Soryu để đảm bảo số lượng 13 chiếc như đã định cho Lực lượng Phòng vệ Trên Biển của nước này. Nguồn ảnh: Reddit.