Cách Nga dùng UAV đối phó với hệ thống phòng không NASAMS

Google News

Nga đang sử dụng các UAV làm mồi nhử để không chỉ khiến Ukraine lãng phí các tên lửa đắt đỏ để tiêu diệt các UAV cảm tử chi phí thấp mà còn để truy tìm nơi đặt các hệ thống phòng không hiện đại của Kiev.

Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS do Mỹ sản xuất đã được cung cấp cho Ukraine như một phần trong gói hỗ trợ quân sự của Washington cho Kiev nhằm bảo vệ các cơ sở quân sự trước các cuộc tấn công UAV. Dù vậy, các chuyên gia quân sự nhận định với Tass rằng, hệ thống NASAMS của Ukraine có lẽ đang lãng phí các tên lửa đắt tiền vào các UAV cảm tử chi phí thấp, từ đó làm giảm khả năng tự vệ của quân đội Ukraine trước các cuộc tấn công bằng những phương tiện giá trị cao hơn như trực thăng và máy bay chiến đấu.

Cach Nga dung UAV doi pho voi he thong phong khong NASAMS

Hệ thống phòng không NASAMS. Ảnh: Raytheon

Ngày 26/10, CEO của tập đoàn Raytheon Technologies (nhà sản xuất NASAMS) thông báo đã cung cấp 2 hệ thống NASAMS đầu tiên cho Kiev. Cả hai hệ thống này đều đã được vận chuyển tới Ukraine. Ông John Kirby, điều phối viên trao đổi chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết các nhà chức trách Mỹ có ý định cung cấp 8 hệ thống cho Ukraine.

UAV trở thành mồi nhử để săn tìm và tiêu diệt NASAMS

Hai hệ thống NASAMS sẽ không đủ để Ukraine có thể bảo vệ toàn bộ chiến tuyến của mình. Họ chỉ có thể kiểm soát một khu vực không phận, hoặc một số lượng nhỏ các cơ sở quân sự, hoặc chỉ có thể bảo vệ một vài thành phố của Ukraine - những nơi đặt các các cơ sở quân sự, người đứng đầu Cơ quan Phân tích Quân sự - Chính trị Alexander Mikhailov nhận định.

Chuyên gia quân sự của Tass Viktor Litovkin thì cho rằng, đến nay, các hệ thống NASAMS được cung cấp cho Ukraine thậm chí không thể bảo vệ một khu vực chiến tuyến.

"Điều này chỉ như muối bỏ biển. 2 hệ thống này có thể bảo vệ nhiều nhất là 1 hệ thống HIMARS", chuyên gia này cho hay.

"Theo tôi, nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ một số cơ sở hạ tầng quan trọng có thể là mục tiêu tấn công của các UAV Geran-2", ông Alexey Leonkov, Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva nhận định.

Theo ông Mikhailov, nhiệm vụ chính của hệ thống NASAMS là bảo vệ các cơ sở quân sự của Ukraine khỏi các cuộc tấn công UAV cảm tử hiện đang được Nga sử dụng rộng rãi. Ông chỉ ra rằng, các tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM) hiện đại và đắt đỏ có thể được phóng từ hệ thống NASAMS nhưng việc sử dụng chúng để đối phó với UAV dường như là một điều thiếu thực tế.

"Nên nhớ rằng các tên lửa này khá đắt đỏ Một tên lửa AMRAAM có giá khoảng hơn 1 triệu USD. Việc sử dụng chúng chỉ có ý nghĩa nếu các mục tiêu bị nhắm bắn có giá trị tương xứng", ông Mikhailov cho hay.

Cach Nga dung UAV doi pho voi he thong phong khong NASAMS-Hinh-2

Hé lộ vũ khí Nga có thể khắc chế hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ

VOV.VN - Sau khi Nga tập kích tên lửa ồ ạt vào cơ sở hạ tầng Ukraine ngày 10 và 11/10, Mỹ đã quyết định chuyển giao 8 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến (NASAMS) cho Ukraine. Nhiều báo cáo cho rằng, Kiev có thể nhận được các hệ thống này vào cuối tháng 10.

“Chúng tôi đang sử dụng chiến thuật tấn công UAV hàng loạt trước khi sử dụng tên lửa nhắm vào các cơ sở được chỉ định”, ông Mikhailov nói, đồng thời cho rằng nếu Ukraine sử dụng các tên lửa phòng không trên để tấn công các UAV thì đó sẽ là một sự lãng phí lớn trước khi chúng được sử dụng để tấn công các vũ khí trên không đắt đỏ hơn như trực thăng, máy bay chiến đấu, UAV tấn công...

Chuyên gia Leonkov thì cho rằng các cuộc tấn công UAV đã mang đến cơ hội cho Nga để loại bỏ hệ thống NASAMS. Lực lượng vũ trang Nga hiện đang có hướng tiếp cận mới khi tìm cách loại bỏ các hệ thống phòng không của đối thủ bằng UAV.

“Với chiến thuật này, trên thực tế, các UAV sẽ trở thành mồi nhử. Khoảnh khắc hệ thống phòng không phản ứng và khai hỏa, radar của chúng tôi sẽ phát hiện ra nó. Sau đó, các phương tiện phản công sẽ được lựa chọn để phá hủy hệ thống của đối phương", ông Leonkov giải thích.

Chuyên gia Mikhailov cũng chỉ ra một điểm yếu khác trong hệ thống NASAMS do Mỹ sản xuất, đó là thời gian di chuyển hệ thống này sau khi khai hỏa.

"Hệ thống NASAMS cần ít nhất 16 phút để triển khai. Khi các bệ phóng phóng tên lửa phòng không, nó cần ít nhất lượng thời gian tương tự, khoảng 15 phút, để thu hồi hệ thống", ông Mikhailov giải thích.

"Điều này sẽ giúp cho hệ thống radar đối kháng của chúng tôi phát huy tác dụng. Cho tới khi bệ phóng được đưa lên phương tiện vận chuyển, chúng tôi có đủ thời gian để tấn công các bệ phóng này hoặc tiến hành một cuộc pháo kích vào vị trí triển khai nó".

Nhìn chung, việc vận chuyển hệ thống NASAMS cho Ukraine có thể được coi là một nỗ lực của Mỹ nhằm thử nghiệm hệ thống này trong điều kiện chiến đấu thực tế", ông Leonkov đánh giá.

"Mỹ đang trong quá trình quyết định liệu hệ thống này có nằm trong hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của họ trong tương lai hay không. Ukraine là một địa điểm thử nghiệm lý tưởng cho việc này", chuyên gia này kết luận./.

Theo Kiều Anh/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)